Tranh chấp “Nàng Thơm Chợ Đào” ở… Mỹ

Gạo Nàng thơm Chợ Đào là sản phẩm nổi tiếng chỉ được trồng ở cánh đồng xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An). Đi đăng ký thương hiệu, dân Mỹ Lệ mới “té ngửa” khi thấy gạo của mình đã có nhãn hiệu tại… Mỹ từ năm 2002. Theo Sở KH-CN tỉnh Long An, gạo Nàng thơm Chợ Đào (NTCĐ) có những đặc trưng về chất lượng mà không có loại gạo nào có được. Hạt gạo chắc, đều, có thể để lâu mà không bị mất mùi, đốm vàng hay sứt vỡ. Hương thơm của gạo NTCĐ tồn tại rất lâu và nông dân có thể ngửi để phân biệt với loại gạo khác. Khi nấu chín, cơm dẻo, vị ngọt dịu thanh tao và không bị ôi thiu sau 12 giờ… Những đặc trưng này chỉ có được khi trồng trên đất Chợ Đào và theo quy trình riêng của người dân. Nhiều nơi đã mua lúa giống NTCĐ ở đây về gieo trồng nhưng chất lượng gạo vẫn không thể cho mùi thơm như gạo NTCĐ “xịn”! Chỉ có hơn 1.000 hộ dân xã Mỹ Lệ trồng NTCĐ trên 541 ha, sản lượng trung bình 1.000 tấn/năm không đủ cung cấp cho người dân Tp.HCM làm… quà biếu chứ chưa nói đến xuất khẩu. UBND tỉnh Long An xác định NTCĐ là tài sản vô giá, cần phải gìn giữ nên đã đề nghị tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong và ngoài nước. Bất ngờ, khi tra cứu dữ liệu của Văn phòng đăng ký nhãn hiệu và sáng chế Mỹ, Cty Sở hữu Công nghiệp (INVESTIP – Bộ KH-CN), đơn vị được ủy thác tư vấn pháp lý tiến hành các thủ tục cần thiết đã phát hiện có một nhãn hiệu trùng xuất xứ và na ná tên đã được cấp cho Cty Cao Nguyên (Oklahoma – Mỹ) từ năm 2002. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy (GĐ chi nhánh INVESTIP tại Tp.HCM) cho biết, nhãn hiệu hàng hóa mà Cty Cao Nguyên được cấp tại Mỹ là “Nàng hương Chợ Đào”, cũng cho sản phẩm gạo thuộc nhóm 30. Nàng hương Chợ Đào được dịch sang tiếng Anh là Miss Smell On Dao Market. Cty Cao Nguyên đã đưa nhãn hiệu đó ra thị trường Mỹ từ năm 1999 và nộp đơn đăng ký bảo hộ năm 2000. Không có tranh chấp, năm 2002, Cty Cao Nguyên đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Phía INVESTIP nhận định đây có thể là việc đánh cắp nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Ông Nguyễn Tấn Vui, chủ nhiệm HTX Mỹ Lệ cho PV biết, Chợ Đào cũng có gạo Nàng Hương nhưng đã không trồng từ nhiều năm nay. Hiện nơi đây chỉ còn hai giống chủ lực là Tài Nguyên Chợ Đào và NTCĐ. Hơn nữa chữ “Thơm” và chữ “Hương” đồng nghĩa nên khả năng đây là kiểu “nhái” khá tinh vi. Với phức tạp đó, gạo NTCĐ “xịn” chỉ có thể được bảo hộ trong nước chứ không thể xuất khẩu. Đáng lo ngại hơn, khi hội nhập, thế giới có sân chơi kinh tế chung, nhãn hiệu NTCĐ có nguy cơ đối diện cuộc chiến thương hiệu mà bài học nhiều nơi cho thấy sự thảm bại thuộc về… kẻ yếu. Trước tình hình trên, Sở KH-CN Long An đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhanh nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ gạo NTCĐ của HTX Mỹ Lệ – đơn vị đại diện cho các hộ dân quản lý sử dụng nhãn hiệu để làm cơ sở tiến hành thủ tục khởi kiện tại Mỹ. Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu NTCĐ cho HTX Mỹ Lệ. Theo Phó Cục trưởng Trần Việt Hùng, do địa phương đề nghị cấp nhanh nên trước mắt Cục cấp theo nhãn hiệu tập thể để bảo hộ trong nước. Còn chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thể cấp ngay bởi một sản phẩm muốn bảo hộ xuất xứ hàng hóa phải cần thêm thời gian để phân tích kiểm nghiệm, chứng minh sản phẩm có đặc trưng phụ thuộc vào thổ nhưỡng. Việc cấp trên chỉ có thể là một trong những yếu tố hậu thuẩn chứ không tạo thành cơ sở pháp lý để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ. Theo INVESTIP, HTX Mỹ Lệ chỉ có cách khởi kiện yêu cầu Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ hủy bỏ giấy chứng nhận của Cty Cao Nguyên như thế mới đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ được. Sở KH-CN Long An đã nhờ INVESTIP liên hệ Văn phòng luật sư tại Mỹ làm đại diện khởi kiện. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, luật sư Mỹ cho rằng phía Việt Nam cần cung cấp thêm nhiều chứng cứ nữa bởi sự phức tạp của luật Mỹ và đòi chi phí thấp nhất cũng… 50.000 USD! Hạt gạo NTCĐ đang trong cảnh tiến thoái lưỡng nan! Đại diện Văn phòng luật sư Mỹ: Hiện nay vẫn có thực tế nhà sản xuất dù được coi là chủ nhãn hiệu nhưng có thể thỏa thuận cho phép nhà nhập khẩu đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ dưới tên của họ. Vì vậy khó có thể xác định loại gạo do Cty Cao Nguyên bán ra có phải là Nàng hương Chợ Đào thật mà họ được ủy quyền nhập khẩu không. Hơn nữa, nhãn hiệu chỉ có vai trò nhất định trong phạm vi từng lãnh thổ. Đã có trường hợp nhãn hiệu có thể nổi tiếng trên lãnh thổ mình nhưng vẫn có thể được đăng ký dưới Cty khác ở Mỹ mà chủ sở hữu nước ngoài không thể kiện được. Luật Mỹ không thiên về xuất xứ mà coi trọng việc sử dụng trước và uy tín rộng rãi của nhãn hiệu. Cty Cao Nguyên nếu chứng minh được họ đã sử dụng lâu dài, được nhiều người biết đến sản phẩm thì phần bất lợi sẽ nghiêng về HTX Mỹ Lệ. Vì vậy rất khó đánh giá khả năng thành công vụ kiện. Theo Báo NNVN

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Tranh chấp “Nàng Thơm Chợ Đào” ở… Mỹ

Gạo Nàng thơm Chợ Đào là sản phẩm nổi tiếng chỉ được trồng ở cánh đồng xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước (Long An). Đi đăng ký thương hiệu, dân Mỹ Lệ mới “té ngửa” khi thấy gạo của mình đã có nhãn hiệu tại… Mỹ từ năm 2002. Theo Sở KH-CN tỉnh Long An, gạo Nàng thơm Chợ Đào (NTCĐ) có những đặc trưng về chất lượng mà không có loại gạo nào có được. Hạt gạo chắc, đều, có thể để lâu mà không bị mất mùi, đốm vàng hay sứt vỡ. Hương thơm của gạo NTCĐ tồn tại rất lâu và nông dân có thể ngửi để phân biệt với loại gạo khác. Khi nấu chín, cơm dẻo, vị ngọt dịu thanh tao và không bị ôi thiu sau 12 giờ… Những đặc trưng này chỉ có được khi trồng trên đất Chợ Đào và theo quy trình riêng của người dân. Nhiều nơi đã mua lúa giống NTCĐ ở đây về gieo trồng nhưng chất lượng gạo vẫn không thể cho mùi thơm như gạo NTCĐ “xịn”! Chỉ có hơn 1.000 hộ dân xã Mỹ Lệ trồng NTCĐ trên 541 ha, sản lượng trung bình 1.000 tấn/năm không đủ cung cấp cho người dân Tp.HCM làm… quà biếu chứ chưa nói đến xuất khẩu. UBND tỉnh Long An xác định NTCĐ là tài sản vô giá, cần phải gìn giữ nên đã đề nghị tiến hành đăng ký nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong và ngoài nước. Bất ngờ, khi tra cứu dữ liệu của Văn phòng đăng ký nhãn hiệu và sáng chế Mỹ, Cty Sở hữu Công nghiệp (INVESTIP – Bộ KH-CN), đơn vị được ủy thác tư vấn pháp lý tiến hành các thủ tục cần thiết đã phát hiện có một nhãn hiệu trùng xuất xứ và na ná tên đã được cấp cho Cty Cao Nguyên (Oklahoma – Mỹ) từ năm 2002. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy (GĐ chi nhánh INVESTIP tại Tp.HCM) cho biết, nhãn hiệu hàng hóa mà Cty Cao Nguyên được cấp tại Mỹ là “Nàng hương Chợ Đào”, cũng cho sản phẩm gạo thuộc nhóm 30. Nàng hương Chợ Đào được dịch sang tiếng Anh là Miss Smell On Dao Market. Cty Cao Nguyên đã đưa nhãn hiệu đó ra thị trường Mỹ từ năm 1999 và nộp đơn đăng ký bảo hộ năm 2000. Không có tranh chấp, năm 2002, Cty Cao Nguyên đã được cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa. Phía INVESTIP nhận định đây có thể là việc đánh cắp nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài. Ông Nguyễn Tấn Vui, chủ nhiệm HTX Mỹ Lệ cho PV biết, Chợ Đào cũng có gạo Nàng Hương nhưng đã không trồng từ nhiều năm nay. Hiện nơi đây chỉ còn hai giống chủ lực là Tài Nguyên Chợ Đào và NTCĐ. Hơn nữa chữ “Thơm” và chữ “Hương” đồng nghĩa nên khả năng đây là kiểu “nhái” khá tinh vi. Với phức tạp đó, gạo NTCĐ “xịn” chỉ có thể được bảo hộ trong nước chứ không thể xuất khẩu. Đáng lo ngại hơn, khi hội nhập, thế giới có sân chơi kinh tế chung, nhãn hiệu NTCĐ có nguy cơ đối diện cuộc chiến thương hiệu mà bài học nhiều nơi cho thấy sự thảm bại thuộc về… kẻ yếu. Trước tình hình trên, Sở KH-CN Long An đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp nhanh nhãn hiệu và tên gọi xuất xứ gạo NTCĐ của HTX Mỹ Lệ – đơn vị đại diện cho các hộ dân quản lý sử dụng nhãn hiệu để làm cơ sở tiến hành thủ tục khởi kiện tại Mỹ. Năm 2005, Cục Sở hữu trí tuệ chỉ cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu NTCĐ cho HTX Mỹ Lệ. Theo Phó Cục trưởng Trần Việt Hùng, do địa phương đề nghị cấp nhanh nên trước mắt Cục cấp theo nhãn hiệu tập thể để bảo hộ trong nước. Còn chứng nhận xuất xứ hàng hóa chưa thể cấp ngay bởi một sản phẩm muốn bảo hộ xuất xứ hàng hóa phải cần thêm thời gian để phân tích kiểm nghiệm, chứng minh sản phẩm có đặc trưng phụ thuộc vào thổ nhưỡng. Việc cấp trên chỉ có thể là một trong những yếu tố hậu thuẩn chứ không tạo thành cơ sở pháp lý để yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ. Theo INVESTIP, HTX Mỹ Lệ chỉ có cách khởi kiện yêu cầu Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ hủy bỏ giấy chứng nhận của Cty Cao Nguyên như thế mới đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ được. Sở KH-CN Long An đã nhờ INVESTIP liên hệ Văn phòng luật sư tại Mỹ làm đại diện khởi kiện. Bà Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết, luật sư Mỹ cho rằng phía Việt Nam cần cung cấp thêm nhiều chứng cứ nữa bởi sự phức tạp của luật Mỹ và đòi chi phí thấp nhất cũng… 50.000 USD! Hạt gạo NTCĐ đang trong cảnh tiến thoái lưỡng nan! Đại diện Văn phòng luật sư Mỹ: Hiện nay vẫn có thực tế nhà sản xuất dù được coi là chủ nhãn hiệu nhưng có thể thỏa thuận cho phép nhà nhập khẩu đăng ký nhãn hiệu ở Mỹ dưới tên của họ. Vì vậy khó có thể xác định loại gạo do Cty Cao Nguyên bán ra có phải là Nàng hương Chợ Đào thật mà họ được ủy quyền nhập khẩu không. Hơn nữa, nhãn hiệu chỉ có vai trò nhất định trong phạm vi từng lãnh thổ. Đã có trường hợp nhãn hiệu có thể nổi tiếng trên lãnh thổ mình nhưng vẫn có thể được đăng ký dưới Cty khác ở Mỹ mà chủ sở hữu nước ngoài không thể kiện được. Luật Mỹ không thiên về xuất xứ mà coi trọng việc sử dụng trước và uy tín rộng rãi của nhãn hiệu. Cty Cao Nguyên nếu chứng minh được họ đã sử dụng lâu dài, được nhiều người biết đến sản phẩm thì phần bất lợi sẽ nghiêng về HTX Mỹ Lệ. Vì vậy rất khó đánh giá khả năng thành công vụ kiện. Theo Báo NNVN
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC