Xuất khẩu nông sản: Thiếu chiến lược, bị ép giá…

Năm 2005, hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, với hơn 8 tỷ USD, trong đó, gạo 1,4 tỷ USD, mặt hàng gỗ và lâm sản chế biến với 1,6 tỷ USD, thủy sản 2,6 tỷ USD, cao su 787 triệu USD, cà phê 730 triệu USD, hạt điều gần 500 triệu USD, hồ tiêu 120 triệu USD… Từ một nước hàng năm phải nhập khẩu lương thực, chỉ hơn một thập niên sau, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới như gạo, hạt điều nhân, cà phê, hồ tiêu… Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh của Thái Lan về gạo, với Ấn Độ về điều nhân, với Brazil về cà phê và không có đối thủ về hồ tiêu. Kỳ công này trước hết là nhờ chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và thành quả lao động của người nông dân (có sự hỗ trợ của nhà khoa học). Tuy nhiên, điều nghịch lý là những con số này chưa tương xứng với vị thế lẽ ra phải có. Giá bán vẫn còn thấp và hầu như bị khách hàng nước ngoài chi phối. Mặt hàng gạo dù có sự cải thiện đáng kể về giá so với Thái Lan, nhất là gạo cấp thấp và trung bình, nhưng giá gạo bình quân vẫn thấp hơn Thái Lan 60 USD/tấn. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu kém giá của các nước vài trăm USD/tấn; mặt hàng cà phê, điều nhân… cũng tương tự. Tất cả đều do vấn đề chất lượng sản phẩm và uy tín DN cũng như thiếu sự liên kết giữa những nhà sản xuất, xuất khẩu. Một vấn đề nóng về xuất khẩu nông sản hiện nay là tình trạng một số DN xuất khẩu gạo “tự nguyện” đua nhau giảm giá xuất khẩu gạo cấp cao (5% tấm) từ 260 USD/tấn xuống 240 USD/tấn, trong khi các DN Thái Lan vẫn ký bán giá cao (300-303 USD/tấn). Lý do, vì gạo chất lượng Việt Nam không ổn định, nhiều khách hàng (Iran, Iraq…) chuyển qua mua gạo Thái Lan. Nóng lòng không xuất được giá cao, không ít DN của ta chấp nhận ký giá thấp hơn. Hậu quả, khách hàng nước ngoài được dịp ép giá. Có khách hàng đã ký hợp đồng yêu cầu giảm 2-4 USD/tấn, thậm chí 10 USD/tấn mới chịu mở L/C, nếu không kéo dài thời gian nhận hàng. Hạt điều của Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Cuối năm 2004, đầu năm 2005, khi giá điều nhân thế giới tăng đột biến, không ít DN lỡ ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài (giá thấp), nên khi giá thế giới tăng mạnh đã “xù” để bán cho khách hàng khác với giá cao hơn. Giờ đây, tình hình ngược lại, giá điều nhân thế giới giảm mạnh, không ít khách hàng nước ngoài có dịp o ép hoặc giở lại bài “xù” và các DN ta phải “ngậm bồ hòn…”. Điều hạn chế lớn nhất của các Hiệp hội là thiếu chiến lược xuất khẩu căn cơ, chủ yếu xuất thô, giá cả bấp bênh nên chưa thể nói đến sự ổn định và nâng cao vị thế. Các DN chưa có mạng lưới phân phối, phần lớn phải mua bán qua trung gian, dẫn đến rủi ro về chất lượng và giá. Các DN không liên kết, lại giành khách hàng lẫn nhau. Việc xuất khẩu nông sản thô luôn đối diện với giá cả thất thường, nếu các DN không cập nhật thông tin để điều chỉnh và có sách lược cho từng giai đoạn sẽ khiến việc xuất khẩu thêm khó khăn. Theo báo SGGP số 10323 ra ngày 22.03.2006

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Xuất khẩu nông sản: Thiếu chiến lược, bị ép giá…

Năm 2005, hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu chiếm gần 25% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, với hơn 8 tỷ USD, trong đó, gạo 1,4 tỷ USD, mặt hàng gỗ và lâm sản chế biến với 1,6 tỷ USD, thủy sản 2,6 tỷ USD, cao su 787 triệu USD, cà phê 730 triệu USD, hạt điều gần 500 triệu USD, hồ tiêu 120 triệu USD… Từ một nước hàng năm phải nhập khẩu lương thực, chỉ hơn một thập niên sau, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới như gạo, hạt điều nhân, cà phê, hồ tiêu… Việt Nam trở thành đối thủ cạnh tranh của Thái Lan về gạo, với Ấn Độ về điều nhân, với Brazil về cà phê và không có đối thủ về hồ tiêu. Kỳ công này trước hết là nhờ chủ trương đúng của Đảng, Nhà nước và thành quả lao động của người nông dân (có sự hỗ trợ của nhà khoa học). Tuy nhiên, điều nghịch lý là những con số này chưa tương xứng với vị thế lẽ ra phải có. Giá bán vẫn còn thấp và hầu như bị khách hàng nước ngoài chi phối. Mặt hàng gạo dù có sự cải thiện đáng kể về giá so với Thái Lan, nhất là gạo cấp thấp và trung bình, nhưng giá gạo bình quân vẫn thấp hơn Thái Lan 60 USD/tấn. Hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu kém giá của các nước vài trăm USD/tấn; mặt hàng cà phê, điều nhân… cũng tương tự. Tất cả đều do vấn đề chất lượng sản phẩm và uy tín DN cũng như thiếu sự liên kết giữa những nhà sản xuất, xuất khẩu. Một vấn đề nóng về xuất khẩu nông sản hiện nay là tình trạng một số DN xuất khẩu gạo “tự nguyện” đua nhau giảm giá xuất khẩu gạo cấp cao (5% tấm) từ 260 USD/tấn xuống 240 USD/tấn, trong khi các DN Thái Lan vẫn ký bán giá cao (300-303 USD/tấn). Lý do, vì gạo chất lượng Việt Nam không ổn định, nhiều khách hàng (Iran, Iraq…) chuyển qua mua gạo Thái Lan. Nóng lòng không xuất được giá cao, không ít DN của ta chấp nhận ký giá thấp hơn. Hậu quả, khách hàng nước ngoài được dịp ép giá. Có khách hàng đã ký hợp đồng yêu cầu giảm 2-4 USD/tấn, thậm chí 10 USD/tấn mới chịu mở L/C, nếu không kéo dài thời gian nhận hàng. Hạt điều của Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn. Cuối năm 2004, đầu năm 2005, khi giá điều nhân thế giới tăng đột biến, không ít DN lỡ ký hợp đồng với khách hàng nước ngoài (giá thấp), nên khi giá thế giới tăng mạnh đã “xù” để bán cho khách hàng khác với giá cao hơn. Giờ đây, tình hình ngược lại, giá điều nhân thế giới giảm mạnh, không ít khách hàng nước ngoài có dịp o ép hoặc giở lại bài “xù” và các DN ta phải “ngậm bồ hòn…”. Điều hạn chế lớn nhất của các Hiệp hội là thiếu chiến lược xuất khẩu căn cơ, chủ yếu xuất thô, giá cả bấp bênh nên chưa thể nói đến sự ổn định và nâng cao vị thế. Các DN chưa có mạng lưới phân phối, phần lớn phải mua bán qua trung gian, dẫn đến rủi ro về chất lượng và giá. Các DN không liên kết, lại giành khách hàng lẫn nhau. Việc xuất khẩu nông sản thô luôn đối diện với giá cả thất thường, nếu các DN không cập nhật thông tin để điều chỉnh và có sách lược cho từng giai đoạn sẽ khiến việc xuất khẩu thêm khó khăn. Theo báo SGGP số 10323 ra ngày 22.03.2006
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC