Trong 5 năm trở lại đây, trên đồng ruộng ở khu vực phía Nam (từ Bình Thuận trở vào) thấy xuất hiện một đối tượng gây hại mới trên cây lúa, ở cả vụ hè thu và đông xuân, vời mức độ ngày gia tăng, đó là loại sâu phao đục bẹ.
Các kết quả điều tra cho thấy, sâu phao đục bẹ hại lúa thuộc bộ phận cánh vảy, chưa xác định được tên khoa học. Bướm có kích thước và màu sắc gần giống sâu cuốn lá nhỏ, khi đậu hay chổng ngược đầu xuống đất, ở mặt dưới lá. Sâu non có màu trắng sáp, mập mạp, có lông tơ, dài khoảng 20mm. chúng ăn mất phần bìa phiến lá lúa lam nham, dùng tơ kết hai mảnh lá ghép lại tạo thành phao cư trú. Sâu non thò đầu ra khỏi phao, đục thủng bẹ xuyên qua thân cây lúa, rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng gây hại của sâu đục thân trên lúa. Trường hợp bị hại nặng, thân lúa bị thủng nhiều lỗ, gốc bị thối, úng nước, mềm nhũn, ruộng lúa bị chết thành từng vạt lớn. Sâu có khả năng gây hại nặng khi điều kiện đồng ruộng thường xuyên bị ngập nước ở đầu vụ. Nông dân thường gọi là sâu phao đục bẹ mới. Loại sâu này có tập quán sinh hoạt giống với sâu phao hại lúa trước đây nhưng cách gây hại thì không giống sâu đục thân lúa. Vòng đời của chúng 30-40 ngày, mỗi bướm cái đẻ trung bình 30-50 trứng trên lá. Sâu non có 5 tuổi, trung bình 18-25 ngày. Nhộng 6-7 ngày, ở ngay trong phao và được ghim chặt một đầu vào gốc lúa.
Cũng giống như sâu phao thường Nymphula depunctalis, sâu phao đục bẹ mới phát triển mạnh trong điều kiện ngập nước, nơi trũng giữa ruộng, từ sau khi gieo sạ 10-15 ngày đến giai đoạn tượng khối sơ khởi, nơi sạ dày, bón thừa phân đạm. Cây lúa bị hại sẽ kém phát triển, đọt bị vàng, không nảy chồi để đền bù kịp giai đoạn sinh trưởng, ruộng càng ngập sâu thì thiệt hại càng lớn. Vụ hè thu thường thiệt hại nặng hơn vụ đông xuân. Cây lúa dễ chết không hồi phục được, làm mất năng suất.
Bên cạnh ký chủ chính là cây lúa, sâu phao đục bẹ còn sống trên lúa chết, cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng, cỏ cú, lúa cỏ… Trên ruộng lúa cũng rất nhiều loại thiên địch tấn công ấu trùng sâu phao đục bẹ như: dế, muồm muỗm, bọ rùa, nhện, chuồn chuồn, ong ký sinh…
Để có thể phòng trị loài sâu này trong vụ đông xuân hiện nay, bà con cần lưu ý các biện pháp sau:
Thăm đồng thường xuyên khi thấy buớm rộ, sau một tuần sẽ có sâu non nở ra.
Không nên để mực nước quá cao, vì sâu phao dễ lây lan theo nước, chỉ khống chế mực nước khoảng 10-15cm trên ruộng.
Không sạ quá dày hoặc bón thừa phân đạm.
Nên áp dụng biện pháp 3 giảm 3 tăng.
Áp dụng thuốc hóa học khi thấy triệu chứng trên bẹ lúa, cần rút nước cạn, phun thuốc xong vài ngày mới cho nước từ từ vào ruộng.
Sử dụng các loại thuốc như: BrighTin 1,8EC, Tập kỳ 1,8EC với nồng độ 5cc/ bình phun 8-10 lít nước; Kinalux 25EC, Methink 25EC với nồng độ 10-15cc/ bình 80-10 lít; Regent 800WG với nồng độ 1g/ bình phun 8-10 lít nước; ngoài ra có thể sử dụng các loại thuốc như: Carbo San 25EC, Pace 75SP, Vibasu 40ND, Basudin 40ND, Peran 20EC… theo chỉ dẫn trên bao bì. Cần đảm bảo đủ lượng nước phun, trung bình 4-5 bình phun/ công (1.000m2).
(Theo Báo NNVN)
Các tin khác
- Trái cây Việt Nam đi Singapore
- Rệp sáp bùng phát trên cây cà phê
- Cây ca cao hướng đến mục tiêu 20.000 ha
- Câu chuyện quản lý: Hãy trồng mía đi rồi… chặt bỏ!
- Tranh chấp “Nàng Thơm Chợ Đào” ở… Mỹ
- Giới hạn về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê nhân nhập vào Mỹ và quy định mới của EU về gi
- Xuất khẩu nông sản: Thiếu chiến lược, bị ép giá…
- Hơn 200 nghìn ha lúa ở các tỉnh phía nam nhiễm sâu, bệnh
- Diễn biến thị trường lúa, gạo: Nông dân “ôm hàng” chờ tăng giá
- Trồng mía dưới… vuông tôm
Bảng giá nông sản
Hạt mắc ca | 70.000 |
Ca cao | 180.000 |
Cao su | 148.000 |
Gạo IR 504 | 12.500 |
Cà phê | 125.600 |
Bơ sáp | 25.000 |
Sầu riêng Ri đẹp | 65.000 |
Điều | 40.000 |
Hồ tiêu | 119.000 |
Hỏi đáp
Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.
Tỷ giá Ngoại tệ