Năm 2004 là năm mà dịch rệp sáp phá hoại cà phê bùng phát và hoành hành dữ dội trên diện rộng, có nơi năng suất giảm đến 60-70%.
Theo thống kê chưa đầy đủ thì hiện nay ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk như Krông Búk, Krông Năng, Ea Kar, CưM’gar, Krông Ana… đã có trên 50% diện tích cà phê đã xuất hiện rệp sáp. Rệp sáp là loại bệnh nghiêm trọng trên cây cà phê, thường xuất hiện vào lúc giao thời giữa mùa nắng và mùa mưa. Rệp sáp thường sống trên các chùm quả cà phê non, ở đó chúng tiết ra một loại chất nhờn làm cho các chùm quả này còi cọc, khô dần, cành khô héo và tới một lúc nào đó nếu không nhanh chóng điều trị thì cây cà phê sẽ bị chết. Rệp sáp có thể làm cho năng suất cà phê giảm tới 40-60%.
Một số nông dân trồng cà phê cho biết, hiện tại trên nhiều diện tích cà phê của gia đình họ đã bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của rệp sáp, từ khi xuất hiện đến khi bùng phát dịch chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, thậm chí nếu gặp lúc thời tiết thuận lợi thì rệp sáp có chỉ trong vài ba ngày là đã lan ra rất nhiều diện tích, trở thành tai họa lớn đối với người trồng cà phê ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. Điều đáng nói ở đây là khi phát hiện rệp sáp, người dân đã tiến hành phun thuốc phòng trừ, nhưng vì không am hiểu về công dụng của các loại thuốc cũng như kỹ thuật bơm, phun nên người dân đã phải tốn rất nhiều tiền của trong việc phòng trừ rệp sáp, ngặt nổi đã tốn tiền lại không diệt được rệp sáp mà còn làm cho chùng nhờn thuốc. Nhiều người dân khi thấy phun thuốc không hiệu quả thì quay sang dùng các biện pháp khác như rắc vôi bột lên cây, thậm chí còn dùng dầu lửa, nước thuốc lào, xà phòng… để diệt rệp. Đây là một việc làm hết sức nguy hiểm, không những không hạn chế được sự phát triển của rệp mà còn làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Hiện tại, một số công ty sản xuất cà phê trên địa bàn Đắk Lắk đã bắt đầu tiến hành ngăn chặn nạn dịch nguy hiểm này, đơn cử như công ty Cà phê 49 có hơn 1.000 ha cà phê thì đã có hơn 14% diện tích đã bị rệp sáp phá hoại. Để ngăn ngừa sự lây lan của rệp sáp, công ty này đã phối hợp với công ty Syngenta mời các nhà khoa học về tập huấn phương pháp phòng trừ rệp sáp trên cây cà phê nhằm giúp công nhân nắm được những kiến thức cơ bản trong việc phòng trừ rệp sáp.
Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện như công ty Cà phê 49, đặc biệt là những người trồng cà phê ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, thiếu điều kiện tiếp xúc với khoa học kỹ thuật nên họ chính là những người chịu thiệt hại nhiều nhất do nạn dịch rệp sáp hại cà phê gây ra. Theo dự báo, nếu thời tiết còn diễn biến phức tạp như hiện nay và không có biện pháp phòng trừ kịp thời thì nguy cơ bùng phát dịch rệp sáp hại cà phê trên diện rộng là điều không tránh khỏi.
Theo Báo NNVN
Các tin khác
- Cây ca cao hướng đến mục tiêu 20.000 ha
- Câu chuyện quản lý: Hãy trồng mía đi rồi… chặt bỏ!
- Tranh chấp “Nàng Thơm Chợ Đào” ở… Mỹ
- Giới hạn về hàm lượng thuốc trừ sâu trong cà phê nhân nhập vào Mỹ và quy định mới của EU về gi
- Xuất khẩu nông sản: Thiếu chiến lược, bị ép giá…
- Hơn 200 nghìn ha lúa ở các tỉnh phía nam nhiễm sâu, bệnh
- Diễn biến thị trường lúa, gạo: Nông dân “ôm hàng” chờ tăng giá
- Trồng mía dưới… vuông tôm
- Niên vụ cà phê 2005-2006: Khó khăn được báo trước
- Nông dân ồ ạt trồng mì: Lợi trước mắt, họa lâu dài
Bảng giá nông sản
Hạt mắc ca | 70.000 |
Ca cao | 180.000 |
Cao su | 148.000 |
Gạo IR 504 | 12.500 |
Cà phê | 125.600 |
Bơ sáp | 25.000 |
Sầu riêng Ri đẹp | 65.000 |
Điều | 40.000 |
Hồ tiêu | 119.000 |
Hỏi đáp
Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.
Tỷ giá Ngoại tệ