Phát triển trái cây ĐBSCL: Hướng tới sự bền vững

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, tính đến tháng 12 năm 2005, toàn vùng này đã phát triển thêm 22.000ha vườn cây ăn trái do nông dân chuyển đổi từ những cây trồng khác không hiệu quả sang. Vậy là toàn khu vực đã có ngấp nghé 300.000ha vườn cây ăn trái, trong đó có đến 120.000ha trồng cây đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi… tập trung nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… cho thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha/năm. Trúng mùa dội chợ Trái cây VN nói chung và ở ĐBSCL nói riêng cứ vang mãi điệp khúc “trúng mùa thì dội chợ” và nhất là cạnh tranh không nổi với trái cây ngoại do giá thành sản xuất trái cây của ta còn cao quá và giá bán ra thị trường thì cũng không thấp. Tiến sĩ Võ Mai – Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN, cho biết: “Từ trước đến nay, người sản xuất thì cứ sản xuất, không cần biết cái gì cần và bán cho ai. Thấy anh hàng xóm trống bưởi bán có tiền nhiều thì cả xóm cứ đua nhau trồng bưởi, cũng không cần biết là trong tương lai sẽ bán bưởi ở đâu! Đây chính là mặt tồn tại của nhà quản lý bởi họ chưa hướng dẫn nông dân sản xuất dài hơi. Thực tế thì nhiều cán bộ Hội nông dân, cán bộ khuyến nông còn “chạy theo mô hình” của nông dân thì làm sao hướng cho nông dân phát triển sản xuất cây ăn trái bền vững được. Hơn nữa, nhà nông cũng không nên trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, trước tiên phải tự thân tìm hiểu thị trường, đừng chạy theo sản xuất phong trào mà không có đầu ra cho sản phẩm thì khổ lắm. Mặt khác, Nhà nước nên hỗ trợ cho nông dân về mặt tiếp cận thông tin; định hướng cho nông dân sản xuất, nhưng nông dân cũng phải tự chủ trước khi đợi sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo thống kê của ngành chức năng, sản lượng trái cây hằng năm trên toàn vùng đạt hơn 2 triệu tấn, có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến trái cây. Các địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang… nhưng cả vùng chỉ có 3 nhà máy chế biến trái cây ở Tiền Giang, Vĩnh Long và Kiên Giang mà thôi. Tuy nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào nhưng nông dân sản xuất quá manh mún, nên các nhà máy này gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến trái cây. Nếu có thị trường tiêu thụ thì lại là các nước xa xôi như Mỹ, Nhật, EU; thậm chí ở tận Phi Châu… làm tăng chi phí vận chuyển, nên vấn đề tiêu thụ và phát triển gặp nhiều vướng mắc. Vấn đề nữa là trái cây Việt Nam phải đối đầu với các loại trái cây ngoại nhập của Thái Lan, Trung Quốc… nên khó cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Hướng phát triển bền vững Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Châu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam: “Trong chương trình phát triển rau quả; hoa-cây cảnh giai đoạn 1999-2010 mà Chính phủ đề ra, đến năm 2010, cả nước phải đạt diện tích cây ăn quả là 750.000ha, tổng sản lượng 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu phải đạt 350 triệu USD! Diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL cũng đã hình thành được vùng sản xuất cây ăn quả tập trung; vùng sản xuất cây ăn trái đặc sản như bưởi Năm Roi ở Bình Minh – Vĩnh Long, bưởi Phú Hữu – Hậu Giang, xoài cát Hòa Lộc – Tiền Giang… với mục tiêu là nâng diện tích cây ăn trái ở vùng ĐBSCL lên 300.000ha (3,3 triệu tấn) vào năm 2006 và 420.000ha (4,6 triệu tấn) vào năm 2010! Đây là một bài toán khó đối với Việt Nam, vì nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, phân tán. Chất lượng rau quả lại không đồng đều về kích thước, màu sắc và hình dạng và đặc biệt là không an toàn, vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao; sản phẩm không được tươi ngon… Trong khi kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản lạnh…) hầu như chưa được thực hiện tốt, làm thất thoát trái cây sau thu hoạch cao (30%)! Những mặt hạn chế này làm cho trái cây Việt Nam nói chung, cạnh tranh không cao so với trái cây của các nước khác trong khu vực, mặc dù Việt Nam nằm trong khu vực sản xuất trái cây nhiệt đới rất quan trọng. Việc Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã thành lập Liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền (GAP sông Tiền) là một dự án trong chương trình phát triển rau quả; hoa-cây cảnh quốc gia. Liên kết này quy tụ 6 tỉnh thành: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Tp.HCM, bởi đây là khu vực có diện tích trái cây lớn nhất nước. Hiện nay, đầu ra cho trái cây VN rất lớn, đơn đặt hàng nhiều, nhưng đầu vào không có. Đây quả là một thuận lợi cho liên kết và nông dân thích trúng giá, trúng mùa. Hy vọng liên kết này sẽ giúp nông dân bán được giá cao cho sản phẩm mình làm ra!”. Còn GS-TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, phân tích: “Nông dân và doanh nghiệp phải cùng chia sẽ cho nhau trong việc lời lỗ chứ. Đây là sự giải quyết nỗi trăn trở của nông dân về đầu ra cho trái cây nói chung. Nhưng cái khó vẫn là hiện tại nông dân chưa quen tập trung sản phẩm mà thích bán tại các chợ dọc đường. Thiếu đảm bảo trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm do thiếu cơ chế trong ràng buộc hợp đồng bao tiêu. Nên, trái cây vẫn còn trồng manh mún!”. Tìm đầu ra Thực tế, nhiều địa phương cũng nỗ lực trong vấn đề này. Một minh chứng điển hình là ở Đồng Tháp, mặc dù diện tích trái cây của tỉnh này chưa bằng các tỉnh trong khu vực, nhưng địa phương vẫn tập trung lo đầu ra cho sản phẩm trái cây trong vùng. Tỉnh đang thực hiện mô hình xây dựng một chợ đầu mối trái cây rộng 5,2ha tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh và là mô hình đầu tiên trong cả nước. Chợ đầu mối này vừa là nơi mua bán trái cây vừa là nơi bảo quản xử lý trái cây (50.000 tấn/năm) theo công nghệ hiện đại. Tính đến tháng 12-2005, chợ đầu mối này vừa mới hoàn thành giai đoạn 1 (nhà lồng, đường nội thị, hệ thống thoát nước) và chính quyền địa phương đang tiếp tục kêu gọi đầu tư. Có lẽ đây là một trong những giải pháp thiết thực lo đầu ra cho trái cây vùng ĐBSCL. (Báo NTNN số 3 ra ngày 04.01.2006)

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Phát triển trái cây ĐBSCL: Hướng tới sự bền vững

Theo số liệu báo cáo của các tỉnh ĐBSCL, tính đến tháng 12 năm 2005, toàn vùng này đã phát triển thêm 22.000ha vườn cây ăn trái do nông dân chuyển đổi từ những cây trồng khác không hiệu quả sang. Vậy là toàn khu vực đã có ngấp nghé 300.000ha vườn cây ăn trái, trong đó có đến 120.000ha trồng cây đặc sản như xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi… tập trung nhiều ở Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… cho thu nhập bình quân 50 triệu đồng/ha/năm. Trúng mùa dội chợ Trái cây VN nói chung và ở ĐBSCL nói riêng cứ vang mãi điệp khúc “trúng mùa thì dội chợ” và nhất là cạnh tranh không nổi với trái cây ngoại do giá thành sản xuất trái cây của ta còn cao quá và giá bán ra thị trường thì cũng không thấp. Tiến sĩ Võ Mai – Chủ tịch Hiệp hội Trái cây VN, cho biết: “Từ trước đến nay, người sản xuất thì cứ sản xuất, không cần biết cái gì cần và bán cho ai. Thấy anh hàng xóm trống bưởi bán có tiền nhiều thì cả xóm cứ đua nhau trồng bưởi, cũng không cần biết là trong tương lai sẽ bán bưởi ở đâu! Đây chính là mặt tồn tại của nhà quản lý bởi họ chưa hướng dẫn nông dân sản xuất dài hơi. Thực tế thì nhiều cán bộ Hội nông dân, cán bộ khuyến nông còn “chạy theo mô hình” của nông dân thì làm sao hướng cho nông dân phát triển sản xuất cây ăn trái bền vững được. Hơn nữa, nhà nông cũng không nên trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, trước tiên phải tự thân tìm hiểu thị trường, đừng chạy theo sản xuất phong trào mà không có đầu ra cho sản phẩm thì khổ lắm. Mặt khác, Nhà nước nên hỗ trợ cho nông dân về mặt tiếp cận thông tin; định hướng cho nông dân sản xuất, nhưng nông dân cũng phải tự chủ trước khi đợi sự hỗ trợ của Nhà nước. Theo thống kê của ngành chức năng, sản lượng trái cây hằng năm trên toàn vùng đạt hơn 2 triệu tấn, có nhiều tiềm năng phát triển ngành công nghiệp chế biến trái cây. Các địa phương có diện tích trồng cây ăn quả lớn là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Hậu Giang… nhưng cả vùng chỉ có 3 nhà máy chế biến trái cây ở Tiền Giang, Vĩnh Long và Kiên Giang mà thôi. Tuy nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào nhưng nông dân sản xuất quá manh mún, nên các nhà máy này gặp nhiều khó khăn trong thu mua nguyên liệu, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến trái cây. Nếu có thị trường tiêu thụ thì lại là các nước xa xôi như Mỹ, Nhật, EU; thậm chí ở tận Phi Châu… làm tăng chi phí vận chuyển, nên vấn đề tiêu thụ và phát triển gặp nhiều vướng mắc. Vấn đề nữa là trái cây Việt Nam phải đối đầu với các loại trái cây ngoại nhập của Thái Lan, Trung Quốc… nên khó cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Hướng phát triển bền vững Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Minh Châu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam: “Trong chương trình phát triển rau quả; hoa-cây cảnh giai đoạn 1999-2010 mà Chính phủ đề ra, đến năm 2010, cả nước phải đạt diện tích cây ăn quả là 750.000ha, tổng sản lượng 9 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu phải đạt 350 triệu USD! Diện tích cây ăn trái ở ĐBSCL cũng đã hình thành được vùng sản xuất cây ăn quả tập trung; vùng sản xuất cây ăn trái đặc sản như bưởi Năm Roi ở Bình Minh – Vĩnh Long, bưởi Phú Hữu – Hậu Giang, xoài cát Hòa Lộc – Tiền Giang… với mục tiêu là nâng diện tích cây ăn trái ở vùng ĐBSCL lên 300.000ha (3,3 triệu tấn) vào năm 2006 và 420.000ha (4,6 triệu tấn) vào năm 2010! Đây là một bài toán khó đối với Việt Nam, vì nền sản xuất của chúng ta còn manh mún, phân tán. Chất lượng rau quả lại không đồng đều về kích thước, màu sắc và hình dạng và đặc biệt là không an toàn, vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao; sản phẩm không được tươi ngon… Trong khi kỹ thuật thu hoạch và sau thu hoạch (sơ chế, bảo quản lạnh…) hầu như chưa được thực hiện tốt, làm thất thoát trái cây sau thu hoạch cao (30%)! Những mặt hạn chế này làm cho trái cây Việt Nam nói chung, cạnh tranh không cao so với trái cây của các nước khác trong khu vực, mặc dù Việt Nam nằm trong khu vực sản xuất trái cây nhiệt đới rất quan trọng. Việc Hiệp hội Trái cây Việt Nam đã thành lập Liên kết sản xuất và tiêu thụ trái cây an toàn khu vực sông Tiền (GAP sông Tiền) là một dự án trong chương trình phát triển rau quả; hoa-cây cảnh quốc gia. Liên kết này quy tụ 6 tỉnh thành: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Long An và Tp.HCM, bởi đây là khu vực có diện tích trái cây lớn nhất nước. Hiện nay, đầu ra cho trái cây VN rất lớn, đơn đặt hàng nhiều, nhưng đầu vào không có. Đây quả là một thuận lợi cho liên kết và nông dân thích trúng giá, trúng mùa. Hy vọng liên kết này sẽ giúp nông dân bán được giá cao cho sản phẩm mình làm ra!”. Còn GS-TS. Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, phân tích: “Nông dân và doanh nghiệp phải cùng chia sẽ cho nhau trong việc lời lỗ chứ. Đây là sự giải quyết nỗi trăn trở của nông dân về đầu ra cho trái cây nói chung. Nhưng cái khó vẫn là hiện tại nông dân chưa quen tập trung sản phẩm mà thích bán tại các chợ dọc đường. Thiếu đảm bảo trong hợp đồng bao tiêu sản phẩm do thiếu cơ chế trong ràng buộc hợp đồng bao tiêu. Nên, trái cây vẫn còn trồng manh mún!”. Tìm đầu ra Thực tế, nhiều địa phương cũng nỗ lực trong vấn đề này. Một minh chứng điển hình là ở Đồng Tháp, mặc dù diện tích trái cây của tỉnh này chưa bằng các tỉnh trong khu vực, nhưng địa phương vẫn tập trung lo đầu ra cho sản phẩm trái cây trong vùng. Tỉnh đang thực hiện mô hình xây dựng một chợ đầu mối trái cây rộng 5,2ha tại xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh và là mô hình đầu tiên trong cả nước. Chợ đầu mối này vừa là nơi mua bán trái cây vừa là nơi bảo quản xử lý trái cây (50.000 tấn/năm) theo công nghệ hiện đại. Tính đến tháng 12-2005, chợ đầu mối này vừa mới hoàn thành giai đoạn 1 (nhà lồng, đường nội thị, hệ thống thoát nước) và chính quyền địa phương đang tiếp tục kêu gọi đầu tư. Có lẽ đây là một trong những giải pháp thiết thực lo đầu ra cho trái cây vùng ĐBSCL. (Báo NTNN số 3 ra ngày 04.01.2006)

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC