Chế biến trái cây đồng bằng Sông Cửu Long: Thân ai nấy lo, bên nào cũng thiệt

Được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” với diện tích vườn cây ăn trái hơn 250.000 ha, sản lượng hơn 3 triệu tấn/năm, có nhiều loại trái đặc sản nổi tiếng, nhưng lâu nay doanh nghiệp chế biến trái cây và nhà vườn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa gặp nhau. Theo một thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay rau quả tươi nói chung chỉ cung ứng khoảng 20 - 25% công suất thiết kế của các nhà máy chế biến và tỉ lệ rau quả tươi được chế biến chỉ đạt khoảng 10% tổng sản lượng. Tại ĐBSCL, dù sản lượng trái cây dồi dào về số lượng, phong phù về chủng loại nhưng đề cập đến việc thu mua, chế biến trái cây thì doanh nghiệp (DN) luôn than thở không đủ nguyên liệu phục vụ chế biến còn nhà vườn bức xúc ngược lại: Trái cây bán chẳng nhà máy nào thèm mua! Doanh nghiệp: Khó thu mua Theo Công ty Rau quả Long Định ở Tiền Giang (VEGETIGI) – DN chế biến rau quả thuộc loại hàng đầu của ĐBSCL và cả nước – thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến là vấn đề có thật. Mặc dù sản lượng trái cây của ĐBSCL cao, đa dạng chủng loại nhưng vùng sản xuất nguyên liệu không tập trung, khó thu mua với số lượng lớn. Các cán bộ của VEGETIGI cho biết, ĐBSCL có 23.000 ha dứa (khóm), 4.000 ha chôm chôm, 25.000 ha xoài, đều là những mặt hàng chủ lực của nhà máy nhưng muốn thu mua với số lượng lớn, giá cả phù hợp là điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy mà nhiều năm qua, muốn không bị “bể” hợp đồng giao hàng, VEGETIGI phải lên miền Đông Nam Bộ mua chôm chôm nguyên liệu và ra tận miền Trung mua xoài. Một lý do khác: Hiện nay nhà vườn ĐBSCL chỉ chạy theo số lượng chứ không chú ý nâng cao chất lượng. VEGETIGI đưa ra một ví dụ: Nhà máy thu mua ổi yêu cầu chất lượng đạt 10 độ prise (độ đường) thì sản phẩm của nông dân chỉ đạt 8, xoài yêu cầu 15 thì chỉ đạt 10 – 12. Nhà nông: Thừa nguyên liệu Trong khi đó, các nhà khoa học và ngành nông nghiệp lại khẳng định: Không có tình trạng thiếu nguyên liệu, chỉ có điều nhà máy không chịu mua trái cây nguyên liệu của nhà vườn. Ông Phan Nhựt Ái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho rằng: Sự đơn điệu về sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến trái cây là nguyên nhân khiến nhà vườn khó đưa sản phẩm tiếp cận công nghệ chế biến. Ngay ở Vĩnh Long, khi DNTN Hoàng Gia công bố sẽ tham gia chế biến trái cây thì nhà vườn khấp khởi mừng nhưng cuối cùng thất vọng vì DN này chỉ chế biến duy nhất một loại trái cây: bưởi Năm Roi. Thắt chặt mối liên kết 4 nhà Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề liên kết 4 nhà (Nhà nước, DN, nhà khoa học và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã có hiệu lực khá lâu nhưng cho đến nay hiệu quả chưa thực sự cao. Mối liên kết 4 nhà hết sức lỏng lẻo như vậy dẫn đến hệ quả thị trường trái cây ĐBSCL luôn bấp bênh, giá cả trồi sụt thất thường, bị trái cây ngoại tấn công ào ạt. Trong tình hình đó, vai trò của công nghệ chế biến trái cây là hết sức cần thiết để vừa giúp nhà vườn tiêu thụ được sản phẩm vừa nâng cao giá trị cây trái. Nhưng rất tiếc, lâu nay vai trò của các DN chế biến quá mờ nhạt, nếu không muốn nói là “thân ai nấy lo”. Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa cho rằng, song song với quy hoạch lại những vùng chuyên canh cây ăn trái chủ lực có khả năng phục vụ xuất khẩu và chế biến thì các DN cần phải đầu tư đổi mới công nghệ để hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao giá thu mua nguyên liệu cho nhà vườn. Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, đề nghị các tỉnh nên phát triển vùng chuyên canh khóm ở Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An; xoài, chuối và cây có múi ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre… Theo ông Châu, việc xây dựng các vùng sản xuất trái cây hàng hóa tập trung, đủ điều kiện cung ứng nguyên liệu chế biến dồi dào, không hạn chế cho các nhà máy sẽ chấm dứt tình trạng ”kêu” thiếu nguyên liệu do ngại thu mua, vận chuyển khó khăn tốn kém đang tồn tại lâu nay.

(Nguồn: Báo Người Lao Động số 3414, ngày 20-9-2005)

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Chế biến trái cây đồng bằng Sông Cửu Long: Thân ai nấy lo, bên nào cũng thiệt

Được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” với diện tích vườn cây ăn trái hơn 250.000 ha, sản lượng hơn 3 triệu tấn/năm, có nhiều loại trái đặc sản nổi tiếng, nhưng lâu nay doanh nghiệp chế biến trái cây và nhà vườn các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa gặp nhau. Theo một thống kê của Bộ NN&PTNT, hiện nay rau quả tươi nói chung chỉ cung ứng khoảng 20 - 25% công suất thiết kế của các nhà máy chế biến và tỉ lệ rau quả tươi được chế biến chỉ đạt khoảng 10% tổng sản lượng. Tại ĐBSCL, dù sản lượng trái cây dồi dào về số lượng, phong phù về chủng loại nhưng đề cập đến việc thu mua, chế biến trái cây thì doanh nghiệp (DN) luôn than thở không đủ nguyên liệu phục vụ chế biến còn nhà vườn bức xúc ngược lại: Trái cây bán chẳng nhà máy nào thèm mua! Doanh nghiệp: Khó thu mua Theo Công ty Rau quả Long Định ở Tiền Giang (VEGETIGI) – DN chế biến rau quả thuộc loại hàng đầu của ĐBSCL và cả nước – thiếu nguyên liệu phục vụ chế biến là vấn đề có thật. Mặc dù sản lượng trái cây của ĐBSCL cao, đa dạng chủng loại nhưng vùng sản xuất nguyên liệu không tập trung, khó thu mua với số lượng lớn. Các cán bộ của VEGETIGI cho biết, ĐBSCL có 23.000 ha dứa (khóm), 4.000 ha chôm chôm, 25.000 ha xoài, đều là những mặt hàng chủ lực của nhà máy nhưng muốn thu mua với số lượng lớn, giá cả phù hợp là điều hết sức khó khăn. Chính vì vậy mà nhiều năm qua, muốn không bị “bể” hợp đồng giao hàng, VEGETIGI phải lên miền Đông Nam Bộ mua chôm chôm nguyên liệu và ra tận miền Trung mua xoài. Một lý do khác: Hiện nay nhà vườn ĐBSCL chỉ chạy theo số lượng chứ không chú ý nâng cao chất lượng. VEGETIGI đưa ra một ví dụ: Nhà máy thu mua ổi yêu cầu chất lượng đạt 10 độ prise (độ đường) thì sản phẩm của nông dân chỉ đạt 8, xoài yêu cầu 15 thì chỉ đạt 10 – 12. Nhà nông: Thừa nguyên liệu Trong khi đó, các nhà khoa học và ngành nông nghiệp lại khẳng định: Không có tình trạng thiếu nguyên liệu, chỉ có điều nhà máy không chịu mua trái cây nguyên liệu của nhà vườn. Ông Phan Nhựt Ái, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Long, cho rằng: Sự đơn điệu về sản phẩm của các doanh nghiệp chế biến trái cây là nguyên nhân khiến nhà vườn khó đưa sản phẩm tiếp cận công nghệ chế biến. Ngay ở Vĩnh Long, khi DNTN Hoàng Gia công bố sẽ tham gia chế biến trái cây thì nhà vườn khấp khởi mừng nhưng cuối cùng thất vọng vì DN này chỉ chế biến duy nhất một loại trái cây: bưởi Năm Roi. Thắt chặt mối liên kết 4 nhà Quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ về vấn đề liên kết 4 nhà (Nhà nước, DN, nhà khoa học và nhà nông) trong sản xuất và tiêu thụ nông sản đã có hiệu lực khá lâu nhưng cho đến nay hiệu quả chưa thực sự cao. Mối liên kết 4 nhà hết sức lỏng lẻo như vậy dẫn đến hệ quả thị trường trái cây ĐBSCL luôn bấp bênh, giá cả trồi sụt thất thường, bị trái cây ngoại tấn công ào ạt. Trong tình hình đó, vai trò của công nghệ chế biến trái cây là hết sức cần thiết để vừa giúp nhà vườn tiêu thụ được sản phẩm vừa nâng cao giá trị cây trái. Nhưng rất tiếc, lâu nay vai trò của các DN chế biến quá mờ nhạt, nếu không muốn nói là “thân ai nấy lo”. Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa cho rằng, song song với quy hoạch lại những vùng chuyên canh cây ăn trái chủ lực có khả năng phục vụ xuất khẩu và chế biến thì các DN cần phải đầu tư đổi mới công nghệ để hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao giá thu mua nguyên liệu cho nhà vườn. Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam, đề nghị các tỉnh nên phát triển vùng chuyên canh khóm ở Kiên Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An; xoài, chuối và cây có múi ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre… Theo ông Châu, việc xây dựng các vùng sản xuất trái cây hàng hóa tập trung, đủ điều kiện cung ứng nguyên liệu chế biến dồi dào, không hạn chế cho các nhà máy sẽ chấm dứt tình trạng ”kêu” thiếu nguyên liệu do ngại thu mua, vận chuyển khó khăn tốn kém đang tồn tại lâu nay.

(Nguồn: Báo Người Lao Động số 3414, ngày 20-9-2005)
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC