Người dân ChưSê lại khốn đốn vì cây tiêu

(Báo SGGP số 10119 ngày 26-8/2005) Những năm hồ tiêu được giá, nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đổ xô vào trồng tiêu. Chư Sê trở thành vùng trồng tiêu lớn nhất Gia Lai. Rất nhiều gia đình trồng tiêu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhưng, không ít hộ nông dân vừa thoát cảnh đói nghèo, xây được căn nhà mơ ước lại lập tức lâm vào cảnh bần cùng vì hạn hán, vì giá cả sản xuất tăng vọt còn giá tiêu thì rớt thê thảm. Hạn hán và sụt giá Chúng tôi về Ia Blang, một trong những xã chiếm nhiều diện tích hồ tiêu của huyện Chư Sê. Đứng trước một ngôi nhà xây khá khang trang ở thôn 4, phía sau là khu vườn tiêu xơ xác lá, gọi mãi mới thấy một người đàn bà khoảng 60 tuổi, lật đật chạy phía vườn tiêu về, ngơ ngác nhìn khách. Bà bảo: “Tôi cứ tưởng người ngân hàng đến xiết nợ mà hết cả hồn”. Người đàn bà đó là Nguyễn Thị Nương. Năm 1985, gia đình bà Nương từ Vĩnh Hà, TP Huế vào Ia Blang lập nghiệp. Trãi qua bao năm tháng đói khổ, vợ chồng bà lao động cật lực, thắt lưng buộc bụng mới có 1.300 trụ tiêu. Vào những năm cuối thập kỷ 1990, giá tiêu đột ngột tăng cao từ 30.000 đến 70.000 đồng/kg đã giúp ông bà thu được một khoản tiền tương đối lớn. Ước mơ mãi, thế là cũng có ngày ông bà xây được ngôi nhà. Nhưng làm xong nhà cũng hết vốn đầu tư vườn tiêu, ông bà quyết định vay ngân hàng 20 triệu đồng với hy vọng vụ sau bán tiêu trả. Nhưng từ năm 2000 đến nay, giá tiêu mỗi ngày một rẻ, vật tư phân bón cao quá, gia đình bà không đủ sức gánh, vườn tiêu suy kiệt dần, đến nay chỉ còn 500 trụ tiêu. Vụ tiêu 2004 – 2005, hạn hán nghiêm trọng, năng suất giảm trên 40%, gia đình bà chỉ thu được 1,5 tấn tiêu khô. Vì phải bán tiêu tươi với giá 7.000 – 8.000 đồng/kg. Bà than thở: “Hiện nay phân bón tăng gần gấp 1,5 lần năm ngoái trong khi đó giá tiêu lại hạ hơn 7.000 đồng/kg. 20 triệu vay ngân hàng từ năm 1999 cộng lãi suất nay tăng lên 50 triệu đồng. Chắc tôi chỉ còn nước bán nhà để trả nợ”. Ông Mai Xuân Hòa, năm nay 64 tuổi, thôn 4 xã Ia Blang, người gầy đét vì lo lắng, vò đầu bứt tóc, nói: “Bao lần tui định bụng ôm chai thuốc rấy vào vườn tiêu uống một hơi nhưng mụ vợ tui cứ theo dõi cản tui”. Gia đình ông cũng thuộc diện đói nghèo từ quê Vĩnh Hà, Phú Vang (Huế) đi kinh tế mới vào đầu thập kỷ 1980. vợ chồng ông cùng đàn con 7 đứa sống chui rúc trong túp lều, ăn rễ củ lang để vào rừng tìm trụ tiêu. Chắt chiu mãi, đến năm 1999, ông cũng có 1.300 trụ tiêu. Năm 1988 – 1999, giá tiêu cao bất ngờ, vợ chồng ông gom góp được 87 triệu đồng. Vay thêm ngân hàng 50 triệu đồng, ông quyết định xây luôn căn nhà cho thỏa ước mơ. Ông chắc mẩm, với giá cả như vậy, vụ tiêu năm 2000 dư dả trả sòng phẳng. Nhưng “người tính không bằng trời tính”, sâu bệnh, hạn hán hoành hành kéo theo cơn sốt giá cả vật tư phân bón tăng cao, giá sản phẩm đầu ra hạ liên tục đã quật ngã những hộ nông dân nghèo như gia đình ông Hòa. Sau nhiều lần được ngân hàng gia hạn, rồi thời điểm hết hạn cũng tới với khoản tiền 73 triệu đồng. Ông Hòa đang bí bách tận cùng. Ông bảo: “tiêu chết rụi cả rồi, chỉ còn mảnh vườn cà phê 500 cây, rao bán năm ngoái họ trả 48 triệu nhưng rồi họ cũng đi luôn vì sợ hạn hán; năm nay muốn bán không ai mua. Bây giờ mới hiểu, trồng cây gì cũng vậy, cứ làm lấy được, không theo đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới cảnh này”. Giải pháp nào? Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Ngọc Anh, Chủ tịch xã Ia Blang cho biết: xã có 1.600 hộ trồng 465 ha hồ tiêu (chiếm 90% số hộ trong xã), với sản lượng 1.400 tấn/ha/năm. Vụ tiêu năm 2004 – 2005, hạn hán đã làm giảm 40% sản lượng, chỉ còn 800 tấn. Nông dân Ia Blang chịu sức ép mạnh về hạn hán đã đổ một số vốn lớn vào đào giếng, khoan giếng lấy nước tưới cứu vườn cây với hy vọng giá hồ tiêu ổn định bù lại. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu liên tục tăng cao trong khi đó giá tiêu thấp hơn cùng kỳ năm ngoái bình quân trên 7.000 đồng/kg. Đa số hộ nghèo thu hoạch đến đâu bán hết với giá rất thấp. Những gia đình khá giả cất trữ đợi giá nhưng đến tháng 7, nhiều hộ cũng không thể chờ thêm nên đành đem bán với giá thấp, số tiêu khô còn lại trong dân không đáng là bao. Năm 2004, nông dân trong xã vay ngân hàng 18 tỷ đầu tư vào chống hạn, chăm sóc cây tiêu; 6 tháng đầu năm 2005, số dư nợ lên 21 tỷ đồng. Trừ một số hộ có điều kiện, biết tính toán thì trả được nợ ngân hàng, còn lại đã không thoát cảnh lao đao. Mặc dù hầu hết nông dân Ia Blang cũng như các xã khác đã vào Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, được hỗ trợ về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm nhưng không tránh khỏi sức ép của cơ chề thị trường, của thời tiết bất thường. Người trồng tiêu mong mỏi Hiệp hội Hồ tiêu, Nhà nước có chính sách khoan nợ cho người trồng hồ tiêu như đối với người trồng cà phê những năm sụt giá. Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, huyện Chư Sê có trên 3.000ha hồ tiêu, chiếm diện tích lớn nhất tỉnh Gia Lai. Từ tháng 6 năm 2004 đến nay, UBND huyện phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam mời các nhà khoa học, các doanh nghiệp về khảo sát vườn tiêu, giúp Chư Sê xây dựng thương hiệu Hồ tiêu. Đây chính là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược cho vùng chuyên canh cây hồ tiêu Chư Sê. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch 7 tháng đầu năm 2005 rất hạn chế và tình hình giá cả không được cải thiện. Điều này xuất phát từ tình hình sản xuất, thu hoạch và khả năng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước vẫn luôn trong xu hướng sụt giảm do cung vượt cầu. Dự đoán mùa thu hoạch năm 2005 do ảnh hưởng hạn nặng nên sản lượng hồ tiêu có thể giảm từ 30% - 40%. Để làm chủ được thị trường, giúp người nông dân gắn bó với cây tiêu đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến, đầu tư máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Người dân ChưSê lại khốn đốn vì cây tiêu

(Báo SGGP số 10119 ngày 26-8/2005) Những năm hồ tiêu được giá, nông dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đổ xô vào trồng tiêu. Chư Sê trở thành vùng trồng tiêu lớn nhất Gia Lai. Rất nhiều gia đình trồng tiêu có mức thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Nhưng, không ít hộ nông dân vừa thoát cảnh đói nghèo, xây được căn nhà mơ ước lại lập tức lâm vào cảnh bần cùng vì hạn hán, vì giá cả sản xuất tăng vọt còn giá tiêu thì rớt thê thảm. Hạn hán và sụt giá Chúng tôi về Ia Blang, một trong những xã chiếm nhiều diện tích hồ tiêu của huyện Chư Sê. Đứng trước một ngôi nhà xây khá khang trang ở thôn 4, phía sau là khu vườn tiêu xơ xác lá, gọi mãi mới thấy một người đàn bà khoảng 60 tuổi, lật đật chạy phía vườn tiêu về, ngơ ngác nhìn khách. Bà bảo: “Tôi cứ tưởng người ngân hàng đến xiết nợ mà hết cả hồn”. Người đàn bà đó là Nguyễn Thị Nương. Năm 1985, gia đình bà Nương từ Vĩnh Hà, TP Huế vào Ia Blang lập nghiệp. Trãi qua bao năm tháng đói khổ, vợ chồng bà lao động cật lực, thắt lưng buộc bụng mới có 1.300 trụ tiêu. Vào những năm cuối thập kỷ 1990, giá tiêu đột ngột tăng cao từ 30.000 đến 70.000 đồng/kg đã giúp ông bà thu được một khoản tiền tương đối lớn. Ước mơ mãi, thế là cũng có ngày ông bà xây được ngôi nhà. Nhưng làm xong nhà cũng hết vốn đầu tư vườn tiêu, ông bà quyết định vay ngân hàng 20 triệu đồng với hy vọng vụ sau bán tiêu trả. Nhưng từ năm 2000 đến nay, giá tiêu mỗi ngày một rẻ, vật tư phân bón cao quá, gia đình bà không đủ sức gánh, vườn tiêu suy kiệt dần, đến nay chỉ còn 500 trụ tiêu. Vụ tiêu 2004 – 2005, hạn hán nghiêm trọng, năng suất giảm trên 40%, gia đình bà chỉ thu được 1,5 tấn tiêu khô. Vì phải bán tiêu tươi với giá 7.000 – 8.000 đồng/kg. Bà than thở: “Hiện nay phân bón tăng gần gấp 1,5 lần năm ngoái trong khi đó giá tiêu lại hạ hơn 7.000 đồng/kg. 20 triệu vay ngân hàng từ năm 1999 cộng lãi suất nay tăng lên 50 triệu đồng. Chắc tôi chỉ còn nước bán nhà để trả nợ”. Ông Mai Xuân Hòa, năm nay 64 tuổi, thôn 4 xã Ia Blang, người gầy đét vì lo lắng, vò đầu bứt tóc, nói: “Bao lần tui định bụng ôm chai thuốc rấy vào vườn tiêu uống một hơi nhưng mụ vợ tui cứ theo dõi cản tui”. Gia đình ông cũng thuộc diện đói nghèo từ quê Vĩnh Hà, Phú Vang (Huế) đi kinh tế mới vào đầu thập kỷ 1980. vợ chồng ông cùng đàn con 7 đứa sống chui rúc trong túp lều, ăn rễ củ lang để vào rừng tìm trụ tiêu. Chắt chiu mãi, đến năm 1999, ông cũng có 1.300 trụ tiêu. Năm 1988 – 1999, giá tiêu cao bất ngờ, vợ chồng ông gom góp được 87 triệu đồng. Vay thêm ngân hàng 50 triệu đồng, ông quyết định xây luôn căn nhà cho thỏa ước mơ. Ông chắc mẩm, với giá cả như vậy, vụ tiêu năm 2000 dư dả trả sòng phẳng. Nhưng “người tính không bằng trời tính”, sâu bệnh, hạn hán hoành hành kéo theo cơn sốt giá cả vật tư phân bón tăng cao, giá sản phẩm đầu ra hạ liên tục đã quật ngã những hộ nông dân nghèo như gia đình ông Hòa. Sau nhiều lần được ngân hàng gia hạn, rồi thời điểm hết hạn cũng tới với khoản tiền 73 triệu đồng. Ông Hòa đang bí bách tận cùng. Ông bảo: “tiêu chết rụi cả rồi, chỉ còn mảnh vườn cà phê 500 cây, rao bán năm ngoái họ trả 48 triệu nhưng rồi họ cũng đi luôn vì sợ hạn hán; năm nay muốn bán không ai mua. Bây giờ mới hiểu, trồng cây gì cũng vậy, cứ làm lấy được, không theo đúng kỹ thuật sẽ dẫn tới cảnh này”. Giải pháp nào? Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Ngọc Anh, Chủ tịch xã Ia Blang cho biết: xã có 1.600 hộ trồng 465 ha hồ tiêu (chiếm 90% số hộ trong xã), với sản lượng 1.400 tấn/ha/năm. Vụ tiêu năm 2004 – 2005, hạn hán đã làm giảm 40% sản lượng, chỉ còn 800 tấn. Nông dân Ia Blang chịu sức ép mạnh về hạn hán đã đổ một số vốn lớn vào đào giếng, khoan giếng lấy nước tưới cứu vườn cây với hy vọng giá hồ tiêu ổn định bù lại. Nhưng từ đầu năm đến nay, giá phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu liên tục tăng cao trong khi đó giá tiêu thấp hơn cùng kỳ năm ngoái bình quân trên 7.000 đồng/kg. Đa số hộ nghèo thu hoạch đến đâu bán hết với giá rất thấp. Những gia đình khá giả cất trữ đợi giá nhưng đến tháng 7, nhiều hộ cũng không thể chờ thêm nên đành đem bán với giá thấp, số tiêu khô còn lại trong dân không đáng là bao. Năm 2004, nông dân trong xã vay ngân hàng 18 tỷ đầu tư vào chống hạn, chăm sóc cây tiêu; 6 tháng đầu năm 2005, số dư nợ lên 21 tỷ đồng. Trừ một số hộ có điều kiện, biết tính toán thì trả được nợ ngân hàng, còn lại đã không thoát cảnh lao đao. Mặc dù hầu hết nông dân Ia Blang cũng như các xã khác đã vào Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, được hỗ trợ về kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm nhưng không tránh khỏi sức ép của cơ chề thị trường, của thời tiết bất thường. Người trồng tiêu mong mỏi Hiệp hội Hồ tiêu, Nhà nước có chính sách khoan nợ cho người trồng hồ tiêu như đối với người trồng cà phê những năm sụt giá. Ông Nguyễn Dũng, Chủ tịch UBND huyện Chư Sê, Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho biết, huyện Chư Sê có trên 3.000ha hồ tiêu, chiếm diện tích lớn nhất tỉnh Gia Lai. Từ tháng 6 năm 2004 đến nay, UBND huyện phối hợp với Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam mời các nhà khoa học, các doanh nghiệp về khảo sát vườn tiêu, giúp Chư Sê xây dựng thương hiệu Hồ tiêu. Đây chính là giải pháp lâu dài, mang tính chiến lược cho vùng chuyên canh cây hồ tiêu Chư Sê. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch 7 tháng đầu năm 2005 rất hạn chế và tình hình giá cả không được cải thiện. Điều này xuất phát từ tình hình sản xuất, thu hoạch và khả năng xuất khẩu hồ tiêu của cả nước vẫn luôn trong xu hướng sụt giảm do cung vượt cầu. Dự đoán mùa thu hoạch năm 2005 do ảnh hưởng hạn nặng nên sản lượng hồ tiêu có thể giảm từ 30% - 40%. Để làm chủ được thị trường, giúp người nông dân gắn bó với cây tiêu đòi hỏi các nhà sản xuất, chế biến, đầu tư máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản phẩm; đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC