Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, GSTS Bùi Chí Bửu: "Nghề nông không sợ hội nhập"

Thưa viện trưởng, nhiều người cho rằng khi gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh trong thế yếu, thậm chí nhiều rủi ro, Viện trưởng nghĩ sao về vấn đề này? Ba mươi năm qua, nước ta những thành công lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và lấy đó làm tiền đề cho phát triển công nghiệp. Năm 2004, năng suất trung bình cả nước 4,87 tấn/ha – cao nhất khu vực ASEAN, vượt qua luôn Indonesia. Xu thế năng suất lúa nước ta còn gia tăng nữa, vì chênh lệch năng suất vụ đông xuân là 1,6 tấn/ha, hè thu khoảng 1,3 tấn/ha. Trong khi đó chênh lệch trung bình ở Châu Á là 1,1 tấn/ha. Điều đó cho thấy tiềm năng cây lúa nước ta còn lớn hơn nữa. Tôi nghĩ khi nói nông nghiệp hội nhập chỉ có 2 chuyện: Tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ trên cây lúa thực sự không phải là dễ. Bởi phần lớn dân trồng lúa mình rất nghèo. Ai cũng biết sau thu hoạch, nếu sấy lúa thì chất lượng gạo sẽ tốt hơn. Nhưng hiện nay máy sấy cho nhu cầu lúa hè thu thôi thì cũng chỉ mới đạt 15%. Thất thoát sau thu hoạch còn quá lớn, tới 14%. Vụ đông xuân, vụ sản xuất chính trong năm, thời gian thu hoạch đông ken thì công cắt rất thiếu, nhưng máy không nhiều. Trong khi các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan hầu như đã cơ giới hóa toàn bộ khâu sau thu hoạch, thì nước ta đầu tư cho lĩnh này rất ít, rất chậm. Đầu tư trở lại cho NN ở nước ta hằng năm chỉ khoảng 15 – 16% tổng thu ngân sách. Đầu tư cho khoa học NN chỉ khoảng 0,15% tổng chi ngân sách. Trong khi đó mức đầu tư quân bình trong khu vực từ 0,40 – 0,60% tổng chi ngân sách. Nhìn lại đồng bằng mình, thiếu CN, tri thức cũng thiếu, giáo dục của vùng còn thấp kém. Thưa viện trưởng, có ý kiến cho rằng cần phải có công nghệ cao thì nông nghiệp nước ta mới đủ sức cạnh tranh? Nói là nông nghiệp công nghệ cao (NN-CNC) thì tiêu chí xác định là gì? Nông nghiệp các nước, người ta làm ra giá trị khoảng 15.000 – 18.000 USD/ha. Tức là trong diện tích nhỏ làm ra lợi nhuận cao, mà chỉ có công nghệ cao mới làm được như thế. Còn nước mình thì chỉ làm ra trên dưới 1.000 USD/ha. Như vậy, rất khó xác định tiêu chí NN-CNC cho một nước nghèo như ta. Tôi đề xuất nên dùng chữ “Nông nghiệp chất lượng cao”. Bởi vì: Anh có thể bằng bất cứ công nghệ nào không cần biết, nhưng cuối cùng nông phẩm, hàng hóa đạt chất lượng cao thì mới có thể cạnh tranh nổi với người ta. Như lúa tám xoan ở Hải Hậu: Người ta trở lại theo cách cổ truyền (dùng công nghệ thấp) – tức gặt, đập bằng tay, dùng cối xay, cối giả gạo bằng tay… cho hạt gạo giữ mùi thơm đặc trưng “cổ truyền” mà xuất xứ địa lý chỉ ở đó mới tạo được; giá bán rất cao. Nếu đem tám xoan ra nhà máy xay chà thì mùi thơm sẽ biến mất do quá trình tạo nhiệt. Tuy nhiên, làm công nghệ cổ truyền thì sản lượng thấp; nhưng nếu muốn đầu tư làm công nghiệp thì cũng có nhiều cách… Ý của Viện trưởng là các giống địa phương cũng có thể trồng đại trà để có sản lượng lớn, đủ sức cạnh tranh? Có thể hiểu như vậy. Viện lúa ĐBSCL hiện còn lưu giữ rất nhiều giống lúa địa phương, có thể áp dụng trồng cho những vùng sinh thái nhiễm mặn vào mùa khô như Nàng thơm, Móng chim, Nanh chồn. Tôi ước chừng non 100.000 ha lúa đặc sản trồng ở vùng này chuyên cung cấp gạo cho siêu thị trong nước sẽ có hiệu quả cao. Về mặt kỹ thuật canh tác của nông dân hiện thời thì năng suất các giống lúa mùa không thấp hơn 4 tấn/ha, nhưng mức đầu tư ít mà giá trị rất cao. Hiện nay Bộ NN & PTNT cho phép trồng 4 giống đặc sản địa phương, đã có chỉ dẫn xuất xứ địa lý, là: Tám xoan (Hải Hậu), Nanh chồn (Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nàng thơm chợ Đào (Long An), Nang nhen (Tri Tôn An Giang). Còn nhiều giống lúa địa phương không có xuất xứ địa lý mà xưa kia ông bà mình trồng khắp vùng này như: Tráng tép, Tài nguyên, Một bụi, Lùn cẩn… có thể trồng đại trà, thay thế lúa cao sản đông xuân. Tuy nhiên, trong phạm vi hộ – diện tích nhỏ – sao có được diện tích lớn, đồng nhất? Vậy nên phải có cách tổ chức hợp nhất năng lực nào đó để tạo ra vùng chuyên canh lớn. Như xoài Cát Hòa Lộc – ngon hết chỗ chê; nhưng trồng vai trăm hecta là không ăn thua mà phải là vài ngàn, chục ngàn hecta. Điều này liên quan đến quy mô ruộng đất. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị nhấn mạnh đến năng suất lao động trong kinh tế hộ. Kinh tế hộ có vai trò lịch sử rất lớn. 20 năm rồi, nó tạo kích thích sản xuất nông nghiệp rất lớn. Nhưng khi mở rộng như thế này, trước hội nhập hiện nay phải coi lại quan hệ sản xuất còn phù hợp đáp ứng trình độ lực lượng sản xuất mới? Người ta đang thận trọng dè dặt, không ai dám nói thẳng. Quy mô diện tích hộ quá nhỏ, nhưng khi phá vỡ đi thì có gì để cho ông nông dân mất đất có việc làm. Giải quyết cái lý này không đơn giản. Nhưng hiện nay nhiều nông dân lo lắng khi nói chuyện hội nhập, Viện trưởng có thể trấn an họ? Thật ra, tới giờ này ngay trong anh em trí thức, không ít người vẫn chưa hiểu rõ những “giới luật” của WTO chứ đừng nói chi tới nông dân. Thực ra thì vẫn có nguyên tắc “kẻ mạnh” vì các nước ấy đều vì quyền lợi của họ. Nếu không khéo thì mọi người sẽ sợ hãi. Cho nên chúng ta phải “bồi bổ sức khỏe” cho nền kinh tế trước khi bước vào sân chung. Nói nông nghiệp nước ta mạnh trong khu vực là đúng, nhưng phải thấy cái yếu để khắc phục nhanh chóng. Có nước xem nông nghiệp là ngành phải “hy sinh” trước. Như vậy Trung Quốc họ xác định rất rõ “hy sinh NN”, Nhật cũng vậy. Nhật là nước nghiên cứu đậu nành số 1 thế giới, nhưng hằng năm vẫn phải nhập 2 triệu tấn đậu nành từ Mỹ, đổi lại họ bán được xe hơi, hàng điện tử… Mình nhỏ nhưng cũng có thế mạnh của nước nhỏ. Điều quan trọng là chấp nhận hy sinh mặt này để được lợi mặt khác. Nghĩ như vậy sẽ không có gì phải sợ WTO. Cảm ơn Viện trưởng. (Nguồn Báo NNVN số 205 ra ngày 14-10-2005)

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, GSTS Bùi Chí Bửu: "Nghề nông không sợ hội nhập"

Thưa viện trưởng, nhiều người cho rằng khi gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam sẽ cạnh tranh trong thế yếu, thậm chí nhiều rủi ro, Viện trưởng nghĩ sao về vấn đề này? Ba mươi năm qua, nước ta những thành công lớn trong phát triển kinh tế nông nghiệp và lấy đó làm tiền đề cho phát triển công nghiệp. Năm 2004, năng suất trung bình cả nước 4,87 tấn/ha – cao nhất khu vực ASEAN, vượt qua luôn Indonesia. Xu thế năng suất lúa nước ta còn gia tăng nữa, vì chênh lệch năng suất vụ đông xuân là 1,6 tấn/ha, hè thu khoảng 1,3 tấn/ha. Trong khi đó chênh lệch trung bình ở Châu Á là 1,1 tấn/ha. Điều đó cho thấy tiềm năng cây lúa nước ta còn lớn hơn nữa. Tôi nghĩ khi nói nông nghiệp hội nhập chỉ có 2 chuyện: Tăng năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Việc đổi mới công nghệ trên cây lúa thực sự không phải là dễ. Bởi phần lớn dân trồng lúa mình rất nghèo. Ai cũng biết sau thu hoạch, nếu sấy lúa thì chất lượng gạo sẽ tốt hơn. Nhưng hiện nay máy sấy cho nhu cầu lúa hè thu thôi thì cũng chỉ mới đạt 15%. Thất thoát sau thu hoạch còn quá lớn, tới 14%. Vụ đông xuân, vụ sản xuất chính trong năm, thời gian thu hoạch đông ken thì công cắt rất thiếu, nhưng máy không nhiều. Trong khi các nước lân cận như Malaysia, Thái Lan hầu như đã cơ giới hóa toàn bộ khâu sau thu hoạch, thì nước ta đầu tư cho lĩnh này rất ít, rất chậm. Đầu tư trở lại cho NN ở nước ta hằng năm chỉ khoảng 15 – 16% tổng thu ngân sách. Đầu tư cho khoa học NN chỉ khoảng 0,15% tổng chi ngân sách. Trong khi đó mức đầu tư quân bình trong khu vực từ 0,40 – 0,60% tổng chi ngân sách. Nhìn lại đồng bằng mình, thiếu CN, tri thức cũng thiếu, giáo dục của vùng còn thấp kém. Thưa viện trưởng, có ý kiến cho rằng cần phải có công nghệ cao thì nông nghiệp nước ta mới đủ sức cạnh tranh? Nói là nông nghiệp công nghệ cao (NN-CNC) thì tiêu chí xác định là gì? Nông nghiệp các nước, người ta làm ra giá trị khoảng 15.000 – 18.000 USD/ha. Tức là trong diện tích nhỏ làm ra lợi nhuận cao, mà chỉ có công nghệ cao mới làm được như thế. Còn nước mình thì chỉ làm ra trên dưới 1.000 USD/ha. Như vậy, rất khó xác định tiêu chí NN-CNC cho một nước nghèo như ta. Tôi đề xuất nên dùng chữ “Nông nghiệp chất lượng cao”. Bởi vì: Anh có thể bằng bất cứ công nghệ nào không cần biết, nhưng cuối cùng nông phẩm, hàng hóa đạt chất lượng cao thì mới có thể cạnh tranh nổi với người ta. Như lúa tám xoan ở Hải Hậu: Người ta trở lại theo cách cổ truyền (dùng công nghệ thấp) – tức gặt, đập bằng tay, dùng cối xay, cối giả gạo bằng tay… cho hạt gạo giữ mùi thơm đặc trưng “cổ truyền” mà xuất xứ địa lý chỉ ở đó mới tạo được; giá bán rất cao. Nếu đem tám xoan ra nhà máy xay chà thì mùi thơm sẽ biến mất do quá trình tạo nhiệt. Tuy nhiên, làm công nghệ cổ truyền thì sản lượng thấp; nhưng nếu muốn đầu tư làm công nghiệp thì cũng có nhiều cách… Ý của Viện trưởng là các giống địa phương cũng có thể trồng đại trà để có sản lượng lớn, đủ sức cạnh tranh? Có thể hiểu như vậy. Viện lúa ĐBSCL hiện còn lưu giữ rất nhiều giống lúa địa phương, có thể áp dụng trồng cho những vùng sinh thái nhiễm mặn vào mùa khô như Nàng thơm, Móng chim, Nanh chồn. Tôi ước chừng non 100.000 ha lúa đặc sản trồng ở vùng này chuyên cung cấp gạo cho siêu thị trong nước sẽ có hiệu quả cao. Về mặt kỹ thuật canh tác của nông dân hiện thời thì năng suất các giống lúa mùa không thấp hơn 4 tấn/ha, nhưng mức đầu tư ít mà giá trị rất cao. Hiện nay Bộ NN & PTNT cho phép trồng 4 giống đặc sản địa phương, đã có chỉ dẫn xuất xứ địa lý, là: Tám xoan (Hải Hậu), Nanh chồn (Long Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu), Nàng thơm chợ Đào (Long An), Nang nhen (Tri Tôn An Giang). Còn nhiều giống lúa địa phương không có xuất xứ địa lý mà xưa kia ông bà mình trồng khắp vùng này như: Tráng tép, Tài nguyên, Một bụi, Lùn cẩn… có thể trồng đại trà, thay thế lúa cao sản đông xuân. Tuy nhiên, trong phạm vi hộ – diện tích nhỏ – sao có được diện tích lớn, đồng nhất? Vậy nên phải có cách tổ chức hợp nhất năng lực nào đó để tạo ra vùng chuyên canh lớn. Như xoài Cát Hòa Lộc – ngon hết chỗ chê; nhưng trồng vai trăm hecta là không ăn thua mà phải là vài ngàn, chục ngàn hecta. Điều này liên quan đến quy mô ruộng đất. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị nhấn mạnh đến năng suất lao động trong kinh tế hộ. Kinh tế hộ có vai trò lịch sử rất lớn. 20 năm rồi, nó tạo kích thích sản xuất nông nghiệp rất lớn. Nhưng khi mở rộng như thế này, trước hội nhập hiện nay phải coi lại quan hệ sản xuất còn phù hợp đáp ứng trình độ lực lượng sản xuất mới? Người ta đang thận trọng dè dặt, không ai dám nói thẳng. Quy mô diện tích hộ quá nhỏ, nhưng khi phá vỡ đi thì có gì để cho ông nông dân mất đất có việc làm. Giải quyết cái lý này không đơn giản. Nhưng hiện nay nhiều nông dân lo lắng khi nói chuyện hội nhập, Viện trưởng có thể trấn an họ? Thật ra, tới giờ này ngay trong anh em trí thức, không ít người vẫn chưa hiểu rõ những “giới luật” của WTO chứ đừng nói chi tới nông dân. Thực ra thì vẫn có nguyên tắc “kẻ mạnh” vì các nước ấy đều vì quyền lợi của họ. Nếu không khéo thì mọi người sẽ sợ hãi. Cho nên chúng ta phải “bồi bổ sức khỏe” cho nền kinh tế trước khi bước vào sân chung. Nói nông nghiệp nước ta mạnh trong khu vực là đúng, nhưng phải thấy cái yếu để khắc phục nhanh chóng. Có nước xem nông nghiệp là ngành phải “hy sinh” trước. Như vậy Trung Quốc họ xác định rất rõ “hy sinh NN”, Nhật cũng vậy. Nhật là nước nghiên cứu đậu nành số 1 thế giới, nhưng hằng năm vẫn phải nhập 2 triệu tấn đậu nành từ Mỹ, đổi lại họ bán được xe hơi, hàng điện tử… Mình nhỏ nhưng cũng có thế mạnh của nước nhỏ. Điều quan trọng là chấp nhận hy sinh mặt này để được lợi mặt khác. Nghĩ như vậy sẽ không có gì phải sợ WTO. Cảm ơn Viện trưởng. (Nguồn Báo NNVN số 205 ra ngày 14-10-2005)