Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH vùng đất phèn mặn Kiên Giang cho hiệu quả cao.

Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Công ty CP phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện liên tiếp 3 vụ: Hè Thu 2016, Đông Xuân 2016-2017 và Hè Thu 2017 đạt kết quả rất khả quan, giúp nông dân tăng năng suất, thu nhập đáng kể…

Nhờ chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Phân bón Bình Điền) thực hiện mà lượng giống gieo sạ của nông dân giảm từ 150kg/ha xuống còn 80kg/ha; giảm bón thừa phân đạm từ 23-28kg N/ha, giảm tiền thuốc bảo vệ thực vật từ 14-30%, lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 3 – 6 triệu đồng/ha.

Kiên Giang là tỉnh giáp biển, có diện tích sản xuất lúa trên đất phèn mặn rất lớn nhất là ở Gò Quao và Hòn Đất nên mô hình canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu rất cần lắp đặt các hệ thống quan trắc để đưa ra các quyết định hợp lý.

Vụ Hè Thu năm 2019 Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Kiên Giang và Phân bón Bình Điền phối hợp cùng huyện Hòn Đất và Gò Quao thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với BĐKH vụ Hè Thu năm 2019.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 -9/ 2019, xuống giống tập trung từ 08/6/2019 đến 12/6/2019.

- Diện tích 02 cánh đồng: tổng 234,7 ha (Hòn Đất 102 ha, Gò Quao 132,7 ha).

 Vụ Hè thu 2019 thực hiện 47,7 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

- Giống lúa sử dụng: OM 2517 (Gò Quao) và DS 1 (Hòn Đất), cấp xác nhận.

-  Mật độ gieo sạ: 70kg/ha (Hòn Đất) và Gò Quao 120kg/ha.

- Tập huấn kỹ thuật: 4 đợt cho bà con với 400 lượt nông dân tham dự, giúp nông dân nắm được quy trình “Canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn” với các nội dung kỹ thuật chủ yếu làm đất, quy trình bón phân Bình Điền, quản l‎ý nước, phòng trừ sâu bệnh...Đặc biệt là cách sử dụng ứng dụng theo dõi các chỉ tiêu độ mặn, nhiệt độ, pH, mức nước... trên điện thoại thông minh. Trong suốt vụ sản xuất cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, tư vấn cho nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.

Về phân bón và hệ thống trang thiết bị đầu tư

- Phân bón/ha: Khuyến cáo áp dụng công thức Đầu Trâu Mặn Phèn: 50 – 80 kg; Đầu Trâu TE A1: 150 – 170; Đầu Trâu TE A2: 120 - 160 kg tương đương lượng nguyên chất (55 – 67 kg Đạm; 32,8 – 41,4 kg Lân; 36,9 – 47 kg Kali). Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (Internet of Things) để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại mô hình.

Quy trình canh tác áp dụng như sau:

- Cày ải phơi đất 2 tháng, độ sâu cày 15 – 20 cm; Đợi mưa xuống làm đất bằng phẳng, tạo mương rãnh 6m

- Xử lý hạt giống bằng nước muối 15%  trước khi ngâm ủ

- Áp dụng mật độ sạ thưa lượng giống 70 - 120kg/ha.

- Quản lý nước bằng ống cảm biến khô xen kẽ

Chia ra làm 4 lần bón:

- Lót : Đầu Trâu Mặn  Phèn 50 – 80 kg

- Thúc lần 1: 7 – 10 NSS: Đầu Trâu TE-A1: 100 kg,

- Thúc lần 2: 18 – 22 NSS: Đầu Trâu TE-A1: 50 - 70 kg.

- Thúc lần 3 đón đòng: Đầu Trâu TE-A2: 120 - 160 kg.

Quản lý dịch hại

- Áp dụng IPM trong quản lý dịch hại tổng hợp

- Không phun thuốc trừ sâu ăn lá trong 40 ngày đầu sau khi gieo sạ.

- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc

Các chỉ tiêu theo dõi: Tình hình sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, tính toán hiệu quả kinh tế so đối chứng

Kết quả thực hiện:

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa và sự hướng dẫn của các chuyên gia nông nghiệp, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp, đặc biệt là phân chuyên dùng cho vùng đất phèn mặn của Công ty Phân bón Bình Điền nên cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Kết quả cho thấy: Điểm trình diễn áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón lót giúp cho cây lúa phát triển rất tốt ngay từ khi gieo, tạo tiền đề giúp cây lúa phát triển tốt sau này và bón thúc Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2 cân đối, hợp lý cho năng suất cao. Quy trình canh tác lúa thông minh sử dụng mật độ sạ thưa, bón phân cân đối hợp lý, từ đó giúp giảm chi phí, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi nhuận thu được của ruộng trình diễn 17,958,000 đồng/ha cao hơn đối chứng là 5 triệu đồng/ha (đối chứng thu được 12,395,000 đồng/ha).

Kết quả đạt hiệu quả cao hơn là do điểm trình diễn áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH, giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối giảm lượng đạm, quản lý dịch bệnh tổng hợp theo IPM, không phun thuốc trừ sâu 40 ngày sau sạ nhằm bảo vệ thiên địch, ứng dụng hệ thống ống cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng, ứng dụng trên điện thoại di động giúp người nông dân giám sát mực nước canh tác, nhận thông báo đóng mở van để cung cấp nước khi cần thiết, sử dụng Đầu Trâu Mặn Phèn lót kết hợp Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2, bón thúc có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn và mặn cho đất, giảm thất thoát đạm và tăng hiệu quả sử dụng phân lân, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp protein và chuyển hoá chất dinh dưỡng tốt, từ đó làm tăng năng suất.

Kết luận

-Áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH có chi phí thấp hơn so với đối chứng 3,063,000 đồng/ha, giá thành bình quân 2.397 đồng/kg và giảm được 666 đồng/1kg lúa, lợi nhuận thu về cao hơn so với đối chứng 5,563,000 đồng/ha.

- Mô hình này cần nhân rộng ở các địa bàn, nhất là những vùng canh tác khó khăn bị nhiễm phèn mặn. Hơn nữa thường xuyên khuyến cáo nông dân nên sạ thưa với lượng giống từ 70 - 120 kg/ha là tốt, bón phân cân đối hợp lý (sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, Đầu Trâu TE-A1, Đầu Trâu TE-A2), không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày, sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo.

PGS.TS. Mai Thành Phụng

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với BĐKH vùng đất phèn mặn Kiên Giang cho hiệu quả cao.

Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do Công ty CP phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông Quốc gia và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL thực hiện liên tiếp 3 vụ: Hè Thu 2016, Đông Xuân 2016-2017 và Hè Thu 2017 đạt kết quả rất khả quan, giúp nông dân tăng năng suất, thu nhập đáng kể…

Nhờ chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (Phân bón Bình Điền) thực hiện mà lượng giống gieo sạ của nông dân giảm từ 150kg/ha xuống còn 80kg/ha; giảm bón thừa phân đạm từ 23-28kg N/ha, giảm tiền thuốc bảo vệ thực vật từ 14-30%, lợi nhuận cao hơn đối chứng từ 3 – 6 triệu đồng/ha.

Kiên Giang là tỉnh giáp biển, có diện tích sản xuất lúa trên đất phèn mặn rất lớn nhất là ở Gò Quao và Hòn Đất nên mô hình canh tác lúa thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu rất cần lắp đặt các hệ thống quan trắc để đưa ra các quyết định hợp lý.

Vụ Hè Thu năm 2019 Trung tâm Khuyến nông (TTKN) Kiên Giang và Phân bón Bình Điền phối hợp cùng huyện Hòn Đất và Gò Quao thực hiện mô hình canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn thích ứng với BĐKH vụ Hè Thu năm 2019.

- Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 -9/ 2019, xuống giống tập trung từ 08/6/2019 đến 12/6/2019.

- Diện tích 02 cánh đồng: tổng 234,7 ha (Hòn Đất 102 ha, Gò Quao 132,7 ha).

 Vụ Hè thu 2019 thực hiện 47,7 ha với 13 hộ nông dân tham gia.

- Giống lúa sử dụng: OM 2517 (Gò Quao) và DS 1 (Hòn Đất), cấp xác nhận.

-  Mật độ gieo sạ: 70kg/ha (Hòn Đất) và Gò Quao 120kg/ha.

- Tập huấn kỹ thuật: 4 đợt cho bà con với 400 lượt nông dân tham dự, giúp nông dân nắm được quy trình “Canh tác lúa thông minh trên vùng đất phèn mặn” với các nội dung kỹ thuật chủ yếu làm đất, quy trình bón phân Bình Điền, quản l‎ý nước, phòng trừ sâu bệnh...Đặc biệt là cách sử dụng ứng dụng theo dõi các chỉ tiêu độ mặn, nhiệt độ, pH, mức nước... trên điện thoại thông minh. Trong suốt vụ sản xuất cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra, tư vấn cho nông dân thực hiện các biện pháp kỹ thuật theo quy trình.

Về phân bón và hệ thống trang thiết bị đầu tư

- Phân bón/ha: Khuyến cáo áp dụng công thức Đầu Trâu Mặn Phèn: 50 – 80 kg; Đầu Trâu TE A1: 150 – 170; Đầu Trâu TE A2: 120 - 160 kg tương đương lượng nguyên chất (55 – 67 kg Đạm; 32,8 – 41,4 kg Lân; 36,9 – 47 kg Kali). Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây, thiết bị internet của vạn vật (Internet of Things) để quản lý và phân phối nước trong canh tác lúa tại mô hình.

Quy trình canh tác áp dụng như sau:

- Cày ải phơi đất 2 tháng, độ sâu cày 15 – 20 cm; Đợi mưa xuống làm đất bằng phẳng, tạo mương rãnh 6m

- Xử lý hạt giống bằng nước muối 15%  trước khi ngâm ủ

- Áp dụng mật độ sạ thưa lượng giống 70 - 120kg/ha.

- Quản lý nước bằng ống cảm biến khô xen kẽ

Chia ra làm 4 lần bón:

- Lót : Đầu Trâu Mặn  Phèn 50 – 80 kg

- Thúc lần 1: 7 – 10 NSS: Đầu Trâu TE-A1: 100 kg,

- Thúc lần 2: 18 – 22 NSS: Đầu Trâu TE-A1: 50 - 70 kg.

- Thúc lần 3 đón đòng: Đầu Trâu TE-A2: 120 - 160 kg.

Quản lý dịch hại

- Áp dụng IPM trong quản lý dịch hại tổng hợp

- Không phun thuốc trừ sâu ăn lá trong 40 ngày đầu sau khi gieo sạ.

- Áp dụng nguyên tắc 4 đúng khi sử dụng thuốc

Các chỉ tiêu theo dõi: Tình hình sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất, tính toán hiệu quả kinh tế so đối chứng

Kết quả thực hiện:

Nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật trong canh tác lúa và sự hướng dẫn của các chuyên gia nông nghiệp, bón phân cân đối, quản lý dịch hại tổng hợp, đặc biệt là phân chuyên dùng cho vùng đất phèn mặn của Công ty Phân bón Bình Điền nên cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, ít sâu bệnh.

Kết quả cho thấy: Điểm trình diễn áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH sử dụng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón lót giúp cho cây lúa phát triển rất tốt ngay từ khi gieo, tạo tiền đề giúp cây lúa phát triển tốt sau này và bón thúc Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2 cân đối, hợp lý cho năng suất cao. Quy trình canh tác lúa thông minh sử dụng mật độ sạ thưa, bón phân cân đối hợp lý, từ đó giúp giảm chi phí, gia tăng hiệu quả kinh tế, lợi nhuận thu được của ruộng trình diễn 17,958,000 đồng/ha cao hơn đối chứng là 5 triệu đồng/ha (đối chứng thu được 12,395,000 đồng/ha).

Kết quả đạt hiệu quả cao hơn là do điểm trình diễn áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH, giảm lượng giống gieo sạ, bón phân cân đối giảm lượng đạm, quản lý dịch bệnh tổng hợp theo IPM, không phun thuốc trừ sâu 40 ngày sau sạ nhằm bảo vệ thiên địch, ứng dụng hệ thống ống cảm biến canh tác ướt khô xen kẽ giúp giám sát mực nước trên bề mặt ruộng, ứng dụng trên điện thoại di động giúp người nông dân giám sát mực nước canh tác, nhận thông báo đóng mở van để cung cấp nước khi cần thiết, sử dụng Đầu Trâu Mặn Phèn lót kết hợp Đầu Trâu TE A1, Đầu Trâu TE A2, bón thúc có tác dụng khử chua, khử độc, hạ phèn và mặn cho đất, giảm thất thoát đạm và tăng hiệu quả sử dụng phân lân, giúp cây trồng tăng khả năng quang hợp, tổng hợp protein và chuyển hoá chất dinh dưỡng tốt, từ đó làm tăng năng suất.

Kết luận

-Áp dụng quy trình canh tác lúa thông minh ứng phó với BĐKH có chi phí thấp hơn so với đối chứng 3,063,000 đồng/ha, giá thành bình quân 2.397 đồng/kg và giảm được 666 đồng/1kg lúa, lợi nhuận thu về cao hơn so với đối chứng 5,563,000 đồng/ha.

- Mô hình này cần nhân rộng ở các địa bàn, nhất là những vùng canh tác khó khăn bị nhiễm phèn mặn. Hơn nữa thường xuyên khuyến cáo nông dân nên sạ thưa với lượng giống từ 70 - 120 kg/ha là tốt, bón phân cân đối hợp lý (sử dụng phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn, Đầu Trâu TE-A1, Đầu Trâu TE-A2), không phun thuốc trừ sâu sớm trong vòng 40 ngày, sử dụng thuốc BVTV đảm bảo theo nguyên tắc 4 đúng mà ngành nông nghiệp đã khuyến cáo.

PGS.TS. Mai Thành Phụng

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC