BÓN PHÂN NHÃ CHẬM VÀ NHÃ CHẬM CÓ KIỂM SOÁT CÓ LỢI GÌ?
Trước hết ta cần biết phân nhã chậm là gì? – Đó là các loại phân hóa học mà nông dân ta đang sử dụng trong mấy chục năm lại đây như :Ure, phân Lân, Kali cùng với các chủng loại phân NPK khác. Các loại phân này khi chế biến được bọc một lớp hợp chất hữu cơ có độ bền và độ dính cao, thấm nước chậm, chất đó được gọi là các polymer. Trong mấy chục năm qua các loại phân hóa học đã giúp bà con nông dân làm tăng năng suất các loại cây trồng lên rất cao so với những năm chưa có phân hóa học để sử dụng. Chỉ lấy ví dụ về cây lúa, trước năm 1975, năng suất bình quân lúa cả nước chỉ đạt khoảng 2,1 đến 2,2 tấn/ha. Nhưng ngày nay năng suất lúa bình quân cả nước đã đạt con số 5,65 tấn/vụ/ ha ( theo báo cáo của bộ NN và phát triển nông thôn, 2919). Chỉ trong vòng 43 năm, năng suất lúa của nước ta đã tăng lên đến 156,8%. Kết quả này có đóng góp rất quan trọng của phân hóa học
Vậy tại sao ta lại phải dùng phân nhã chậm để bón cho cây trồng? Lý do chính là để có năng suất các loại cây trồng cao bà con đã sử dụng một khối lượng phân vượt quá yêu cầu của các loại cây trồng nên vừa làm lãng phí phân bón, làm tăng chí phí đầu tư, giảm tỷ suất lợi nhuận của các loại sản phẩm mà còn làm hấp dẫn nguồn sâu bệnh đến phá hại do đó phải tăng khối lượng thuốc hóa học sử dụng trên đồng ruộng vừa làm cho sản phẩm không an toàn, vừa làm cho môi trường lại thêm bị ô nhiễm. Vì vậy các nhà khoa học đã tìm mọi phương cách để làm tăng hiệu quả sử dụng phân, đặc biệt là các loại phân đạm, phân lân và phân kali bằng cách bọc chúng bằng các loại polymer như đã nói ở trên để giảm thiểu số phân hóa học dùng trên đồng ruộng.
Vậy cơ chế hoạt đông của phân bón nhã chậm và nhã chậm có kiểm soát có gì khác và giống các loại phân hóa học thông thường?- Phân nhã chậm được bọc thành 1 màng polymer bao quanh hạt phân. Khi bón vào đất, có đủ ẩm, hạt phân hút ẩm từ từ vào bên trong, phân được hút ẩm sẽ tan dần và chui qua màng bọc vào quanh vùng rễ cây. Lúc đó cây được cung cấp chất dinh dưỡng từ từ, nên cây hút đủ phân mà không bị ngộ độc. Do quá trình tan của hạt phâm như vậy mà thời gian rễ cây được cung cấp các chất dinh dưỡng cũng được kéo dài, nên số lượng chất dinh dưỡng bị thất thoát do rửa trôi, chảy tràn hay thẩm lậu được giảm xuống. Trong lúc đó phân hóa học thông thường sau khi bón vào đất nếu đủ độ ẩm thì hạt phân lập tức tan nhanh ra môi trường, nhất là các loại phân chứa đạm. Do tan nhanh như vậy nên mang đến nhiều tác hại: khi cây hút không kịp thì chất dinh dưỡng sẽ bị thất thoát nhiều hơn, nên lúc cây cần lại thiếu chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng đói phân. Cũng có trường hợp do phân tan quá nhanh nên cây bội thực gây ra ngộ độc, có thể làm chết cây. Nguyên lý hạt phân nhã chậm khi bón vào đất là như vậy. Nhưng nếu đất bị khô hạn sau khi bón phân nhã chậm vào thì tốc độ tan của hạt phân sẽ bị chậm lại, cây cũng bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy sử dụng phân nhã chấm đồng thời phải quản lý nước hợp lý để cây sử dụng hạt phân có hiệu quả cao hơn. Với phân nhã chậm có kiểm soát do người sản xuất đã lập trình cẩn thận khi bọc hạt phân, và chia thành loại nhã hết phân sau 3 tháng, sau 6 tháng, sau 9 tháng hay 1 năm để dùng cho các loại cây khác nhau.Người ta khống chế thời gian nhã chậm khác nhau bằng cách sử dụng tỷ lệ các chất polymer để bọc hạt phân. Thường muốn hạt phân nhã chậm hết sớm ( ví dụ sau 3 tháng) thì sử dụng tỷ lệ polymer ít hơn các loại nhã chậm lâu hơn, ví dụ 6 tháng hay 9 tháng chẳng hạn. Về cơ chế cung cấp phân cho rễ cây cũng giống như phân nhã chậm không kiểm soát đã nêu ở trên.
Cách bón phân nhã chậm hay nhã chậm có kiểm soát như thế nào sẽ có hiệu quả cao?-Thông thường người ta không bón cho cây trồng chỉ có loại phân nhã chậm, mà phối trộn theo tỷ lệ giữa phân nhã chậm và phân thông thường (tan nhanh). Ví dụ dùng phân nhã chậm 3 tháng bón cho lúa thì phải phối hợp với phân thông thường tan nhanh để cung cấp dinh dưỡng trong thời kỳ đầu khi phân nhã chậm chưa tan ra môi trường, nếu không thì thới gian đầu cây lúa sẽ thiếu dinh dưỡng.
Xin cho biết kết quả sử dụng phân nhã chậm bón cho cây trồng ở điều kiện Việt nam để tiện việc tham khảo.-Về lĩnh vực này, ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở Trung quốc đã thí nghiệm trên nhiều loại cây và cũng đã mang lại kết quả rất khả quan. Còn ở Việt nam, có một vài công ty cũng đang trên quá trình khảo nghiệm. Riêng công ty Cổ Phần phân bón Bình Điền đang tiến hành thí nghiệm ở diện hẹp,kết quả cũng rất khả quan. Nhưng với khẩu hiệu là bạn đồng hành của nhà nông nên Công ty cần phải tiến hành có thời gian để thí nghiệm thêm ở diện rộng trên một số cây trồng khác nhau, tính toán hơn thiệt cẩn thận mới phổ biến cho nông dân sử dụng. Hiện công ty đang tiếp tục phát triển các chế phẩm cũng làm tăng gía trị gia tăng của phân bón như chế phẩm Agrotain mà bà con đã từng quen sử dụng khá rộng rãi, Công ty cũng đang đưa ra diện tích rộng các loại phân có chứa chế phẩm kẽm thông minh, sử dụng cho nhiều loại cây như lúa, cây ăn trái, cây công nghiệp và rau màu các loại. Chủng loại phân này rất ưu Việt cho nhiều loại cây trồng, trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, vừa mang lại năng suất cao, hiệu quả kinh tế cao, và tiết giảm được 20-30% chất N, P và Kali, đạt tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp sạch, môi trường sinh thái bền vững. Trước mắt, Công ty xin giới thiệu với bà côn mô hình bón phân nhã chậm cho cây tiêu do Tiến Sĩ Phạm Quang Chơn ở viện Khoa học Kỹ thuật NN Miền Nam đảm trách để bà con tham khảo .Tiến sĩ Chơn sử dụng loại phân nhã chậm NPK 23-9-13+TE có nguồn gốc từ một công ty có uy tín ở Malaysia,công ty này đã từng làm việc với công ty Binh điền để nghiên cứu sử dụng phân nhã chậm của họ vào điều kiện ở Việt nam. Thí nghiệm của tiến sĩ Chơn cũng nằm trong mục tiêu đó va đã được thực hiện trên cây tiêu giống Phú Quốc tại trang trại ông Nguyễn Văn Thái ở Chư Sê, Gia lai, vào năm 2017. Tiêu được trồng vào năm 2014 với khoảng cách 2,4x2,4m, mật độ 1.736 cây/ha, dùng cây Xoan làm choái, mỗi công thức thí nghiệm thực hiện trên 10 trụ tiêu. Có 3 công thức: 1/ công thức đối chứng bón phân hóa học thông thường ( tan nhanh) theo mức tối ưu mà ông Thái đã nhận được trên các vườn tiêu khác trong nhiều năm trước, cụ thể mỗi trụ bón 0,4 kg SA+0,5 kg lân nung chảy+ 1,1 kg NPK 16-16-8 và 0,3 kg KCl .Bón 5 lần trong 1 vụ tiêu, lượng phân này tương đương 415 kg N+444 kg P205+ 465kg K20/ha. 2/Công thức 2 bón phân nhã chậm, mỗi trụ bón 1,0 kg phân nhã chậm NPK 23+9+13+TE+0,5 kgNPK 20-14-8+2,5 kg MgO vào tháng 6, và lần 2 bón 0,5 kg NPK12-10-21+1,4 kg MgO vào tháng 11. Lượng phân này tương đương với 278kgN+208+P205+252kg K20/ha.3/ Công thức thứ 3 bón 1,4 kg Phân nhã chậm nói trên+ 0,7 kg NPK 20-14-8-2+ 2,5 kg MgO vào tháng 6 và 0,7 kg NPK 12-10-21+ 1,4 kg MgO vào tháng 11. Công thức này tương đương với 389kg N+292 kg P205+ 352 kg K2O/ha..Với lượng bón này, công thức thứ 2 bón phân Nhã chậm phối hợp với phân tan nhanh đã giảm một lượng phân khá lớn là 173 kgN+236Kg P205 và 213 kg K20/ha , tức là giảm được 62,2% chất N+113,46% chất P và 84,52% chất K2O/ha. 3/Còn công thức thứ 3 so với công thức đối chứng thì giảm được 15,9% chất N+ 52% chất P và 32% chất K2O/ha. Kết quả cống thức 2 bón phân nhã chậm phối hợp với phân hóa học thông thường, chỉ bón 2 lần/vụ, bón ít phân hơn mà năng suất tiêu khô thu được 2,98 kg/trụ tăng so với đối chứng là 920 kg tiêu khô/ha hay tăng17,78%. Còn công 3 cũng chỉ bón 2 lần/vụ giảm phân bón so với đối chứng cũng khá hấp dẫn đưa đến năng suất tiêu trên/ trụ là 3,60 kg hay 1.976,32 kg/ha tăng 20,8% so với đối chứng bón nhiều phân hơn, số lần bón đến 5 lần/vụ.Về hiệu lực nông học của phân nhã chậm là như vậy, rất tiếc chưa tính được hiệu quả kinh tế, mặc dầu giá phân nhã chậm có cao hơn phân tan nhanh, nhưng do bón số lượng ít và số lần bón cũng giảm đến 3 lân/vụ nên không tốn tiền chi cho công bón do đó sẽ dẫn đến hiệu quả chắc chắn cũng sẽ rất hấp dẫn.
GS.TS Mai văn Quyền