NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VÀ THỊ TRƯỜNG

1.   Nông nghiệp thông minh là gì?

Nông nghiệp thông minh là một khái niệm quản lý nông nghiệp ứng dụng công nghệ công nghiệp 4.0 như GPS, quản lý dữ liệu, và internet kết nối vạn vật (ITO - Internet of thing) tạo ra một hệ sinh thái kết nối chính xác dựa trên một phần quan trọng về khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa từ sản xuất đến khâu thương mại để cải thiện hiệu quả hoạt động, tối đa hóa năng suất, hiệu quả và giảm thiểu tác hại với môi trường. Bằng cách đo chính xác các biến thể trong một lĩnh vực và thích ứng với nó, nông dân có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của thuốc trừ sâu, phân bón, ánh sáng, gió, thức ăn cho vật nuôi, thủy sản… để tăng năng suất. Đồng thời xác định xu hướng thị trường để quyết định mức năng suất bao nhiêu nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

2.   Nông nghiệp thông minh và thị trường

Chủ đề tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp là rất rộng lớn. Để cải thiện tiếp cận thị trường và marketing các sản phẩm nông nghiệp thông minh đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống thông tin thị trường (MIS - Market Information System) và xây dựng được thương hiệu.

Hệ thống thông tin thị trường (MIS)

Theo CTA (2015)., Staatz et al., (2014) và Shepherd (1997), MIS là các hệ thống được thiết lập nhằm thu thập, xử lý và phổ biến thông tin liên quan đến thị trường cho các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cung cấp chi tiết về các kênh và thông tin thị trường tiềm năng cho phép người bán và người mua truy cập, thanh toán... MIS tạo thuận lợi cho các quyết định của những người tham gia trong chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh; cải thiện tính minh bạch của thị trường; tăng cường sức mạnh thương lượng, đặc biệt là nông dân; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu các tài liệu có giá trị.

Kinh nghiệm ở Indonesia cho thấy hệ thống MIS chủ yếu do chính phủ điều hành, được quy định cụ thể và khung pháp lý rõ ràng: Bộ Nông nghiệp tập trung vào việc thu thập và phổ biến giá bán buôn sản phẩm nông nghiệp; Bộ Thương mại về giá bán lẻ; và Văn phòng Thống kê Quốc gia có thẩm quyền điều chỉnh việc thu thập thông tin và phổ biến, bao gồm đảm bảo chất lượng thông tin. Chính phủ dành ngân sách cho MIS hoạt động, một phần thông qua việc sử dụng một phần thời gian của nhân viên tại khu vực liên quan, cấp tỉnh và quốc gia.

Các công cụ thông tin thị trường

Trong điều kiện Việt Nam chưa có hệ thống MIS chính thức, các chủ trang trại, nông dân và các bên liên quan có thể tra cứu thông tin thị trường nông sản toàn cầu để biết giá cả, thị trường tiêu thụ qua các bản đồ như: Bản đồ Thương mại (Trade Map); Bản đồ tiếp cận thị trường (MacMap);  Bản đồ đầu tư (Investment Map); Bản đồ cạnh tranh thương mại (Trade Competitiveness Map); Bản đồ tiêu chuẩn (Standards Map). Thông tin tại: https://marketanalysis.intracen.org. Để sử dụng được công cụ này, người dùng chỉ cần Đăng ký một tài khoản bằng email trên trang web của ITC ở đường link: https://mas-admintools.intracen.org/accounts/Registration.aspx.

Để tìm kiếm kiếm các thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông sản gồm thông tin cập nhật và thực tiễn về sản phẩm, thị trường và các nhà cung cấp mà chưa được khai thác, cũng như ưu tiên các lĩnh vực mới với cơ hội thành công cao, trong đó có nông sản của 226 quốc gia và vùng lãnh thổ với 4,238 sản phẩm tại đường link: http://exportpotential.intracen.org.

Ngoài ra để biết các thông tin về thuế quan khi xuất nhập khẩu theo từng dòng sản phẩm giữa các nước, các doanh nghiệp và nông dân, chủ trang trại có thể sử dụng công cụ Phân tích thuế quan trực tuyến của WTO thể hiện tại đường link: HTTP://TAO.WTO.ORG

3.   Nông nghiệp thông minh và thương hiệu

Thương hiệu có thể giúp người tiêu dùng phân biệt giữa các sản phẩm và xác định sản phẩm nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể hưởng lợi từ việc xây dựng thương hiệu như dễ dàng kết hợp các sản phẩm của họ với nhu cầu của khách hàng, bán được giá cao hơn, gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Một số thương hiệu dưới đây là bài học cho các doanh nghiệp và cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Táo Pinklady: Táo đỏ được Pinklady đã có ở Úc từ lâu, song chỉ từ năm 1993, khi ra mắt thương hiệu mới, táo Pinklady mới bán được giá cao tại các thị trường xuất khẩu. Với việc đăng ký nhãn hiệu và lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc họ có thể thắt chặt kiểm soát marketing và gia tăng hiệu quả cho người trồng và kinh doanh táo Pinklady (Best, R.A,1993).

Tôm hùm Brazil: Interbras là một hội đồng xúc tiến xuất khẩu được thành lập bởi chính phủ Brazil vào năm 1976. Họ tổ chức cho ngư dân đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy, đồng thời phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh “Brasmar” duy nhất. Hiện có trên 90%  ngư dân Brazil đang marketing tôm hùm thông qua thương hiệu “Brasmar” và đã mang lại thêm 6 triệu đô la Mỹ mỗi năm so với khi chưa có thương hiệu (Levy, D, 1985).

Cà phê Colombia: Juan Valdez là một nhân vật hư cấu đại diện cho một nông dân trồng cà phê Colombia xuất hiện trong các quảng cáo cho Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia Colombia từ năm 1958. Juan Valdez thường xuất hiện cùng với con La Shakira của mình (theaxisagency, 2008) mang theo bao tải hạt cà phê và trở thành một biểu tượng để biểu thị cụ thể hạt cà phê chỉ được trồng ở những vùng đất cao, khí hậu trong lành, giống phù hợp, canh tác tự nhiên và thu hoạch bằng tay với từng quả chín tạo ra hương vị tốt . Nhờ thế, cà phê Colombia luôn có giá cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và cao gấp đôi so với cà phê Việt Nam.

4.   Một số đề xuất về thông tin thị trường và xây dựng thương hiệu

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản (MIS)

Việc xây dựng, tổ chức MIS cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Khi thiết kế MIS cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu của mục tiêu các bên liên quan, đặc biệt là nông dân, thương nhân, trung gian tài chính và các tác nhân tư nhân khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp. MIS không chỉ cung cấp thông tin về giá mà cần có phân tích và dự báo xu hướng cung và cầu thị trường trước mắt và trong tương lai. Để đạt được điều này, cần phải có đầu tư xây dựng năng lực dự báo đầu ra trên cơ sở dữ liệu lớn và công nghệ thông tin. Hệ thống MIS cần liên kết với các tổ chức hỗ trợ thị trường khác và / hoặc các công cụ quản lý rủi ro khác để tăng lợi ích chung. Hệ thống MIS cần được thể chế chính thức hoặc không chính thức có thể cải thiện sự phối hợp giữa các bên liên quan. Ngoài ra, để tăng cường giám sát và đánh giá MIS cần (i) đánh giá sự hài lòng của người dùng với thông tin được cung cấp phải được đánh giá thường xuyên để cải tiên. (ii) Chất lượng, tính phù hợp và tính kịp thời của thông tin được cung cấp phải được đánh giá. (iii) Hiệu quả chi phí cung cấp dịch vụ cùng với hiệu quả quản trị hệ thống cho MIS nên được đánh giá để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả. (iv) Tác động của MIS đối với sự phát triển chung của thị trường nông sản cần phải được đánh giá.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam

Nông sản Việt Nam đang được truyền thông dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng với nhiều nhóm cây trồng, vật nôi. Thành quả này giúp người nôi trồng tự tin, ngành nông nghiệp tự hào, giới truyền thông tung hô nhưng dưới góc nhìn của người tiêu dùng thế giới lại hoàn toàn ngược lại bởi sự liên tưởng đến việc sử dụng nhiều phân bón/thức ăn, thuốc trừ sâu/kháng sinh. Cùng với đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu, chính vì thế việc xây dựng thương hiệu cho từng trang trại cũng như thương hiệu chung cho ngành hàng là điều vô cùng cấp thiết. Để thực hiện được đều này cần thiết phải thực hiện được những điều sau: Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết xây dựng thương hiệu chung của từng nhóm sản phẩm với tất cả các tác nhân liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Thứ hai, tổ chức lại ngành hàng theo chuỗi giá trị, áp dụng thành tựu của công nghiệp 4.0. Thứ ba, hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp từ thương hiệu doanh nghiệp đến thương hiệu ngành hàng và thương hiệu quốc gia. Thứ tư, tổ chức thực hiện xây dựng thương hiệu theo chiến lược đã xác định từ định hướng thị trường, sản phẩm đến nuôi trồng, chế biến và thương mại hóa. Thứ năm, triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu nhất quán, đồng bộ từ truyền thông của trang trại, doanh nghiệp đến truyền thông quốc gia. Thứ sáu, tổ chức hệ thống MIS, tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp ở cả góc độ doanh nghiệp cũng như địa phương và quốc gia. Thứ bảy, tăng cường nhận thức cho giới truyền thông, hạn chế thông tin bất lợi về sản xuất và chất lượng nông sản Việt ra thị trường thế giới.

TS. Nguyễn Xuân Trường

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH VÀ THỊ TRƯỜNG

1.   Nông nghiệp thông minh là gì?

Nông nghiệp thông minh là một khái niệm quản lý nông nghiệp ứng dụng công nghệ công nghiệp 4.0 như GPS, quản lý dữ liệu, và internet kết nối vạn vật (ITO - Internet of thing) tạo ra một hệ sinh thái kết nối chính xác dựa trên một phần quan trọng về khả năng thu thập và phân tích dữ liệu để tối ưu hóa từ sản xuất đến khâu thương mại để cải thiện hiệu quả hoạt động, tối đa hóa năng suất, hiệu quả và giảm thiểu tác hại với môi trường. Bằng cách đo chính xác các biến thể trong một lĩnh vực và thích ứng với nó, nông dân có thể làm tăng đáng kể hiệu quả của thuốc trừ sâu, phân bón, ánh sáng, gió, thức ăn cho vật nuôi, thủy sản… để tăng năng suất. Đồng thời xác định xu hướng thị trường để quyết định mức năng suất bao nhiêu nhằm đạt hiệu quả tối ưu.

2.   Nông nghiệp thông minh và thị trường

Chủ đề tiếp cận thị trường và marketing sản phẩm nông nghiệp là rất rộng lớn. Để cải thiện tiếp cận thị trường và marketing các sản phẩm nông nghiệp thông minh đòi hỏi phải xây dựng được hệ thống thông tin thị trường (MIS - Market Information System) và xây dựng được thương hiệu.

Hệ thống thông tin thị trường (MIS)

Theo CTA (2015)., Staatz et al., (2014) và Shepherd (1997), MIS là các hệ thống được thiết lập nhằm thu thập, xử lý và phổ biến thông tin liên quan đến thị trường cho các tác nhân khác nhau trong chuỗi giá trị nông nghiệp, cung cấp chi tiết về các kênh và thông tin thị trường tiềm năng cho phép người bán và người mua truy cập, thanh toán... MIS tạo thuận lợi cho các quyết định của những người tham gia trong chuỗi giá trị nông nghiệp thông minh; cải thiện tính minh bạch của thị trường; tăng cường sức mạnh thương lượng, đặc biệt là nông dân; và cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu các tài liệu có giá trị.

Kinh nghiệm ở Indonesia cho thấy hệ thống MIS chủ yếu do chính phủ điều hành, được quy định cụ thể và khung pháp lý rõ ràng: Bộ Nông nghiệp tập trung vào việc thu thập và phổ biến giá bán buôn sản phẩm nông nghiệp; Bộ Thương mại về giá bán lẻ; và Văn phòng Thống kê Quốc gia có thẩm quyền điều chỉnh việc thu thập thông tin và phổ biến, bao gồm đảm bảo chất lượng thông tin. Chính phủ dành ngân sách cho MIS hoạt động, một phần thông qua việc sử dụng một phần thời gian của nhân viên tại khu vực liên quan, cấp tỉnh và quốc gia.

Các công cụ thông tin thị trường

Trong điều kiện Việt Nam chưa có hệ thống MIS chính thức, các chủ trang trại, nông dân và các bên liên quan có thể tra cứu thông tin thị trường nông sản toàn cầu để biết giá cả, thị trường tiêu thụ qua các bản đồ như: Bản đồ Thương mại (Trade Map); Bản đồ tiếp cận thị trường (MacMap);  Bản đồ đầu tư (Investment Map); Bản đồ cạnh tranh thương mại (Trade Competitiveness Map); Bản đồ tiêu chuẩn (Standards Map). Thông tin tại: https://marketanalysis.intracen.org. Để sử dụng được công cụ này, người dùng chỉ cần Đăng ký một tài khoản bằng email trên trang web của ITC ở đường link: https://mas-admintools.intracen.org/accounts/Registration.aspx.

Để tìm kiếm kiếm các thị trường tiềm năng cho sản phẩm nông sản gồm thông tin cập nhật và thực tiễn về sản phẩm, thị trường và các nhà cung cấp mà chưa được khai thác, cũng như ưu tiên các lĩnh vực mới với cơ hội thành công cao, trong đó có nông sản của 226 quốc gia và vùng lãnh thổ với 4,238 sản phẩm tại đường link: http://exportpotential.intracen.org.

Ngoài ra để biết các thông tin về thuế quan khi xuất nhập khẩu theo từng dòng sản phẩm giữa các nước, các doanh nghiệp và nông dân, chủ trang trại có thể sử dụng công cụ Phân tích thuế quan trực tuyến của WTO thể hiện tại đường link: HTTP://TAO.WTO.ORG

3.   Nông nghiệp thông minh và thương hiệu

Thương hiệu có thể giúp người tiêu dùng phân biệt giữa các sản phẩm và xác định sản phẩm nào đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Các nhà sản xuất và nhà cung cấp có thể hưởng lợi từ việc xây dựng thương hiệu như dễ dàng kết hợp các sản phẩm của họ với nhu cầu của khách hàng, bán được giá cao hơn, gia tăng lòng trung thành của khách hàng. Một số thương hiệu dưới đây là bài học cho các doanh nghiệp và cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Táo Pinklady: Táo đỏ được Pinklady đã có ở Úc từ lâu, song chỉ từ năm 1993, khi ra mắt thương hiệu mới, táo Pinklady mới bán được giá cao tại các thị trường xuất khẩu. Với việc đăng ký nhãn hiệu và lựa chọn chiến lược phân phối chọn lọc họ có thể thắt chặt kiểm soát marketing và gia tăng hiệu quả cho người trồng và kinh doanh táo Pinklady (Best, R.A,1993).

Tôm hùm Brazil: Interbras là một hội đồng xúc tiến xuất khẩu được thành lập bởi chính phủ Brazil vào năm 1976. Họ tổ chức cho ngư dân đảm bảo nguồn cung đáng tin cậy, đồng thời phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh “Brasmar” duy nhất. Hiện có trên 90%  ngư dân Brazil đang marketing tôm hùm thông qua thương hiệu “Brasmar” và đã mang lại thêm 6 triệu đô la Mỹ mỗi năm so với khi chưa có thương hiệu (Levy, D, 1985).

Cà phê Colombia: Juan Valdez là một nhân vật hư cấu đại diện cho một nông dân trồng cà phê Colombia xuất hiện trong các quảng cáo cho Liên đoàn những người trồng cà phê quốc gia Colombia từ năm 1958. Juan Valdez thường xuất hiện cùng với con La Shakira của mình (theaxisagency, 2008) mang theo bao tải hạt cà phê và trở thành một biểu tượng để biểu thị cụ thể hạt cà phê chỉ được trồng ở những vùng đất cao, khí hậu trong lành, giống phù hợp, canh tác tự nhiên và thu hoạch bằng tay với từng quả chín tạo ra hương vị tốt . Nhờ thế, cà phê Colombia luôn có giá cao nhất thế giới trong nhiều năm qua và cao gấp đôi so với cà phê Việt Nam.

4.   Một số đề xuất về thông tin thị trường và xây dựng thương hiệu

Xây dựng hệ thống thông tin thị trường nông sản (MIS)

Việc xây dựng, tổ chức MIS cho Việt Nam là hết sức cần thiết. Khi thiết kế MIS cần đặc biệt chú ý đến nhu cầu của mục tiêu các bên liên quan, đặc biệt là nông dân, thương nhân, trung gian tài chính và các tác nhân tư nhân khác trong chuỗi giá trị nông nghiệp. MIS không chỉ cung cấp thông tin về giá mà cần có phân tích và dự báo xu hướng cung và cầu thị trường trước mắt và trong tương lai. Để đạt được điều này, cần phải có đầu tư xây dựng năng lực dự báo đầu ra trên cơ sở dữ liệu lớn và công nghệ thông tin. Hệ thống MIS cần liên kết với các tổ chức hỗ trợ thị trường khác và / hoặc các công cụ quản lý rủi ro khác để tăng lợi ích chung. Hệ thống MIS cần được thể chế chính thức hoặc không chính thức có thể cải thiện sự phối hợp giữa các bên liên quan. Ngoài ra, để tăng cường giám sát và đánh giá MIS cần (i) đánh giá sự hài lòng của người dùng với thông tin được cung cấp phải được đánh giá thường xuyên để cải tiên. (ii) Chất lượng, tính phù hợp và tính kịp thời của thông tin được cung cấp phải được đánh giá. (iii) Hiệu quả chi phí cung cấp dịch vụ cùng với hiệu quả quản trị hệ thống cho MIS nên được đánh giá để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả. (iv) Tác động của MIS đối với sự phát triển chung của thị trường nông sản cần phải được đánh giá.

Xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam

Nông sản Việt Nam đang được truyền thông dẫn đầu thế giới về năng suất và sản lượng với nhiều nhóm cây trồng, vật nôi. Thành quả này giúp người nôi trồng tự tin, ngành nông nghiệp tự hào, giới truyền thông tung hô nhưng dưới góc nhìn của người tiêu dùng thế giới lại hoàn toàn ngược lại bởi sự liên tưởng đến việc sử dụng nhiều phân bón/thức ăn, thuốc trừ sâu/kháng sinh. Cùng với đó, nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam chưa có thương hiệu, chính vì thế việc xây dựng thương hiệu cho từng trang trại cũng như thương hiệu chung cho ngành hàng là điều vô cùng cấp thiết. Để thực hiện được đều này cần thiết phải thực hiện được những điều sau: Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết xây dựng thương hiệu chung của từng nhóm sản phẩm với tất cả các tác nhân liên quan trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Thứ hai, tổ chức lại ngành hàng theo chuỗi giá trị, áp dụng thành tựu của công nghiệp 4.0. Thứ ba, hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp từ thương hiệu doanh nghiệp đến thương hiệu ngành hàng và thương hiệu quốc gia. Thứ tư, tổ chức thực hiện xây dựng thương hiệu theo chiến lược đã xác định từ định hướng thị trường, sản phẩm đến nuôi trồng, chế biến và thương mại hóa. Thứ năm, triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu nhất quán, đồng bộ từ truyền thông của trang trại, doanh nghiệp đến truyền thông quốc gia. Thứ sáu, tổ chức hệ thống MIS, tăng cường hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp ở cả góc độ doanh nghiệp cũng như địa phương và quốc gia. Thứ bảy, tăng cường nhận thức cho giới truyền thông, hạn chế thông tin bất lợi về sản xuất và chất lượng nông sản Việt ra thị trường thế giới.

TS. Nguyễn Xuân Trường

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC