Hỏi đáp về phân bón
Đặt câu hỏiẤn vào câu hỏi để xem câu trả lời
-
Xin Bình Điền cho em biết: "Sinh lý của quá trình chín của quả và các biện pháp kỹ thuật xúc tiến sự chín của quả" như thế nào? em xin chân thành cảm ơn. (Lê Hữu Tiệp - huemongmomasaocodonquatiep@yahoo.com)
Họ tên: lê hữu tiệp
Email: huemongmomasaocodonquatiep@yahoo.com
Địa chỉ:Trả lời:
Sự chín của quả bắt đầu từ khi quả ngừng sinh trưởng và đạt kích thước cực đại. Ở quả thịt, khi quả chín đã xảy ra hàng loạt các biến đổi sinh hóa, sinh lý một cách sâu sắc và nhanh chóng. Những biến đổi sinh hóa đặc trưng là sự thủy phân mạnh mẽ hàng loạt các chất và xuất hiện nhiều chất mới, gắn liền với những biến đổi về màu sắc, hương vị, độ mềm, độ ngọt… Đặc trưng của biến đổi sinh lý trong quá trình chín là sự tăng cường hô hấp nhanh và có sự thay đổi nhanh cân bằng phytohormon trong quả.
- Sự biến đổi màu sắc của quả: Quả xanh vỏ quả có chứa nhiều sắc tố Chlorophyl và carotenoit. Khi chín có sự biến đổi nhanh chóng chlorophyl mà không phân hủy carotenoit, nhiều quả carotenoit lại được tổng hợp trong quá trình chín. Quá trình biến đổi sắc tố này xảy ra khác nhau ở mỗi loại quả nên màu sắc cũng khác nhau. - Sự biến đổi độ mềm: Khi quả chín, pectat canxi gắn chặt các tế bào với nhau lập tức bị phân hủy dưới tác dụng của enzym pectinaza, kết quả là các tế bào rời rạc và quả mềm ra. Quá trình này xảy ra càng nhanh khi hàm lượng ethylen tăng lên.
- Sự biến đổi mùi vị: Sự chín quả đã hoạt hóa quá trình tổng hợp các chất gây mùi thơm đặc trưng có bản chất ester, aldehyt hoặc xeton. Đây là quá trình xảy ra có liên quan đến hoạt động của các enzym đặc trưng cho từng loại quả. Biểu hiện của sự biến đổi hương vị là độ chua chát giảm đi và biến mất, vị ngọt tăng lên. Các hợp chất như tanin, axit hữu cơ, alcaloit bị phân hủy nhanh chóng, đồng thời các đường đơn xuất hiện như saccaroza, fructoza… nên vị ngọt tăng lên. Trong quá trình chín của quả thịt có sự biến đổi nhanh về hô hấp đặc trưng là tăng nhanh sau đó lại giảm nhanh tạo nên một đỉnh hô hấp gọi là sự hô hấp bột phát, hô hấp bột phát càng mạnh thì tố độ chín càng nhanh. Trong sự chín của quả sự cân bằng hormon giữa ethylen và auxin biến đổi theo hướng tăng hàm lượng ethylen và giảm hàm lượng auxin trong mô quả. Ethylen sẽ kích thích sự hô hấp nhanh đạt đến đỉnh bột phát. Về cơ chế thì có lẽ ethylen làm tăng tính thấm của màng tế bào, giải phóng các enzym và cơ chất xúc tiến cho các phản ứng hô hấp và các biến đổi khác. Hô hấp bột phát và sự chín của quả chịu ảnh hưởng của sự thu hái. Khi quả được thu hái thì hô hấp bột phát tăng lên và tốc độ chín nhanh hơn. Ngoài ra nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình này, nhiệt độ thấp thì ức chế, nhiệt độ cao thì kích thích sự chín quả quả. Như vậy để xúc chín quá trình chín của quả người ta thường xử lý các chất có khả năng sinh ra khí ethylen hoặc xử lý đất đèn để sản sinh ra khí axetylen. Việc xử lý có thể thực hiện trước khi thu hoạch hoặc sau khi thu hoạch.
Theo tài liệu Trường ĐHNN I - Hà Nội -
tôi đã biết nhiều tác dụng tốt của màng phủ nông nghiệp đối với rau màu như: giảm lượng phân bón cho cây, sâu hại, vậy nó còn có tác dụng gì nữa không? (Cao Thưởng - caodinhnui@hopthu.com)
Họ tên: cao thưởng
Email: caodinhnui@hopthu.com
Địa chỉ:Trả lời:
Màng phủ nông nghiệp đúng tiêu chuẩn thường làm bằng nhựa dẻo, mỏng, có 2 mặt với 2 màu khác nhau: Một mặt màu đen thường phủ xuống dưới, mặt màu sáng (xám bạc, trắng) lên trên. Trên thị trường cũng có loại màng phủ chỉ có một màu đen hoặc trắng, thường dùng để quây chống chuột. Loại một màu chất lượng và hiệu quả kém hơn loại có hai màu, Màng phủ nông nghiệp giúp giảm lượng phân bón là do khi phủ sẽ làm giảm sự bốc hơi nước trong đất, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp giúp, hạt mưa không tiếp xúc trực tiếp với đất… giảm sự bay hơi của phân đạm, phân bón ít bị rửa trôi. Tác dụng giảm bốc hơi còn giúp phèn, mặn không bị bốc hơi lên tầng đất mặt ảnh hướng xấu đến cây trồng. Màng phủ có màu sáng ở phía trên có tác dụng xua đuổi một số loại gây hại như bù lạch, rầy mềm… Màng phủ còn ngăn chặn sâu, côn trùng gây hại, làm tổ trong đất do đó sẽ làm giảm sâu hại. Ngoài hai tác dụng trên, màng phủ nông nghiệp còn một số tác dụng như:
- Giảm bệnh hại: Một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh trong đất khi có màng phủ nông nghiệp sẽ không di chuyển lên thân cây gây bệnh, như vậy sẽ giảm được một số bệnh hại cây trồng.
-
Xin cho biết rõ tính chất và cơ chế tác dụng của thuốc trừ bệnh Tilt Super. (Nguyễn Hà Tú Anh - lphnhtuanh@yahoo.com)
Họ tên: Nguyễn Hà Tú Anh
Email: lphnhtuanh@yahoo.com
Địa chỉ:Trả lời:
Theo danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam: Tilt super 300 EC có hai hoạt chất là Difenoconazole 150 g/l + 150 g/l Propiconazole. Thuốc trị một số bệnh: bệnh khô vằn, lem lép hạt, vàng lá hại lúa; đốm lá hại lạc; rỉ sắt hại cà phê, đậu tương; đốm lá hại chè; đốm đen quả hại nhãn. Tilt Super 300 EC được đăng ký bởi Công ty Syngenta Vietnam Ltd. Theo công ty thuốc BVTB An Giang:
1. Hoạt chất: Propiconazole + Difenoconazole.
2. Độ độc: Nhóm 3.
3. Đặc tính và lợi ích:
-
Xin cho hỏi cách chăm sóc mạ? (Mai Tấn Hoàng - Phú Tân, An Giang)
Họ tên: Mai Tấn Hoàng
Email: Phú Tân , An Giang
Địa chỉ:Trả lời:
Để lúa khi cấy không mắc một số bệnh hại nguy hiểm, trước khi gieo mạ cần xử lý hạt giống: Dùng 200-300 gam vôi cục hòa trong 10 lít nước sau dó để lắng trong 15-20 phút và lọc lấy 6-7 lít nước vôi trong, đem ngâm với 6-7 kg hạt giống trong 10-12 giờ sau đó đãi sạch và ngâm trong nước sạch trong 48 giờ với lúa thuần, 26 giờ với lúa lai, ngày thay nước 2 lần. Đãi sạch, đem ủ ấm với nhiệt độ 28-320C trong 30-40 giờ là hạt nảy mầm. Cách chăm sóc mạ dược: Bón 8-11kg Đầu Trâu 997 hoặc TE 01 cho một công (1.000 m2) mạ gieo trước khi bừa lần cuối. Sau khi chia luống bón tiếp 8kg Đầu Trâu 997 hoặc TE-01 và 4-6kg Đầu Trâu 999 hoặc TE-02, dùng cào răng ngắn cào vùi sâu 3-5cm rồi gieo hạt. Khi mạ có 2-3 lá, bón 6-8kg Đầu Trâu 997 hoặc TE-01 + 3-5kg Đầu Trâu 999 hoặc TE-02. Khi mạ 4-5 lá bón tiếp 8kg Đầu Trâu 997 hoặc TE-01 và 6-8kg Đầu Trâu 999 hoặc TE-02. Sau đó 4-5 ngày rút nước để mạ cứng cây. Phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hoặc 005 định kỳ 5-7 ngày/lần từ khi mạ có 3-4 lá đến trước khi nhổ.
-
Xin cho hỏi các chất sau: molypden (Mo), GA3, αNAA, có trong phân bón Đầu Trâu, là những chất gì? Có tác dụng như thế nào? (Son - sonmissing@yahoo.com)
Họ tên: son
Email: sonmissing@yahoo.com
Địa chỉ:Trả lời:
Molypđen (Mo) là dinh dưỡng vi lượng; các chất GA3, aNAA, bNOA là các chất kích thích tăng trưởng.
Chức năng Molypđen trong cây: Molypđen là thành phần thiết yếu của men nitratereductasa và nitrogenasa, chúng kiểm soát quá trình làm giảm nitrat hữu cơ và xúc tiến quá trình cố định đạm (N2 --> NH3) của cây. Molypđen cần thiết cho vi khuẩn (rhizobium) cố định đạm cộng sinh ở nốt sần cây họ đậu và azotobacter. Molypđen cần thiết cho sự tổng hợp axit ascorbic, có lợi cho quá trình sinh lý của cây. Molypđen còn là chất giải độc do thừa Cu, B, Ni, Ca, Mn, Zn, gây ra.
Triệu chứng thiếu hụt molypđen ở cây trồng: Molypđen có liên quan mật thiết tới quá trình chuyển hóa đạm trong cây, do đó sự thiếu molypđen cũng có biểu hiện tương tự như thiếu đạm. Ở cây 2 lá mầm, thiếu Mo xuất hiện màu xanh vàng ở chóp và mép lá. Vết vàng lan rộng ra và hoại tử làm lá rách dần từ mép lá chỉ còn lại phần gân lá. Ở cây họ đậu, thiếu Mo số nốt sần tuy nhiều nhưng kích thước nhỏ và chúng có màu xanh hay xám thay vì màu hồng như đầy đủ Mo. Thiếu Mo thường dẫn đến thiếu đạm do khả năng cố định đạm của cây bị hạn chế. Thiếu Molypđen cây sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, xuất hiện nhiều đốm vàng ở giữa các gân của những lá dưới, tiếp đó là hoại tử mép lá.
Gibberellin(GA): Kích thích mạnh mẽ sự sinh trưởng của thân, sự vươn dài của lóng cây hòa thảo. Hiệu quả này có được là do ảnh hưởng kích thích đặc trưng của GA lên pha giãn của tế bào theo chiều dọc. Vì vậy khi xử lý GA cho cây đã làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng, tăng sinh khối của chúng. GA kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, do đó nó có tác dụng đặc trưng trong việc phá bỏ trạng thái ngủ nghĩ của cây. Trong trường hợp này GA kích thích sự tổng hợp enzym amylaza và các enzym thủy phân khác như proteaza, photphataza... và tăng hoạt tính của các enzym này; chính vì vậy mà xúc tiến quá trình phân hủy tinh bột và năng lượng cho quá trình nảy mầm. Trong nhiều trường hợp GA kích thích sự ra hoa rõ rệt. Ảnh hưởng đặc trưng của GA lên sự ra hoa là kích thích sự sinh trưởng kéo dài và nhanh chóng của ngồng hoa. Trong sự phát triển và phân hóa của cơ quan sinh sản thì GA ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính: ức chế sự phát triển của hoa cái và kích thích sự phát triển của hoa đực. Vì GA ảnh hưởng rõ rệt lên các quá trình trao đổi chất, đến các hoạt động sinh lý, đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây nên GA là một trong những chất điều tiết sinh trưởng có ứng dụng hiệu quả trong nông nghiệp. -
Tôi muốn tìm hiểu về các loại bệnh hại trên cây mãng cầu ta. (Vo Thien Thanh - Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh)
Họ tên: Vo Thien Thanh
Email: Hiep Binh Chanh, Thu Duc, TP HCM
Địa chỉ:Trả lời:
Bệnh thán thư: Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporivides gây hại. Nấm bệnh gây hại trên lá, đọt non, hoa và quả. Vết bệnh trên lá lúc đầu là những đốm nâu, có hình tròn, có viền vàng xung quanh, sau các vết bệnh tạo thành những vòng tròn màu đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Nấm bệnh gây hại trên ngọn làm khô chồi non, khô hoa, quả non bị khô đen và rụng, quả lớn bị bệnh có thể khô đen từng phần. Phòng trừ bệnh thán thư bằng cách thường xuyên tỉa cành, tạo tán tạo cho vườn cây thông thoáng. Tỉa bỏ các cành khô, cành bị sâu bệnh đem tiêu hủy. Khi phát hiện bệnh cần xử lý bằng một số loại thuốc: Carbenzim 500FL, Antracol 70WP, Rovral 50WP...
Bệnh thối rễ: Bệnh thối rễ do nấm Fusarium solani gây hại. Nấm bệnh sống trong đất, xâm nhậm và gây gại vào rễ hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng. Cây bị bệnh làm lá bị vàng và rụng, quả ít và nhỏ, cây sinh trưởng kém dần, nếu không khắc phục, rễ cây sẽ bị thối, làm cây chết khô. Hạn chế bệnh cần tạo cho vườn cây không bị ngập úng vào mùa mưa. Hàng năm, sau khi thu hoạch đợt cuối trong năm cần bón cho mỗi gốc 0,3-0,5kg vôi bột. Định kỳ 2-3 tháng/lần, dùng thuốc Bordeaux hoặc các loại thuốc Carbenzim 500FL, Antracol 70WP, Rovral 50WP... pha theo nông độ hướng dẫn và tưới vào gốc sẽ hạn chế bệnh phát sinh phát triển. -
Phân hữu cơ vi sinh và phân lân hữu cơ vi sinh khác nhau ở điểm nào? Có thể dùng 2 loại phân bón này thay thế cho nhau được không? Vai trò, tác dụng chính của từng loại phân trên? (Trần Thị Yến - ennho1902@yahoo.com)
Họ tên: trần thị yến
Email: ennho1902@yahoo.com
Địa chỉ:Trả lời:
Theo quy định của Bộ NN&PTNT: Phân hữu cơ vi sinh là phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có hàm lượng hữu cơ $ 15% (C $ 8,5%), mật độ vi sinh vật sống có ích $ 1.106 vsv/gam ($ 1.106 vsv/ml đối với phân bón dạng lỏng) trên nền chất mang không thanh trùng; độ ẩm 30% (đối với phân bón dạng viên, bột). Phân lân hữu cơ vi sinh cũng là phân hữu cơ vi sinh phối trộn thêm chất dinh dưỡng lân. Phân hữu cơ vi sinh có 2 thành phần là hữu cơ và vi sinh vật sống có ích. Phân hữu cơ làm cho đất tơi xốp, khi phân giải sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Thành phần thứ hai là vi sinh vật, tùy theo từng loại phân của mỗi nhà sản xuất mà có các chủng vi sinh vật khác nhau. Thông thường những chủng vxv có thẻ cso trong phân hữu cơ vi sinh là: Vi sinh vật phân giải lân (chuyển lân khó tan thành dễ tan trong đất cho cây dễ hấp thu): Bacillus, Pseudomonas, Flavobacterium, nấm Aspergillus, Penicillium xạ khuẩn Steptomyces…; Vi sinh vật cố định nitơ (lấy nitơ từ không khí tạo thành dạng phân đạm cây có thể hút được): Azotobacterin, Rhizobium…; Vi sinh vật phân giải chất xơ (tức phân giải xác bã thực vật thành mùn, tăng độ phì nhiêu cho đất): Sporocytophaza, Celvibrio, Bacteroides, Asperrgillus, Bacillus…các loài vi sinh vật này đều giúp tăng cường dinh dưỡng nuôi cây, ngoài ra còn giúp hạn chế các loại vsv có hại trong đất, hạn chế bệnh cho cây trồng. Tùy theo từng nhà sản xuất, mỗi loại phân có thể có 1 chủng hay hỗn hợp nhiều chủng vsv. Phân lân hữu cơ vi sinh ngoài tác dụng của một loại phân hữu cơ vi sinh còn có tác dụng của lân - một chất dinh dưỡng đa lượng, lượng lân có trong phân có thể cung cấp trực tiếp cho cây trồng mà không cần các vsv phân giải lân, vì vậy sẽ giúp cây trồng ra rễ mới, nhanh hồi phục, sinh trưởng và phát triển tốt.
-
Xin cho tôi hỏi về đặc tính của một số giống lúa: OM3536, IR64, VD20, JASMINE85? (Thanh Huy - huytanchau@yahoo.com)
Họ tên: Thanh Huy
Email: huytanchau@yahoo.com
Địa chỉ:Trả lời:
- Giống OM3536: Giống OM3536 được phát triển từ tổ hợp lai TD8 với OM1738 tại Viện lúa ĐBSCL. Giống được tạo ra bằng phương pháp lai cổ điển và chọn phả hệ. TD8 làm mẹ là giống có mùi thơm, hạt gạo rất dài và rất trong nhưng cứng cơm. Giống lúa này được sản xuất thử từ năm 1995. Giống bố OM1738 có dạng hạt thon dài, gạo trong suốt, thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, cao cây, kháng sâu bệnh. Kế thừ được đặc tính tốt từ bố mẹ, giống OM3536 có những đặc tính như sau: Thời gian sinh trưởng 85-90 ngày, chiều cao 95-100cm, khả năng đẻ nhánh trung bình, số hạt chắc/bông cao và tỷ lệ hạt lép thấp. Trọng lượng 1.000 hạt 26,6g. Hạt gạo dài 7,3cm, dạng hạt thon dài, gạo rất trong, ít bạc bụng. Độ trở hồ cấp 6, độ bền thể gel 54mm, hàm lượng amylose 22%. Giống OM 3536 có mùi thơm nhẹ. Năng suất 4-7 tấn/ha (không thuộc nhóm năng suất cao), nhưng thích nghi tốt ở vùng đất phèn, kém dinh dưỡng, phẩm chất gạo tốt. Ở đất phù sa cần lưu ý bón phân cân đối NPK, vì lúa sẽ bị đổ ngã nếu bón nhiều N. Công thức khuyến cáo 80:40:30 kg NPK/ha. Phẩm chất gạo: Tỷ lệ gạo lứt biến thiên 79-80% cho cả 2 vụ ĐX và HT. Riêng tỷ lệ gạo nguyên biến động tùy theo vùng sinh thái và ảnh hưởng môi trường, từ 39 đến 45% trong vụ đông xuân và hè thu, theo thứ tự. Tỷ lệ bạc bụng biến động 2-5% (tính theo tỷ lệ phần trăm của cấp 9). Đây là giống có hàm lượng amylose trung bình (22-23,5%). Độ bền thể gel được đánh giá 40-47mm. Gạo dẻo và ngon cơm, giá lúa trên thị trường khá cao so với các giống khác. Hàm lượng protein: 10,5-10,8%. Giống này được tặng giải thưởng bông lúa vàng 2003 và được công nhận giống quốc gia năm 2004.
- Giống VĐ20 (ĐS20): Giống ĐS20 là giống lúa đặc sản được du nhập từ Đài Loan, và được Viện lúa ĐBSCL tiến hành khảo nghiệm trên diện rộng. Giống này có hàm lượng amylose thấp (18-20%), cơm dẻo, mềm và có mùi thơm nhẹ, năng suất không cao (4-6 tấn/ha), thời gian sinh trưởng 110 ngày. Rất nhiễm rày nâu và đạo ôn. Hạt gạo ngắn, khó xuất khẩu. Tuy nhiên thị trường tiêu thụ nội rất chuộng giống này và giá lúa trên thị trường rất khích lệ nông dân sản xuất nó. Bộ NN và PTNT đã công nhận khu vực hóa năm 2003 và công nhận tiến bộ kỹ thuật năm 2004, được giải thưởng bông lúa vàng năm 2003.
Thông tin nhà nông
- Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ chạm mốc 800 tỷ USD
- Kinh tế nông nghiệp xanh - hướng đi hiệu quả ở Than Uyên
- Tăng giá trị sản xuất từ nông nghiệp công nghệ cao
- Khuyến nông Hà Nội: Bứt phá sau 9 tháng, tạo đà phát triển nông nghiệp bền vững
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan: 'Phải thay đổi lời nguyền trồng lúa'
Đồng hành & Chia sẻ
- Chương trình “Đồng hành và Chia sẻ” kỳ 5 – Truyền hình Gia Lai
- Chương trình “Đồng hành và Chia sẻ” kỳ 4 – Truyền hình Gia Lai
- Chương trình “Đồng hành và Chia sẻ” kỳ 3 – Truyền hình Gia Lai
- Chương trình “Đồng hành và Chia sẻ” kỳ 2 – Truyền hình Gia Lai
- Chương trình “Đồng hành và Chia sẻ” kỳ 1 – Truyền hình Gia Lai