Hỏi đáp về phân bón

Đặt câu hỏi

Ấn vào câu hỏi để xem câu trả lời

  • Bón phân Đầu Trâu RC1, Đầu Trâu RC2 cho cây khoai mì có được hay không? Nếu không có RC1, RC2 có thể dùng NPK 15-10-15 hay là NPK 20-10-15 để bón được không? (Lê Quang Xảo - Đội 9, HTX Nông nghiệp Lương Trung, Lương Sơn, Bắc Bình, Bình Thuận)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    RC1 có công thức NPK là 8-5-10, RC2 có công thức NPK là 17-12-17, cả 2 loại phân này đều có bổ sung các chất hữu cơ và trung vi lượng thích hợp. Tùy theo điều kiện bà con có thể dùng RC1 hoặc RC2 để bón cho rau ăn củ. - Bón phân RC1, RC2 cho khoai mì là được. Ông nên tham khảo hướng dẫn liều lượng bón trên bao bì và chú ý bón tăng cường RC1, RC2 trong giai đoạn củ phát triển mạnh, vừa tăng năng suất vừa tăng hàm lượng tinh bột. - Các loại phân NPK Đầu Trâu khác dĩ nhiên cũng có thể bón cho khoai mì, vì bản chất chúng đều chứa các thành phần dinh dưỡng cơ bản, nhưng nếu bón đúng nhu cầu của cây và phù hợp thực trạng của đất đai tại chỗ thì hiệu quả sẽ là cao nhất. Về mặt nguyên tắc, bón RC1, RC2 cho khoai mì sẽ tốt hơn NPK 16-16-8-13S, NPK 20-20-0... Dĩ nhiên, để thẩm định chính xác điều kiện thổ nhưỡng thì rất tốn kém. Chúng tôi được biết những trường hợp khá thú vị: số lượng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu chỉ có vài chục, trong khi số lượng cây trồng thì hàng vạn, nên đối với những loại cây mà Bình Điền chưa làm phân chuyên dùng, những vị nông dân giàu kinh nghiệm đã vận dụng sổ tay hướng dẫn bón phân của Bình Điền phát tặng để phân loại cây của mình thuộc loài nào và tự ước lượng chính xác thổ nhưỡng của mình (đúng như câu nói: “không ai hiểu đất đai cây trồng Việt Nam bằng chính người Việt Nam”) sau đó dùng 1 loại phân chuyên dùng gần giống nhất của Bình Điền, bổ sung thêm một ít phân khác và cho hiệu quả rất bất ngờ. - Dùng NPK 15-10-15 bón cho khoai mì cũng thích hợp, nhưng nếu không có thì có thể thay bằng 20-10-15 để bón cho cây mì. Nhưng nên chú ý rằng loại đất xám, vàng, nghèo dinh dưỡng (đặc biệt là nghèo kali), nên phải bổ sung thêm 50-100kg/ha KCl trong giai đoạn thúc củ lần cuối.

  • Khi dư lưu huỳnh (S) thì triệu chứng cây nói chung như thế nào và có tác hại gì không? N và Fe trong đất có ức chế lẫn nhau không? Đất quá nhiều Fe có hại gì không? (Trần Văn Khánh - C37B khu tập thể Trần Khánh Dư, đường 30/4, TP Cần Thơ)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Trước hết, chúng tôi cũng rất vui mừng khi ngày càng có nhiều người nông dân quan tâm về chất dinh dưỡng trung-vi lượng, điều đó đã chứng tỏ trình độ của bà con ngày nay đã cao hơn trước nhiều và điều này sẽ góp phần vào mục tiêu chung vì một nền nông nghiệp sạch và bền vững của nước nhà. Khi dư lưu huỳnh (S) ở mức độ ít so với nhu cầu thật, thì nói chung tác động lên cây trồng không nhiều, nhưng nếu dư ở mức độ nhiều hơn sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc S, lúc này cây sẽ giảm sinh trưởng và giảm kích thước lá, một số trường hợp sẽ bị vàng lá hoặc cháy lá. S cũng là thành phần tạo khí sunphua hydro (H2S) là tác nhân làm rễ lúa bị đen, gây nghẹt rễ, lúa khó hút được thức ăn. N và Fe nói chung không có tác dụng ức chế với nhau một cách trực tiếp. Nhưng nếu trong đất có quá nhiều sắt thì trước hết sắt sẽ gây ngộ độc trực tiếp lên rễ lúa rồi sau đó lên toàn bộ cây lúa, Fe cũng sẽ kết hợp với lân tạo thành dạng lân khó tan, cây không hút được nên thiếu lân, cây thiếu lân thì cũng ảnh hưởng đến việc hút đạm và dẫn đến làm giảm tác dụng của phân bón nói chung. Trường hợp này, ta nên “giải độc” sắt trước (ví dụ: ngâm ruộng để rửa bớt sắt, bón phân lân, đặc biệt là lân nung chảy, phân chuồng hoai) lúc này bón đạm vào mới có hiệu quả cao.

  • Quê tôi bà con hay trồng các loại rau thương phẩm. Đặc biệt cà chua, khoai tây, ớt tây hay bị chết rũ nhiều. Cách phòng bệnh nổ thân ở cây cà chua? (Nguyễn Viết Vinh - K'Răng gọ 2, K'Đơn, Đơn Dương, Lâm Đồng)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Các triệu chứng mô tả cho thấy cây đã bị bệnh héo rũ chết xanh, sương mai. Ông hãy mua thuốc Ridomil để trị (liều lượng và cách dùng theo hướng dẫn trên bao bì). Tuy nhiên, ông bà ta vẫn thường nói "Phòng bệnh hơn chữa bệnh". Ông nên phòng bằng cách tưới Perag P: Dùng 6-8 gói hòa ra nước tưới cho 1.000m2 nếu đã trồng rau. Nếu ruộng chưa trồng rau có thể trộn chung Penag P với phân hữu cơ rải bón lót. Chú ý khi dùng phân hữu cơ thì phải ủ hoai mục theo quy trình. Chúng tôi cũng khuyên ông nên dùng các loại phân Đầu Trâu chuyên dùng cho các loại rau (rau ăn củ, quả, rau ăn lá...) sẽ giúp cây tăng cường sức đề kháng sâu bệnh, đó cũng là một cách phòng ngừa hiệu quả.

  • Vườn bưởi Năm Roi của tôi bị vàng lá, cho biết cách khắc phục? (Bùi Văn Hậu - Tân Tiến, Tân Long Hội, Măng Thít, Vĩnh Long)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Hiện tượng vàng lá có thể do nhiều nguyên nhân, khó có thể xác định nếu không khảo sát trực tiếp. Tuy nhiên, về tổng thể có thể do mấy nguyên nhân sau: - Do bệnh vàng lá Greening. - Do bệnh xì mủ (phythopthora). - Hoặc do vài yếu tố khác như: do bệnh trên hệ thống rễ, hay do thiếu một vài loại dinh dưỡng dưới đây: * Thiếu đạm: có thể làm lá trưởng thành chuyển vàng và có vệt sọc màu đen. * Thiếu kali: lá nhỏ và có nhiều đốm vàng nâu. * Magiê: lá già và lá trưởng thành xuất hiện những vệt vàng thau không liên tục lan dần từ đầu lá và mép lá, trong khi gân lá và phần thịt gần cuống lá vẫn còn xanh. Thiếu Magiê khắc phục bằng cách bón đôlômít hoặc phun MgSO4 qua lá. * Thiếu sắt: hệ thống gân lá chuyển vàng, khi thiếu nặng lá sẽ chuyển vàng và giảm năng suất (thiếu sắt dễ xảy ra nếu bón quá nhiều tro hay lân). Khắc phục: bón ZnO4. Nếu cây quá yếu thì nên đốn bỏ và thay bằng cây khác, tuy nhiên phải xử lý gốc cũ cho tốt hoặc chuyển vị trí trồng qua chỗ khác. Nếu là bệnh trên hệ thống rễ hoặc do xì mủ thì dùng Ridomil hoặc Aliette để xử lý (theo hướng dẫn trên bao bì). Cũng xin nói thêm vàng lá Greening là loại bệnh rất tai hại, ông có thể liên hệ cán bộ khuyến nông tại địa phương chẩn đoán, hoặc nếu có mẫu lá bị bệnh thì có thể giám định nhanh chóng tại Viện nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam (Quốc lộ 1A, Châu Thành, Tiền Giang). Về chế độ bón phân, xin giới thiệu các loại phân chuyên dùng cho cây ăn trái Đầu Trâu AT1, Đầu Trâu AT2, Đầu Trâu AT3 có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng. Nếu bón đúng hướng dẫn thì sẽ giúp loại trừ các triệu chứng vàng lá do thiếu hụt dinh dưỡng như nêu trên. Ngoài ra, sau khi thu hoạch cũng nên bón thêm phân hữu cơ hay Compomix Đầu Trâu. Cũng có thể dùng thêm các loại phân bón phun xịt trên lá có tác dụng tăng cường sinh trưởng rất tốt như Đầu Trâu 001 hoặc Đầu Trâu 005 hoặc Đầu Trâu 007 hoặc Đầu Trâu 009. Tất cả các loại phân này đều có hướng dẫn đầy đủ trên bao bì, ở đây chúng tôi chỉ tóm lược nguyên tắc để bón cho cây ăn trái nói chung: - Sau thu hoạch, đốn tỉa cành: bón phân hữu cơ, Compomix Đầu Trâu và AT1. - Trước trổ hoa: bón AT2, khi có những nụ đầu tiên thì nên phun thêm phân bón lá tăng trưởng. - Sau đậu quả 10-15 ngày: phun phân bón lá nhằm hạn chế rụng quả non, sau đó bón AT3. Tưới nước giữ ẩm và tỉa bớt chồi để tập trung dinh dưỡng nuôi quả. - Trước thu hoạch 1-2 tháng: bón AT3, phun phân bón lá vài lần trước thu hoạch sẽ giúp quả đẹp hơn, có vị ngọt hơn, bán được giá hơn. Chú ý: một số ít bà con có thói quen dùng phân ure bón qua lá vì phân này dễ tan. Tuy nhiên, điều này không đúng vì các loại cây có múi rất mẫn cảm với biure, hàm lượng biure có trong phân urea sẽ làm cho cây bị vàng lá, giảm năng suất và chất lượng quả.

  • Tại sao trái cóc bị da cám, không bóng đẹp. Cách khắc phục như thế nào? Nên bón phân cho cây cóc như thế nào? (Nguyễn Thị Phượng - ấp 2, Trinh Phú, Kế Sách, Sóc Trăng)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Hiện tượng này có thể do mấy nguyên nhân sau: - Do nhện đỏ (rầy lửa) chích hút trái đang lớn mạnh, tức là lúc trái đang tích lũy nhiều dinh dưỡng, chổ bị chích ở phần vỏ sẽ bị hình thành các mô thẹo. Sau đó, con nhện đỏ lại chích sang chỗ khác để hút nhựa và chỗ đó lại hình thành vết thẹo khác... - Do nấm tấn công sau khi trái cóc bị xì mủ (hoặc do côn trùng khác chích hút hoặc do va quyệt với gió). Để xử lý sâu bệnh, chỉ cần chú ý đến rầy, rệp và nấm hại trên thân và trái khi lớn, bởi vì cóc thật ra là loại cây ít bị sâu bệnh so với nhiều loại cây khác. Lúc đó cây có triệu chứng sâu bệnh cần theo dõi và xịt thuốc kịp thời: - Với nhện đỏ dùng thuốc Comite 73EC, Nissorun 5EC... - Nếu thấy có hiện tượng mốc trắng hay sần sùi có tơ hoặc có bột trên mặt lá thì dùng Antracol, Aliette 80WP... Đối với cây ăn trái, tốt nhất là dùng đúng loại Đầu Trâu AT1, Đầu Trâu AT2, Đầu Trâu AT3. Nếu tại địa phương không có các loại phân này thì có thể dùng Đầu Trâu 20-20-15TE hoặc 13-13-13TE. Một điểm đáng lưu ý là chế độ bón phân có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng và hình thức của trái. Bón phân hợp lý và theo nguyên tắc 4 đúng sẽ góp phần giúp trái bóng đẹp, tăng sức đề kháng nên giảm sâu bệnh.

  • Tôi bắt đầu sự nghiệp nuôi và chăm sóc cây mai kiểng tại Q7, TP HCM với khoảng gần 200 gốc mai kiểng. Xin hỏi cách chăm sóc, bón phân cho cây ra hoa vào dịp Tết? (Huỳnh Minh Hùng - Q7, TP HCM).

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Đối với cây mai kiểng, yếu tố chủ yếu là dáng cây và điều khiển ra hoa đúng kỳ. Nếu cành lá quá tốt thì ức chế ra hoa, nếu còi cọc quá thì số hoa ít và không đẹp. Do trồng trong chậu, lượng đất bị giới hạn nên việc bón phân, chăm sóc cho mai là hết sức cần thiết hơn mai trồng trực tiếp trên đất ngoài vườn. Sau khi chơi Tết xong, ông cần tỉa tạo dáng cho cây theo ý thích. Tiếp đó là nuôi cho mai sinh trưởng tốt về cành lá. Lúc này yêu cầu đạm và lân nhiều hơn, kali ít cũng được. Ông có thể dùng phân Đầu Trâu 20-20-15 TE, xới đất lên bón, lấp đất lại. Lượng bón mỗi lần không cần nhiều khoảng 40-50g/chậu chứa 50-60kg đất, tưới đủ nước thường xuyên (trong mùa khô). Mỗi tháng bón 2-3 lần, quan sát thấy cây ra lá, cành xum xuê là được. Nếu thấy lá quá đậm thì giảm số lượng cũng như số lần bón xuống. Vào mùa mưa từ tháng 6-10 dương lịch, dùng NPK 16-16-8-13S, hoặc dùng NPK 13-13-13TE để bón, mỗi lần bón 40-50g/chậu, 15-20 ngày bón một lần. Bón các loại phân trên đã cung cấp đủ đa lượng và vi lượng cho mai. Tuy nhiên khi thay đất hoặc sau 3-4 tháng kể từ khi thay đất có thể bón thêm phân chuồng: phân bò, heo, gà vịt đã ủ kỹ kết hợp với tro trấu cũng rất tốt (lưu ý không dùng phân gà vịt trong thời gian có dịch cúm gà!). Khi kết thúc mùa mưa: khoảng giữa tháng 11 dương lịch. Ông xem lại dáng cây, cành lá đã thỏa mãn chưa. Có thể tỉa lại một lần nữa rồi chỉ tưới nước dưỡng cây, có thể phun thêm Đầu Trâu 007 hoặc Đầu Trâu 907, pha 40-50g/8 lít nước, gạn lấy nước trong đem phun cho cây 1-2 lần. Công việc này làm trước Tết âm lịch khoảng 1 tháng. Sau đó là thời kỳ hãm cây: không tưới nước và bón phân nữa. Tùy thời tiết mát hay nóng mà bắt đầu vặt hết lá trên cây, gây cho cây chuyển qua giai đoạn phát triển mầm hoa mạnh hơn. Thời gian vặt lá cây khoảng 10-15 ngày trước ngày mình muốn ra hoa, kinh nghiệm 10-12 ngày là vừa, nếu trời mát có thể 14-15 ngày. Ông có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm, hoặc chỉ làm một số chậu theo cách này một số chậu theo cách khác rồi rút kinh nghiệm. Nên nhớ là thời tiết ảnh hưởng rất nhiều đến việc ra hoa đúng Tết. Vì vậy, gợi ý này cũng phải áp dụng linh hoạt theo kinh nghiệm: nhìn trời, nhìn đất, nhìn cây mà xử lý cho phù hợp. Để tránh lãng phí, khi đã bón NPK 20-20-15 + TE rồi không cần bón DAP nữa, vì DAP chỉ chứa có 2 nguyên tố N và P thôi. Trường hợp đã bón đủ NPK 20-20-15 +TE và phân chuồng rồi thì cũng không cần bón bánh dầu và các phân khác. Nhưng nếu có bón thêm các phân khác trong thời kỳ trước tháng 11 dương lịch thì cũng chẳng sao. Vì thời gian này bạn cần thân cành lá tốt để tỉa định dạng. Phun phân bón lá nói chung là tốt khi ông bón không đầy đủ các chất đa, trung và vi lương, nên cây dễ bị bệnh xâm nhập. Khi bón đủ các chất rồi thì phun phân bón lá hiệu lực không cao nhưng không có hại. Ông có thể dùng phân bón lá của Bình Điền loại Đầu Trâu 907 để phun. Công ty Bình Điền cũng đang đưa ra bán tại các nhà vườn và siêu thị lớn các loại phân Đầu Trâu 005, Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009 chuyên dùng cho các loại hoa và cây kiểng. Ngoài ra ở trên thị trương có nhiều chủng loại phân bón lá khác, trong đó có loại mang tên Profix Enzyme Green pha 5-10 ml/20 lít nước rồi phun cho mai cũng được. Thời gian tỉa cành định dạng cây cho đẹp thường làm sớm khoảng tháng 6-10 dương lịch, làm sớm sau đó chưa thích thì chỉnh lại cho vừa ý. Tỉa đọt ở đây là tỉa lá: ngắt hết lá đi, thường làm vào trước ngày định cho ra hoa khoảng 12-15 ngày. Ông nên làm ra nhiều công thức, ví dụ 20,18,15,12,10 ngày trước 30 tết. Ông ngắt hết lá trên cây để cho cây bị ức chế mà ra nụ và ra lộc. Nên nhớ muốn cây ra nụ nhiều thì các tháng 10,11 âm lịch sau khi cho ăn đủ phân thì đến giai đoạn xiết nước khoảng nửa tháng trước khi ngắt lá. Nghĩa là cho mai sống trong tình trạng không được tưới và không bón phân, các lá mai chuyển sang tình trạng già, lá dày, xanh đậm và hơi vàng. Lúc đó ngắt lá rồi tưới nhẹ, đủ ẩm để cây ra nụ. Nên làm thí nghiệm để có thêm kinh nghiệm cho năm sau. Vì cây chịu ảnh hưởng của thời tiết, giờ nắng, nhiệt độ nên nhà vườn dù có nhiều kinh nghiệm vẫn có năm bị mai nở trước tết cả tuần.

  • Bón như thế nào để mà không dư hay thiếu đạm? Muốn tránh mất đạm do rửa trôi, thẩm lậu, bay hơi... cần làm gì để sử dụng không phí phạm đạm mà lại có năng suất cao? (Trang Thanh Vũ - Hưng Lợi, TP Cần Thơ)

    Họ tên:
    Email:
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Câu hỏi trên rất tổng hợp. Về nguyên tắc chung khi bón phân, đặc biệt là phân đạm, phải dựa theo đặc điểm của từng loại cây, từng loại đất, tình trạng cung cấp nước cho cây và tình hình biến đổi của thời tiết mà quyết định. Ví dụ giữa cây lúa, cây rau cải và cây đậu phộng (lạc) thì quy trình bón đạm đã rất khác nhau. Lấy cây lúa làm ví dụ thì cũng có rất nhiều giống lúa, mỗi giống có yêu cầu phân đạm cũng rất khác nhau. Tuy nhiên ta cũng có thể hiểu rằng thời kỳ đầu của lúa rất cần đạm, nên cần bón sớm và bón nhiều hơn để cây đâm chồi, ra lá sớm đủ sức để bước vào thời kỳ làm đòng. Thời kỳ này có bón đạm "lỡ quá tay" cũng không hại lắm. Đến thời kỳ làm đòng rồi chuyển sang thời kỳ lúa trổ thì lượng đạm giảm dần xuống nhưng chú ý lân và đặc biệt là kali phải bón cho đủ. Mặt khác bạn có thể vận dụng phương pháp chuẩn đoán tình trạng sinh trưởng, màu sắc, hình dạng của lá lúa để biết cây đang thừa hay thiếu đạm. Ví dụ: Lá lúa màu xanh đậm, bản lá to mềm yếu, buổi sáng thấy lá này xếp chồng lên lá kia là hiện tượng thừa đạm. Ngược lại, lá có màu xanh nhạt, bản lá nhỏ, hẹp, lá thẳng, thưa thớt là hiện tượng thiếu đạm. Khi ta phát hiện được hiện tượng thừa hay thiếu đạm thì ít nhiều đã bị ảnh hưởng đến cây lúa rồi! Vì vậy ta nên biết cây, đất đai, biết nhu cầu phân bón của từng loại cây thì bón đạm mới phù hợp được, đạm sẽ không bị dư hay thiếu. Nếu người ta khuyến cáo mức đạm bón cho ruộng lúa của bạn là 100kg N/ha. Bạn nên chia ra nhiều lần để bón. Ví dụ đất lúa của bạn có nhiều mùn, thành phần cơ giới tương đối nặng, quản lý nước thuận lợi thì bạn chỉ cần chia đạm ra 3 lần để bón, lần đầu bón từ 1/3 đến 2/5, hai lần sau chia đều ra mà bón. Nhưng phải linh hoạt: nếu sau lần bón thứ 2 nhận thấy ruộng lúa có bộ lá dày đặc thì lần thứ 3 cần giảm lượng đạm xuống, thậm chí không bón để tránh lúa bị lốp, gây lúa bị lép nhiều. Trường hợp ruộng đất giữ nước kém, có nhiều cát thì phải chia đạm ra bón nhiều lần hơn, thậm chí 5-6 lần để tránh đạm bị mất do trực di. Để tránh làm đạm bị thất thoát có mấy cách sau: Trộn phân đạm với đất sét hay xác bã chất hữu cơ, làm thành viên rồi bón. Ở một số nước người ta làm phân đạm viên bọc lưu huỳnh hay bọc với bột cây xoan Ấn Độ để bón. Ngày này nước ta có công nghệ chế biến phân viên NPK và có bổ sung các chất dinh dưỡng trung, vi lượng để bón cho lúa và các cây trồng khác (như các loại phân chuyên dùng Đầu Trâu) vừa tiết kiệm đạm vừa cân đối các loại dinh dưỡng nên năng suất cây trồng khá cao và ổn định. Trong trường hợp bạn không mua được các loại phân trộn hay phân phức hợp mà chỉ có phân đơn thì nên chú ý vùi phân vào đất, ngay cả khi bón thúc bạn cũng cần tìm cách để phân được lấp sâu xuống đất. Làm cỏ sục bùn sau khi đã bón phân là với mục đích như vậy. Ngoài ra, bạn không nên bón đạm vào lúc ruộng có nhiều nước, lúc trời đang mưa to hay nắng gắt. Với những kiến thức như vậy, bạn có thể vận dụng cho những cây trồng khác và chú ý là bộ phận cây mà mình thu hoạch là gì để quyết định lượng và cách bón đạm hợp lý.

  • Tôi là một trong những đại lý cấp 2 của Công ty Phân bón Bình Điền, nếu tôi muốn làm đại lý cấp 1 thì cần phải có những điều kiện và thủ tục gì? (Một đại lý ở Tuy Phước, Bình Định).

    Họ tên: Nguyen Ha Thi An
    Email: Ngoc Thanh, Phuoc An, Tuy Phuoc, Binh Dinh
    Địa chỉ:
    Trả lời:

    Các điều kiện và thủ tục phụ thuộc vào tình hình thực tế tại mỗi địa phương (ví dụ: khi mở đại lý mới thì sẽ không ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung tại thị trường đó). Do vậy, đề nghị chị vui lòng liên hệ với cán bộ tiếp thị tại Bình Định, là anh Võ Văn Thái (số điện thoại 0913.741634)

Đặt Câu Hỏi
Họ tên
Email
Địa chỉ
Chuyên mục
Câu hỏi
 
Lưu ý: Để nội dung câu hỏi được rõ ràng, Quý khách vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Website mặc định hỗ trợ font chữ Unicode.

Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC