Canh tác thông minh: Lãi như mơ, xóa tan nỗi lo vật tư tăng giá

Lợi nhuận tới 37 triệu đồng/ha

Lật cuốn sổ nhật ký sản xuất, nông dân Trương Văn Hùng (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho tôi xem chi tiết các khoản chi phí đã đầu tư vào sản xuất 0,5ha lúa đông xuân 2021 - 2022, với giống lúa cho loại gạo ngon nhất thế giới ST25. Tất tần tật từ khâu làm đất, mua giống má, gieo sạ, bơm tưới, bón phân, xịt thuốc, công chăm sóc, thu hoạch… hết 8,8 triệu đồng.

Cánh tác lúa thông minh, nông dân sử dụng máy sạ cụm kết hợp với bón lót phân bón chuyên dùng, cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu với mật độ thưa hợp lý. Ảnh: Trung Chánh. 

Cánh tác lúa thông minh, nông dân sử dụng máy sạ cụm kết hợp với bón lót phân bón chuyên dùng, cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu với mật độ thưa hợp lý. Ảnh: Trung Chánh. 

Không chỉ ở Sóc Trăng, mô hình canh tác lúa thông minh còn được triển khai ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ đều có tác động tích cực, làm thay đổi tư duy của nhà nông trong đầu tư sản xuất lúa. Thay cho tập quán sản xuất nông nghiệp đầu tư nhiều để lấy năng suất cao, nông dân đã chuyển sang làm kinh tế nông nghiệp, tính toán chi ly đầu tư mức nào phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cuối vụ anh thu hoạch được 3,5 tấn lúa hàng hóa và được công ty ký hợp đồng thu mua với giá 7.850 đồng/kg. Tổng thu là gần 27,5 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn lợi nhuận được 18,6 triệu đồng. Như vậy, nếu làm đúng theo quy trình này, một ha lúa nông dân lãi trên 37 triệu đồng.

Anh Hùng bảo: “Đây là mức lãi như mơ rồi đấy. Vì khi bắt tay vào sản xuất, giá vật tư liên tục tăng chóng cả mặt, cứ nghĩ giá thành đội lên sẽ ăn hết vào lợi nhuận, có còn cũng chẳng đáng là bao”.

Vụ lúa đông xuân 2021 - 2022, anh Hùng là một trong những hộ dân tại địa phương được chọn tham gia thực hiện Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ. Trên diện tích 1ha đất nhà, anh Hùng chia 0,5ha tham gia thực hiện mô hình và 0,5ha còn làm đối chứng canh tác theo tập quán, kinh nghiệm từ bản thân.

Tham gia mô hình, anh Hùng và các nông dân được tập huấn và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến vào sản xuất. Chẳng hạn như áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, sạ thưa với lượng lúa giống 80 kg/ha bằng máy phun hạt và 30 - 50 kg/ha đối với lúa cấy, 40 - 60 kg/ha bằng máy sạ cụm, thay cho tập quán sạ dày từ 140-200 kg lúa giống/ha. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thiết bị cảm biến mực nước tự động giúp nông dân canh tác lúa thông minh biết chính xác khi nào cần bơm tưới cho lúa, giúp tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Thiết bị cảm biến mực nước tự động giúp nông dân canh tác lúa thông minh biết chính xác khi nào cần bơm tưới cho lúa, giúp tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Tưới tiết kiệm nước với kỹ thuật tưới nước ngập - khô xen kẽ, nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Sử dụng phân bón tiết kiệm, áp dụng kỹ thuật bón lót đầu vụ và phân bón chuyên dùng trên lúa theo công thức phân bón của Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Theo anh Hùng, có hai yếu tố chính giúp anh có được vụ lúa thắng lợi trọn vẹn. Một là tuân thủ làm theo đúng quy trình canh tác lúa thông minh đã được tập huấn nên chi phí giảm, giá thành hạ. Hai là giống lúa ST25 ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc. Mặc dù năng suất chưa phải là cao nhưng trong bối cảnh giá vật tư tăng cao thì đầu tư ở mức vừa phải để có hiệu quả kinh tế hợp lý. Lúa làm ra được công ty bao tiêu cao hơn giá thị trường 550 đồng/kg, góp phần làm cho lợi nhuận tăng thêm.

Ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất

Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành tại ĐBSCL triển khai thực hiện nhiều năm qua. Trong bối cảnh giá cả vật tư ngày càng tăng, làm đội chi phí sản xuất, ảnh hường lớn đến lợi nhuận của nhà nông thì mô hình này càng được khuyến khích nhận rộng.

Canh tác lúa thông minh, nông dân có thể điều khiển trạm bơm từ xa thông qua thiết bị điện thoại có kết nối Internet, giúp chủ động trong sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Canh tác lúa thông minh, nông dân có thể điều khiển trạm bơm từ xa thông qua thiết bị điện thoại có kết nối Internet, giúp chủ động trong sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, Chương trình Canh tác lúa thông minh đã được triển khai tại tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất tích cực, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia và nhân rộng. Vụ đông xuân 2021 - 2022, mô hình này tiếp tục được triển khai ở 3 huyện là Gò Quao, Hòn Đất và Giang Thành. Nông dân tham gia được tập huấn về kỹ thuật, qua đó nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong canh tác lúa.

Trong sản xuất, nông dân được hướng dẫn phải tuân thủ thời gian cách ly theo khuyến cáo về thời vụ sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhận thức rõ tác hại của việc đốt rơm rạ, gây mô nhiễm môi trường. Thay vào đó là thu gom, trồng nấm để gia tăng hiệu quả kinh tế, sau đó tiếp tục phủ thành phân hữu cơ để rải trên đồng ruộng, tạo thành kinh tế tuần hoàn.

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân Bón Bình Điền Ngô Văn Đông (ngoài cùng bên trái) cùng Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ trái qua) thăm và trao đổi về phát triển cánh đồng canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân Bón Bình Điền Ngô Văn Đông (ngoài cùng bên trái) cùng Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ trái qua) thăm và trao đổi về phát triển cánh đồng canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Trước khi gieo sạ lúa, nông dân được hướng dẫn đo độ pH của đất để điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển, sử dụng phân bón hiệu quả. Nông dân không sử dụng thuốc trừ rầy xử lý hạt giống. Sử dụng phân bón chuyên dùng thay thế phân đơn phối trộn để đạt hiệu quả cao. Kết quả canh tác cho thấy, ruộng sử dụng phân chuyên dùng của Công ty CP Phân bón Bình Điền năng suất lúa đạt cao hơn so với ruộng đối chứng. Do trong phân có hàm lượng NPK cân đối, hàm lượng Canxi và Silic khá cao, kết hợp với việc sạ thưa nên cây lúa cứng cây và có tỉ lệ hạt chắc cao hơn so với sử dụng phân nông dân tự mua về phối trộn.

Theo ông Dũng, Chương trình Canh tác lúa thông minh ngoài việc trú trọng tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, còn hỗ trợ đầu tư thiết bị thông minh phục vụ sản xuất hiệu quả hơn. Như tại Kiên Giang, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tài trợ thiết bị quan trắc môi trường nước tự động và truyền thông tin về các thiết bị có kết nối Internet. Đây là thiết bị rất hữu ích đối với những vùng ven biển, thường xuyên bị nước mặn xâm lấn. Qua đó, giúp nông dân biết được lúc nào có thể lấy nước vào ruộng, giảm rủi ro về thiệt hại.

Trên cánh đồng canh tác lúa thông minh được gắn các thiết bị cảm biến mực nước, giúp nông dân chủ động trong việc điều tiết nước theo nhu cầu của cây lúa, áp dụng quy trình tưới ướt - khô xen kẽ để tiết kiệm nguồn nước tưới, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển mạnh, chống đổ ngã, thu hoạch dễ dàng… Hay như gắn thiết bị thông minh quan trắc mật độ côn trùng gây hại trên đồng ruộng, giúp nông dân biết chính xác thời điểm cần phun thuốc phòng trừ để bảo vệ cây lúa hiệu quả, giảm được số lần phun thuốc trên vụ.

Tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có vụi mùa bội thu với chi phí thấp, hạ giá thành, gia tăng tối đa lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có vụi mùa bội thu với chi phí thấp, hạ giá thành, gia tăng tối đa lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Trong Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV ngày 25/1/2022 của Bộ NN-PTNT về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với tiến bộ kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” là một trong những mô hình điển hình được khuyến khích nhân rộng. Theo đó, Bộ NN-PTNT nhận định: “Giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp”.

Ngành nông nghiệp các địa phương, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, cần tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả. Tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trồng trọt của địa phương. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả. Triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và rác thải sinh hoạt.

Cần có các giải pháp kỹ thuật, tập huấn và vận động nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, giảm chi phí đầu vào. Tích hợp đa giá trị trong nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, trách nhiệm và giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng, “1 phải, 5 giảm”, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất lúa…

Nguồn: nongnghiep.vn

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Canh tác thông minh: Lãi như mơ, xóa tan nỗi lo vật tư tăng giá

Lợi nhuận tới 37 triệu đồng/ha

Lật cuốn sổ nhật ký sản xuất, nông dân Trương Văn Hùng (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) cho tôi xem chi tiết các khoản chi phí đã đầu tư vào sản xuất 0,5ha lúa đông xuân 2021 - 2022, với giống lúa cho loại gạo ngon nhất thế giới ST25. Tất tần tật từ khâu làm đất, mua giống má, gieo sạ, bơm tưới, bón phân, xịt thuốc, công chăm sóc, thu hoạch… hết 8,8 triệu đồng.

Cánh tác lúa thông minh, nông dân sử dụng máy sạ cụm kết hợp với bón lót phân bón chuyên dùng, cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu với mật độ thưa hợp lý. Ảnh: Trung Chánh. 

Cánh tác lúa thông minh, nông dân sử dụng máy sạ cụm kết hợp với bón lót phân bón chuyên dùng, cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu với mật độ thưa hợp lý. Ảnh: Trung Chánh. 

Không chỉ ở Sóc Trăng, mô hình canh tác lúa thông minh còn được triển khai ở các tỉnh Hậu Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ đều có tác động tích cực, làm thay đổi tư duy của nhà nông trong đầu tư sản xuất lúa. Thay cho tập quán sản xuất nông nghiệp đầu tư nhiều để lấy năng suất cao, nông dân đã chuyển sang làm kinh tế nông nghiệp, tính toán chi ly đầu tư mức nào phù hợp để có hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cuối vụ anh thu hoạch được 3,5 tấn lúa hàng hóa và được công ty ký hợp đồng thu mua với giá 7.850 đồng/kg. Tổng thu là gần 27,5 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn lợi nhuận được 18,6 triệu đồng. Như vậy, nếu làm đúng theo quy trình này, một ha lúa nông dân lãi trên 37 triệu đồng.

Anh Hùng bảo: “Đây là mức lãi như mơ rồi đấy. Vì khi bắt tay vào sản xuất, giá vật tư liên tục tăng chóng cả mặt, cứ nghĩ giá thành đội lên sẽ ăn hết vào lợi nhuận, có còn cũng chẳng đáng là bao”.

Vụ lúa đông xuân 2021 - 2022, anh Hùng là một trong những hộ dân tại địa phương được chọn tham gia thực hiện Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ. Trên diện tích 1ha đất nhà, anh Hùng chia 0,5ha tham gia thực hiện mô hình và 0,5ha còn làm đối chứng canh tác theo tập quán, kinh nghiệm từ bản thân.

Tham gia mô hình, anh Hùng và các nông dân được tập huấn và áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác lúa tiên tiến vào sản xuất. Chẳng hạn như áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, sạ thưa với lượng lúa giống 80 kg/ha bằng máy phun hạt và 30 - 50 kg/ha đối với lúa cấy, 40 - 60 kg/ha bằng máy sạ cụm, thay cho tập quán sạ dày từ 140-200 kg lúa giống/ha. Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM để giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thiết bị cảm biến mực nước tự động giúp nông dân canh tác lúa thông minh biết chính xác khi nào cần bơm tưới cho lúa, giúp tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Thiết bị cảm biến mực nước tự động giúp nông dân canh tác lúa thông minh biết chính xác khi nào cần bơm tưới cho lúa, giúp tiết kiệm nguồn nước, bảo vệ môi trường. Ảnh: Trung Chánh.

Tưới tiết kiệm nước với kỹ thuật tưới nước ngập - khô xen kẽ, nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất, nguồn nước, bảo vệ sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng. Sử dụng phân bón tiết kiệm, áp dụng kỹ thuật bón lót đầu vụ và phân bón chuyên dùng trên lúa theo công thức phân bón của Công ty CP Phân bón Bình Điền.

Theo anh Hùng, có hai yếu tố chính giúp anh có được vụ lúa thắng lợi trọn vẹn. Một là tuân thủ làm theo đúng quy trình canh tác lúa thông minh đã được tập huấn nên chi phí giảm, giá thành hạ. Hai là giống lúa ST25 ít sâu bệnh, nhẹ công chăm sóc. Mặc dù năng suất chưa phải là cao nhưng trong bối cảnh giá vật tư tăng cao thì đầu tư ở mức vừa phải để có hiệu quả kinh tế hợp lý. Lúa làm ra được công ty bao tiêu cao hơn giá thị trường 550 đồng/kg, góp phần làm cho lợi nhuận tăng thêm.

Ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất

Chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền và Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành tại ĐBSCL triển khai thực hiện nhiều năm qua. Trong bối cảnh giá cả vật tư ngày càng tăng, làm đội chi phí sản xuất, ảnh hường lớn đến lợi nhuận của nhà nông thì mô hình này càng được khuyến khích nhận rộng.

Canh tác lúa thông minh, nông dân có thể điều khiển trạm bơm từ xa thông qua thiết bị điện thoại có kết nối Internet, giúp chủ động trong sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Canh tác lúa thông minh, nông dân có thể điều khiển trạm bơm từ xa thông qua thiết bị điện thoại có kết nối Internet, giúp chủ động trong sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

TS Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang đánh giá, Chương trình Canh tác lúa thông minh đã được triển khai tại tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua mang lại hiệu quả rất tích cực, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng tham gia và nhân rộng. Vụ đông xuân 2021 - 2022, mô hình này tiếp tục được triển khai ở 3 huyện là Gò Quao, Hòn Đất và Giang Thành. Nông dân tham gia được tập huấn về kỹ thuật, qua đó nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi trong canh tác lúa.

Trong sản xuất, nông dân được hướng dẫn phải tuân thủ thời gian cách ly theo khuyến cáo về thời vụ sản xuất cũng như trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhận thức rõ tác hại của việc đốt rơm rạ, gây mô nhiễm môi trường. Thay vào đó là thu gom, trồng nấm để gia tăng hiệu quả kinh tế, sau đó tiếp tục phủ thành phân hữu cơ để rải trên đồng ruộng, tạo thành kinh tế tuần hoàn.

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân Bón Bình Điền Ngô Văn Đông (ngoài cùng bên trái) cùng Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ trái qua) thăm và trao đổi về phát triển cánh đồng canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Tổng Giám đốc Công ty CP Phân Bón Bình Điền Ngô Văn Đông (ngoài cùng bên trái) cùng Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ trái qua) thăm và trao đổi về phát triển cánh đồng canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh.

Trước khi gieo sạ lúa, nông dân được hướng dẫn đo độ pH của đất để điều chỉnh cho phù hợp nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây lúa phát triển, sử dụng phân bón hiệu quả. Nông dân không sử dụng thuốc trừ rầy xử lý hạt giống. Sử dụng phân bón chuyên dùng thay thế phân đơn phối trộn để đạt hiệu quả cao. Kết quả canh tác cho thấy, ruộng sử dụng phân chuyên dùng của Công ty CP Phân bón Bình Điền năng suất lúa đạt cao hơn so với ruộng đối chứng. Do trong phân có hàm lượng NPK cân đối, hàm lượng Canxi và Silic khá cao, kết hợp với việc sạ thưa nên cây lúa cứng cây và có tỉ lệ hạt chắc cao hơn so với sử dụng phân nông dân tự mua về phối trộn.

Theo ông Dũng, Chương trình Canh tác lúa thông minh ngoài việc trú trọng tập huấn cho nông dân về kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến, còn hỗ trợ đầu tư thiết bị thông minh phục vụ sản xuất hiệu quả hơn. Như tại Kiên Giang, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã tài trợ thiết bị quan trắc môi trường nước tự động và truyền thông tin về các thiết bị có kết nối Internet. Đây là thiết bị rất hữu ích đối với những vùng ven biển, thường xuyên bị nước mặn xâm lấn. Qua đó, giúp nông dân biết được lúc nào có thể lấy nước vào ruộng, giảm rủi ro về thiệt hại.

Trên cánh đồng canh tác lúa thông minh được gắn các thiết bị cảm biến mực nước, giúp nông dân chủ động trong việc điều tiết nước theo nhu cầu của cây lúa, áp dụng quy trình tưới ướt - khô xen kẽ để tiết kiệm nguồn nước tưới, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa phát triển mạnh, chống đổ ngã, thu hoạch dễ dàng… Hay như gắn thiết bị thông minh quan trắc mật độ côn trùng gây hại trên đồng ruộng, giúp nông dân biết chính xác thời điểm cần phun thuốc phòng trừ để bảo vệ cây lúa hiệu quả, giảm được số lần phun thuốc trên vụ.

Tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có vụi mùa bội thu với chi phí thấp, hạ giá thành, gia tăng tối đa lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia Chương trình Canh tác lúa thông minh, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã có vụi mùa bội thu với chi phí thấp, hạ giá thành, gia tăng tối đa lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Trong Chỉ thị 653/CT-BNN-BVTV ngày 25/1/2022 của Bộ NN-PTNT về sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với tiến bộ kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” là một trong những mô hình điển hình được khuyến khích nhân rộng. Theo đó, Bộ NN-PTNT nhận định: “Giá phân bón thế giới và trong nước liên tục tăng cao, nguồn cung hạn chế và còn diễn biến phức tạp trong thời gian tới, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nông dân. Tình trạng lạm dụng phân bón vô cơ, sử dụng phân bón lãng phí vẫn còn xảy ra ở hầu hết các địa phương, làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của hàng nông sản, ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp”.

Ngành nông nghiệp các địa phương, bên cạnh việc tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát thị trường phân bón, cần tổ chức tập huấn, truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng phân bón cân đối và hiệu quả. Tăng cường sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thay thế phân bón vô cơ bằng phân hữu cơ theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện sản xuất, trồng trọt của địa phương. Tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng và nhân rộng tiến bộ kỹ thuật, giải pháp, mô hình sử dụng phân bón hiệu quả. Triển khai chương trình sử dụng phân bón hữu cơ, mô hình sản xuất phân bón tái sử dụng phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và rác thải sinh hoạt.

Cần có các giải pháp kỹ thuật, tập huấn và vận động nông dân sử dụng phân bón tiết kiệm, cân đối và hiệu quả, giảm chi phí đầu vào. Tích hợp đa giá trị trong nông sản, hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, trách nhiệm và giá trị gia tăng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như “3 giảm, 3 tăng, “1 phải, 5 giảm”, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, gieo sạ né rầy, ứng dụng công nghệ sinh thái, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, mô hình liên kết sản xuất lúa…

Nguồn: nongnghiep.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC