Rộn ràng tôm - lúa đầu năm

Những ngày này, nông dân các vùng tôm - lúa ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau đâu đâu cũng rổn rảng, phấn khởi vì vụ lúa - tôm được mùa, trúng giá.

Ông Đỗ Minh Thắng (áo xanh), Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai thăm cánh đồng lúa tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Đỗ Minh Thắng (áo xanh), Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai thăm cánh đồng lúa tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Lúa trên đất tôm trúng lớn

Trong niềm vui, nông dân Huỳnh Dân Dựng, ấp 15, xã Phong Thạnh Đông, Thị xã Giá Raitỉnh Bạc Liêu cho biết: Gia đình vừa thu hoạch xong 1,5 ha lúa ST24 trên đất nuôi tôm, nâng suất trung bình đạt 6,3 tấn/ha. Đầu vụ thương lái đặt cọc với giá 8.000 đồng/kg.

“Do thời tiết năm nay thuận lợi nên chi phí cho vụ lúa chỉ hơn 30 triệu đồng/1,5 ha, tính ra mỗi công lúa chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng tiền tiền phân thuốc. Với giá bán như hiện nay, trừ chi phí, gia đình có lãi hơn 45 triệu đồng/ha”, anh Dựng phấn khởi.

Cùng niềm vui, ông Trương Thành Quốc, ấp 15, xã Phong Thạnh Đông phấn khởi chia sẻ: “Tuy năng suất lúa năm nay chỉ đạt 5,6 tấn/ha, không bằng so với vụ lúa 2020. Tuy nhiên bù lại, lúa bán được giá nên gia đình cũng lãi hơn 40 triệu đồng/ha”.

Ông Quốc cho biết, bước vào đầu vụ lúa trên đất tôm năm nay, thật sự gia đình ông rất lo lắng, nhiều lần suy nghĩ muốn bỏ vụ không làm vì chi phí vật tư đầu vào tăng cao, thậm chí hơn năm trước khoảng 1,5 lần, trong khi giá lúa không ổn định. Nhưng suy nghĩ, nông dân mà không làm nông thì lấy gì sống, bà con làm được thì mình cũng làm được, nên cũng làm liều gieo sạ theo bà con.

Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nông dân Thị xã Giá Rai trúng mùa, được giá. Ảnh: Trọng Linh.

Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nông dân Thị xã Giá Rai trúng mùa, được giá. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Giá Rai cho biết: Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, toàn Thị xã gieo sạ hơn 3.000 ha, đến nay đã thu hoạch hơn 2.500 ha, còn 500 ha dự định sẽ thu hoạch dứt điểm trước ngày 15/1. Các giống lúa gieo sạ chủ lực là ST24, ST25, Một bụi đỏ, OM 5451, OM 2517…

Theo ông Toàn, vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nhờ thời tiết thuận lợi nên bà con nông dân thu hoạch cho năng suất cao, đạt trung bình hơn 5 tấn/ha, riêng hai xã Phong Thạnh Đông và Phong Tân năng suất đạt từ 6 – 6,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, những ngày qua giá lúa tăng cao nên nông dân thu hoạch lúa rất phấn khởi.

Hiện nay, giá lúa dao động từ 6.000 – 8.500 đồng/ha, tùy theo loại và chất lượng lúa. Trừ các chi phí, nông dân có lãi từ 30 – 45 triệu đồng/ha.

Tôm càng xanh được mùa, giá cao

Trong những ngày đầu năm Dương lịch, người dân tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu phấn khởi bước vào thu hoạch tôm càng xanh. Đặc biệt, trong đó có những mô hình sản xuất chứng nhận theo hướng VietGAP…

Gia đình bà Hồng Thị Nhanh ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) vừa tiến hành thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa trên diện tích 1,2 ha. Do được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của ngành chuyên môn nên năng suất tôm nuôi, lẫn năng suất lúa của gia đình bà Nhanh đạt khá cao.

Nông dân tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trọng Linh.

Bà Nhanh rạng rỡ nói: “Nhà nước hỗ trợ được 15.000 con tôm càng xanh giống, tôi mua thêm 10.000 con thả nuôi, vụ tôm năm nay gia đình cũng thu hoạch gần 40 triệu. Riêng lúa năm nay cũng trúng mùa, tôi bán tính ra 1 công cũng được 30 giạ, với giá bán 6.500 đồng/kg nên có nguồn thu nhập khá, phấn khởi lắm”.

Gia đình bà Nguyễn Ngọc Muội ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho biết: Gia đình thả nuôi khoảng 30.000 con tôm giống trên diện tích 1,2 ha. Do được hỗ trợ xử lý tốt nguồn nước, cũng như có được nguồn tôm giống chất lượng, đặc biệt là cho tôm ăn đúng liều lượng nên diện tích tôm càng xanh của gia đình bà lớn nhanh và đạt đầu con hơn so với các hộ nuôi khác.

Bà Muội vui mừng nói: “Năm nay, tôm giá rẻ hơn mọi năm, tôi bán được giá 90.000 đồng/kg, thấp hơn năm rồi 20 ngàn đồng/kg, mặc dù giá tôm thấp nhưng năng suất đạt cao nên nguồn thu cũng khá, vừa rồi tôi bán được hơn 40 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Trúng mùa tôm - lúa nên năm nay bà con có tiền đón Tết rủng rỉnh”.

Ông Tôn Trung Kháng, Trưởng ấp 9, xã Khánh Thuận (huyện U Minh) cho biết: “Vài năm trở lại đây, địa phương mạnh dạn triển khai các mô hình nuôi tôm - lúa theo hướng VietGAP. Vụ tôm năm nay, năng suất tôm nuôi trung bình đặt từ 300 - 400 kg/ha, có hộ trúng đậm đạt từ 450 - 500kg/ha, lúa cũng đạt từ 3,5 tấn/ha. Từ những kết quả đạt được, thời gian tới, tôi sẽ vận động bà con nhân rộng mô hình này”.

Giá tôm càng xanh dao động từ 120.000 - 150.000/kg nên dân ai cũng phấn khởi. Ảnh: Trọng Linh.

Giá tôm càng xanh dao động từ 120.000 - 150.000/kg nên dân ai cũng phấn khởi. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Thanh Toản, Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP là mô hình kinh tế rất hiệu quả, không chỉ giúp người dân cải tạo tốt môi trường nước trong vuông tôm, thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay mà còn giúp người dân tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

“Thành công của vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa theo chuẩn VietGAP năm nay đã mang đến nhiều niềm vui, niềm phấn khởi cho người dân, giúp họ có điều kiện để tái sản xuất ở vụ mùa tới”, ông Toán chia sẻ.

Còn tại Bạc Liêu, trên địa bàn huyện Phước Long và huyện Hồng Dân, giá tôm tăng cao, nông dân vui mừng thu hoạch tôm càng xanh để đón Tết.

Ông Võ Minh Huy, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết, thời điểm dịch bệnh còn phức tạp, tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, việc thu hoạch tôm càng xanh của bà con cũng gặp không ít khó khăn, nhiều hộ quá thời gian thu hoạch vì không có thương lái thu mua, giá rất thấp.

Thời điểm áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội giá tôm càng xanh chạy oxy có giá khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg, còn tôm chết khoảng 50.000 đồng/kg.

Tuy nhiên đến nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 3.000 ha tôm càng xanh đang bước vào giai đoạn thu hoạch đón Tết trên tổng số 12.000 ha, hiện tại giá tôm oxy dao động khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg, tùy theo loại. Từ đó, người dân trên địa bàn rất phấn khởi”, ông Thái cho hay.

Thương lái đến nhà để thu mua tôm càng xanh cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Thương lái đến nhà để thu mua tôm càng xanh cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình lúa - tôm được các nhà chuyên môn và nhà khoa học đánh giá là mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, vùng sinh thái mặn - ngọt phía bắc QL1 của tỉnh Bạc Liêu rất thích hợp cho việc phát triển mô hình lúa - tôm.

Trong năm 2021 - 2022, tỉnh Bạc Liêu đã quy hoạch và phát triển sản xuất mô hình này lên gần 40.000 ha. Để mở rộng diện tích gieo sạ lúa trên đất tôm, Bạc Liêu đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng.

Ngành nông nghiệp tại địa phương cũng đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa. Đặc biệt là định hướng canh tác lúa hữu cơ, tôm sạch nhằm nâng cao giá trị.

Nhằm khuyến khích nông dân nhân rộng giống lúa ST24, ST25, nhà nước hỗ trợ 50% lượng lúa giống, đồng thời làm nhịp cầu nối để doanh nghiệp và nông dân ký kết bao tiêu sản phẩm, qua đó hình thành chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng thương hiệu "Lúa thơm - Tôm sạch".

Nguồn: nongnghiep.vn

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Rộn ràng tôm - lúa đầu năm

Những ngày này, nông dân các vùng tôm - lúa ở 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau đâu đâu cũng rổn rảng, phấn khởi vì vụ lúa - tôm được mùa, trúng giá.

Ông Đỗ Minh Thắng (áo xanh), Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai thăm cánh đồng lúa tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Đỗ Minh Thắng (áo xanh), Chủ tịch UBND Thị xã Giá Rai thăm cánh đồng lúa tại xã Phong Thạnh Đông. Ảnh: Trọng Linh.

Lúa trên đất tôm trúng lớn

Trong niềm vui, nông dân Huỳnh Dân Dựng, ấp 15, xã Phong Thạnh Đông, Thị xã Giá Raitỉnh Bạc Liêu cho biết: Gia đình vừa thu hoạch xong 1,5 ha lúa ST24 trên đất nuôi tôm, nâng suất trung bình đạt 6,3 tấn/ha. Đầu vụ thương lái đặt cọc với giá 8.000 đồng/kg.

“Do thời tiết năm nay thuận lợi nên chi phí cho vụ lúa chỉ hơn 30 triệu đồng/1,5 ha, tính ra mỗi công lúa chỉ tốn khoảng 2 triệu đồng tiền tiền phân thuốc. Với giá bán như hiện nay, trừ chi phí, gia đình có lãi hơn 45 triệu đồng/ha”, anh Dựng phấn khởi.

Cùng niềm vui, ông Trương Thành Quốc, ấp 15, xã Phong Thạnh Đông phấn khởi chia sẻ: “Tuy năng suất lúa năm nay chỉ đạt 5,6 tấn/ha, không bằng so với vụ lúa 2020. Tuy nhiên bù lại, lúa bán được giá nên gia đình cũng lãi hơn 40 triệu đồng/ha”.

Ông Quốc cho biết, bước vào đầu vụ lúa trên đất tôm năm nay, thật sự gia đình ông rất lo lắng, nhiều lần suy nghĩ muốn bỏ vụ không làm vì chi phí vật tư đầu vào tăng cao, thậm chí hơn năm trước khoảng 1,5 lần, trong khi giá lúa không ổn định. Nhưng suy nghĩ, nông dân mà không làm nông thì lấy gì sống, bà con làm được thì mình cũng làm được, nên cũng làm liều gieo sạ theo bà con.

Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nông dân Thị xã Giá Rai trúng mùa, được giá. Ảnh: Trọng Linh.

Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nông dân Thị xã Giá Rai trúng mùa, được giá. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Huỳnh Thanh Toàn, Trưởng phòng Kinh tế Thị xã Giá Rai cho biết: Vụ lúa trên đất tôm năm 2021, toàn Thị xã gieo sạ hơn 3.000 ha, đến nay đã thu hoạch hơn 2.500 ha, còn 500 ha dự định sẽ thu hoạch dứt điểm trước ngày 15/1. Các giống lúa gieo sạ chủ lực là ST24, ST25, Một bụi đỏ, OM 5451, OM 2517…

Theo ông Toàn, vụ lúa trên đất tôm năm 2021, nhờ thời tiết thuận lợi nên bà con nông dân thu hoạch cho năng suất cao, đạt trung bình hơn 5 tấn/ha, riêng hai xã Phong Thạnh Đông và Phong Tân năng suất đạt từ 6 – 6,5 tấn/ha. Bên cạnh đó, những ngày qua giá lúa tăng cao nên nông dân thu hoạch lúa rất phấn khởi.

Hiện nay, giá lúa dao động từ 6.000 – 8.500 đồng/ha, tùy theo loại và chất lượng lúa. Trừ các chi phí, nông dân có lãi từ 30 – 45 triệu đồng/ha.

Tôm càng xanh được mùa, giá cao

Trong những ngày đầu năm Dương lịch, người dân tại hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu phấn khởi bước vào thu hoạch tôm càng xanh. Đặc biệt, trong đó có những mô hình sản xuất chứng nhận theo hướng VietGAP…

Gia đình bà Hồng Thị Nhanh ở ấp 9, xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) vừa tiến hành thu hoạch xong vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa trên diện tích 1,2 ha. Do được hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo của ngành chuyên môn nên năng suất tôm nuôi, lẫn năng suất lúa của gia đình bà Nhanh đạt khá cao.

Nông dân tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trọng Linh.

Nông dân tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh (Cà Mau) thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Trọng Linh.

Bà Nhanh rạng rỡ nói: “Nhà nước hỗ trợ được 15.000 con tôm càng xanh giống, tôi mua thêm 10.000 con thả nuôi, vụ tôm năm nay gia đình cũng thu hoạch gần 40 triệu. Riêng lúa năm nay cũng trúng mùa, tôi bán tính ra 1 công cũng được 30 giạ, với giá bán 6.500 đồng/kg nên có nguồn thu nhập khá, phấn khởi lắm”.

Gia đình bà Nguyễn Ngọc Muội ở xã Nguyễn Phích, huyện U Minh cho biết: Gia đình thả nuôi khoảng 30.000 con tôm giống trên diện tích 1,2 ha. Do được hỗ trợ xử lý tốt nguồn nước, cũng như có được nguồn tôm giống chất lượng, đặc biệt là cho tôm ăn đúng liều lượng nên diện tích tôm càng xanh của gia đình bà lớn nhanh và đạt đầu con hơn so với các hộ nuôi khác.

Bà Muội vui mừng nói: “Năm nay, tôm giá rẻ hơn mọi năm, tôi bán được giá 90.000 đồng/kg, thấp hơn năm rồi 20 ngàn đồng/kg, mặc dù giá tôm thấp nhưng năng suất đạt cao nên nguồn thu cũng khá, vừa rồi tôi bán được hơn 40 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi khoảng 30 triệu đồng. Trúng mùa tôm - lúa nên năm nay bà con có tiền đón Tết rủng rỉnh”.

Ông Tôn Trung Kháng, Trưởng ấp 9, xã Khánh Thuận (huyện U Minh) cho biết: “Vài năm trở lại đây, địa phương mạnh dạn triển khai các mô hình nuôi tôm - lúa theo hướng VietGAP. Vụ tôm năm nay, năng suất tôm nuôi trung bình đặt từ 300 - 400 kg/ha, có hộ trúng đậm đạt từ 450 - 500kg/ha, lúa cũng đạt từ 3,5 tấn/ha. Từ những kết quả đạt được, thời gian tới, tôi sẽ vận động bà con nhân rộng mô hình này”.

Giá tôm càng xanh dao động từ 120.000 - 150.000/kg nên dân ai cũng phấn khởi. Ảnh: Trọng Linh.

Giá tôm càng xanh dao động từ 120.000 - 150.000/kg nên dân ai cũng phấn khởi. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Nguyễn Thanh Toản, Chủ tịch UBND huyện U Minh cho biết: Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP là mô hình kinh tế rất hiệu quả, không chỉ giúp người dân cải tạo tốt môi trường nước trong vuông tôm, thích ứng tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt và có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay mà còn giúp người dân tăng thu nhập trên cùng một diện tích.

“Thành công của vụ tôm càng xanh toàn đực xen canh trong ruộng lúa theo chuẩn VietGAP năm nay đã mang đến nhiều niềm vui, niềm phấn khởi cho người dân, giúp họ có điều kiện để tái sản xuất ở vụ mùa tới”, ông Toán chia sẻ.

Còn tại Bạc Liêu, trên địa bàn huyện Phước Long và huyện Hồng Dân, giá tôm tăng cao, nông dân vui mừng thu hoạch tôm càng xanh để đón Tết.

Ông Võ Minh Huy, Phó trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hồng Dân cho biết, thời điểm dịch bệnh còn phức tạp, tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, việc thu hoạch tôm càng xanh của bà con cũng gặp không ít khó khăn, nhiều hộ quá thời gian thu hoạch vì không có thương lái thu mua, giá rất thấp.

Thời điểm áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội giá tôm càng xanh chạy oxy có giá khoảng 80.000 – 100.000 đồng/kg, còn tôm chết khoảng 50.000 đồng/kg.

Tuy nhiên đến nay, trên địa bàn huyện còn khoảng 3.000 ha tôm càng xanh đang bước vào giai đoạn thu hoạch đón Tết trên tổng số 12.000 ha, hiện tại giá tôm oxy dao động khoảng 120.000 – 150.000 đồng/kg, tùy theo loại. Từ đó, người dân trên địa bàn rất phấn khởi”, ông Thái cho hay.

Thương lái đến nhà để thu mua tôm càng xanh cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Thương lái đến nhà để thu mua tôm càng xanh cho người dân. Ảnh: Trọng Linh.

Mô hình lúa - tôm được các nhà chuyên môn và nhà khoa học đánh giá là mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Hiện nay, vùng sinh thái mặn - ngọt phía bắc QL1 của tỉnh Bạc Liêu rất thích hợp cho việc phát triển mô hình lúa - tôm.

Trong năm 2021 - 2022, tỉnh Bạc Liêu đã quy hoạch và phát triển sản xuất mô hình này lên gần 40.000 ha. Để mở rộng diện tích gieo sạ lúa trên đất tôm, Bạc Liêu đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng.

Ngành nông nghiệp tại địa phương cũng đẩy mạnh chuyển giao ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất lúa. Đặc biệt là định hướng canh tác lúa hữu cơ, tôm sạch nhằm nâng cao giá trị.

Nhằm khuyến khích nông dân nhân rộng giống lúa ST24, ST25, nhà nước hỗ trợ 50% lượng lúa giống, đồng thời làm nhịp cầu nối để doanh nghiệp và nông dân ký kết bao tiêu sản phẩm, qua đó hình thành chuỗi liên kết giá trị, tạo dựng thương hiệu "Lúa thơm - Tôm sạch".

Nguồn: nongnghiep.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC