Sâu bệnh hại lúa đông xuân nguy cơ lây lan rộng

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) tỉnh Quảng Trị, sâu bệnh hại lúa đông xuân đang có xu hướng lây lan rộng. Trong tổng số hơn 25.900 ha diện tích lúa đông xuân toàn tỉnh, đã có trên 1.318 ha bị sâu bệnh gây hại. 

Trong đó, bệnh đạo ôn diện tích nhiễm 647 ha, hại nặng 63 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10 – 20%, nơi cao lên đến 30 – 45%, tập trung ở các huyện Gio Linh, Triệu Phong và TP Đông Hà.

Chuột gây hại trên diên tích 543 ha, tỉ lệ hại phổ biến 5 – 10%, nơi cao 15 – 25%; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn diện tích nhiễm 103 ha, hại nặng 2 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10 – 20%, nơi cao 30 – 45%.

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: CĐ.

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: CĐ.

Bệnh khô vằn bắt đầu gây hại trên những chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm với diện tích nhiễm 25 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến 5 – 10%, nơi cao 15 – 20%. Ngoài ra, rầy các loại, sâu cuốn lá cũng bắt đầu phát sinh rải rác.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV tỉnh Quảng Trị, dự báo thời gian tới, bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời. Các loại sâu bệnh khác tiếp lây lan, tích lũy mật độ và gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng.

"Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10…, trên các chân ruộng gieo dày, bón phân không cân đối để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh, tỉ lệ bệnh khoảng 5%", ông Tuấn lưu ý

Chi cục TT&BVTV tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo, ở những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn, sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân. Cần duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại. Phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn, nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc đặc hiệu để hạn chế sự lây lan của bệnh. Đồng thời, theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ… để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguồn: nongnghiep.vn

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Sâu bệnh hại lúa đông xuân nguy cơ lây lan rộng

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT-BVTV) tỉnh Quảng Trị, sâu bệnh hại lúa đông xuân đang có xu hướng lây lan rộng. Trong tổng số hơn 25.900 ha diện tích lúa đông xuân toàn tỉnh, đã có trên 1.318 ha bị sâu bệnh gây hại. 

Trong đó, bệnh đạo ôn diện tích nhiễm 647 ha, hại nặng 63 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10 – 20%, nơi cao lên đến 30 – 45%, tập trung ở các huyện Gio Linh, Triệu Phong và TP Đông Hà.

Chuột gây hại trên diên tích 543 ha, tỉ lệ hại phổ biến 5 – 10%, nơi cao 15 – 25%; bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn diện tích nhiễm 103 ha, hại nặng 2 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10 – 20%, nơi cao 30 – 45%.

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: CĐ.

Nông dân phun thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu bệnh. Ảnh: CĐ.

Bệnh khô vằn bắt đầu gây hại trên những chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm với diện tích nhiễm 25 ha, tỉ lệ bệnh phổ biến 5 – 10%, nơi cao 15 – 20%. Ngoài ra, rầy các loại, sâu cuốn lá cũng bắt đầu phát sinh rải rác.

Theo ông Trần Minh Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT-BVTV tỉnh Quảng Trị, dự báo thời gian tới, bệnh đạo ôn lá tiếp tục lây lan ra diện rộng, hại nặng nhiều nơi và có thể gây cháy cục bộ nếu không được xử lý kịp thời. Các loại sâu bệnh khác tiếp lây lan, tích lũy mật độ và gây hại trên lúa giai đoạn làm đòng.

"Để hạn chế thiệt hại do sâu bệnh gây ra, nông dân cần thường xuyên thăm đồng để kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, kiểm tra kỹ trên các giống nhiễm như HC95, IR38, Bắc thơm 7, VN10…, trên các chân ruộng gieo dày, bón phân không cân đối để phun thuốc trừ bệnh kịp thời khi bệnh mới phát sinh, tỉ lệ bệnh khoảng 5%", ông Tuấn lưu ý

Chi cục TT&BVTV tỉnh Quảng Trị cũng khuyến cáo, ở những ruộng đã nhiễm bệnh đạo ôn, sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân. Cần duy trì công tác diệt chuột bằng nhiều biện pháp để hạn chế chuột gây hại. Phun thuốc phòng trừ bệnh khô vằn, nhóm bệnh do vi khuẩn bằng các loại thuốc đặc hiệu để hạn chế sự lây lan của bệnh. Đồng thời, theo dõi mật độ rầy các loại, sâu cuốn lá nhỏ… để có biện pháp phòng trừ kịp thời.

Nguồn: nongnghiep.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC