Nông dân huyện Gò Công Tây canh tác lúa thông minh đạt hiệu quả tích cực

 

Sau Tết Nguyên đán, nông dân các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Đông xuân năm 2021 - 2022 với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Riêng nông dân trong mô hình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" tại huyện Gò Công Tây càng phấn khởi hơn bởi vì giảm đáng kể chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng thêm 04 triệu đồng/ha.

Mô hình canh tác lúa thông minh lần đầu tiên do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện trên diện tích 02 ha của 04 nông dân tại ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Hựu. Giống lúa sử dụng trong mô hình là VD 20. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nông dân địa phương mạnh dạn giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80kg/ha, giảm khoảng 50% so với ngoài mô hình. Trước khi xuống giống, nông dân làm đất kỹ, san bằng mặt ruộng nên không bị ốc bươu vàng và ngộ độc phèn gây thất thoát mạ non. Sau đó, nông dân áp dụng quy trình canh tác "1 phải, 5 giảm" và quản lý dịch hại theo phương pháp IPM.

Điểm khác biệt của mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi này là trong suốt vụ mùa, nông dân chỉ sử dụng phân bón Bình Điền với 04 lần bón gồm: Đầu trâu phèn mặn, Đầu trâu TE A1 và Đầu trâu TE A2 thay thế hoàn toàn cho các loại phân đơn như: Ure, đạm, kali, DAP hiện giá bán đang ở mức cao. Nhất là khi bón phân chuyên dùng Bình Điền thì cây lúa không bị thừa đạm, sâu bệnh giảm đáng kể, từ đó giảm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật. Lúa trong mô hình cho năng suất khoảng 6,5 tấn/ha, tương đương với bên ngoài. Tuy nhiên, lợi nhuận trong mô hình đạt cao hơn khoảng 04 triệu đồng/ha, nhờ giảm lượng giống, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và giảm công lao động.

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hựu khẳng định, mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và đề xuất các đơn vị hữu quan tiếp tục nhân rộng trong vụ mùa tới. Điều đáng ghi nhận nhất là kỹ thuật canh tác lúa của nông dân trong mô hình được nâng lên, chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, giảm lượng phân bón hóa học, hạn chế dư lượng trong hạt gạo, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Nông dân huyện Gò Công Tây canh tác lúa thông minh đạt hiệu quả tích cực

 

Sau Tết Nguyên đán, nông dân các huyện phía Đông tỉnh Tiền Giang bước vào thu hoạch lúa Đông xuân năm 2021 - 2022 với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Riêng nông dân trong mô hình "Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu" tại huyện Gò Công Tây càng phấn khởi hơn bởi vì giảm đáng kể chi phí sản xuất, lợi nhuận tăng thêm 04 triệu đồng/ha.

Mô hình canh tác lúa thông minh lần đầu tiên do Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty Cổ phần phân bón Bình Điền thực hiện trên diện tích 02 ha của 04 nông dân tại ấp Hòa Bình, xã Vĩnh Hựu. Giống lúa sử dụng trong mô hình là VD 20. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên nông dân địa phương mạnh dạn giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80kg/ha, giảm khoảng 50% so với ngoài mô hình. Trước khi xuống giống, nông dân làm đất kỹ, san bằng mặt ruộng nên không bị ốc bươu vàng và ngộ độc phèn gây thất thoát mạ non. Sau đó, nông dân áp dụng quy trình canh tác "1 phải, 5 giảm" và quản lý dịch hại theo phương pháp IPM.

Điểm khác biệt của mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi này là trong suốt vụ mùa, nông dân chỉ sử dụng phân bón Bình Điền với 04 lần bón gồm: Đầu trâu phèn mặn, Đầu trâu TE A1 và Đầu trâu TE A2 thay thế hoàn toàn cho các loại phân đơn như: Ure, đạm, kali, DAP hiện giá bán đang ở mức cao. Nhất là khi bón phân chuyên dùng Bình Điền thì cây lúa không bị thừa đạm, sâu bệnh giảm đáng kể, từ đó giảm chi phí phun thuốc bảo vệ thực vật. Lúa trong mô hình cho năng suất khoảng 6,5 tấn/ha, tương đương với bên ngoài. Tuy nhiên, lợi nhuận trong mô hình đạt cao hơn khoảng 04 triệu đồng/ha, nhờ giảm lượng giống, giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật và giảm công lao động.

Ông Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Hựu khẳng định, mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho nông dân và đề xuất các đơn vị hữu quan tiếp tục nhân rộng trong vụ mùa tới. Điều đáng ghi nhận nhất là kỹ thuật canh tác lúa của nông dân trong mô hình được nâng lên, chỉ phun thuốc bảo vệ thực vật khi cần thiết, giảm lượng phân bón hóa học, hạn chế dư lượng trong hạt gạo, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Tiền Giang

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC