Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Cùng với cà phê, giá hồ tiêu đã khởi sắc, tăng cao sau thời gian dài chạm đáy, mang lại niềm phấn khởi và kì vọng lớn cho bà con Tây Nguyên về sự hồi phục của cây tiêu sẽ trở về thời “vàng son” trước đây.

Cây tiêu vì vậy càng được “cưng” và đầu tư chăm bón, nhất là thời điểm này, khi chuẩn bị bắt đầu mùa vụ mới, giai đoạn sau thu hoạch.

Tại những vườn tiêu xen canh cà phê như vườn của ông Nguyễn Huy Thân, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, cây tiêu được trồng trên trụ sống. Vì vậy, tiểu khí hậu trong vườn khá mát mẻ dù ở ngay giữa mùa khô.

Sau khi thu hoạch, ông Thân và bà con thường sẽ bắt đầu các công đoạn chăm sóc cắt tỉa cành. Tiếp đến là phun rửa vườn bằng các loại thuốc gốc đồng để loại trừ tảo trên thân, lá hồ tiêu.

Theo các nhà khoa học, sau thu hoạch, cùng với các công việc cắt tỉa, rửa vườn, bà con nên thăm vườn thường xuyên, từ 3-5 ngày/lần để kịp thời phát hiện và phòng trị sâu bệnh hại trên cây, nhất là rệp sáp khi tấn công sẽ làm cây hồ tiêu suy yếu, có thể gây vàng lá thối rễ và chết chậm.

Bà con cần quan sát các gốc tiêu, nếu thấy có khe nứt cộng với kiến đen ra vào thì khả năng cây bị rệp sáp tấn công là rất cao. Lúc này, bà con cần đào xới gốc nhẹ nhàng xem cây đã bị rệp sáp tấn công chưa.

Nếu có rệp sáp, bà con dùng các dòng thuốc có chức năng lưu dẫn hai chiều xịt đều lên mặt lá sau của cây hồ tiêu. Khi cây hấp thụ thuốc qua lá sẽ lưu dẫn xuống bộ rễ từ đó sẽ tiêu diệt được rệp sáp khi chúng chích hút rễ cây.

Bà con chú ý, với những gốc tiêu bị nhiễm rệp sáp nhiều, không nên đổ trực tiếp thuốc lên gốc cây sẽ không hiệu quả do lớp sáp dày che phủ khiến thuốc không thấm và không thể phát huy hiệu quả.

 

Ngoài ra, hồ tiêu sau khi thu hoạch, mùa khô vẫn còn dài. Và nếu như trước đây, với các giống cũ (hay gọi là “tiêu trâu”), bà con không cần tưới nước vào mùa khô. Nhưng hiện nay, bà con chủ yếu đã chuyển sang trồng các giống tiêu mới cao sản như Vĩnh Linh, Lộc Ninh, nên rất cần phải tưới nước cho cây. Theo đó, lượng nước tưới này không cần nhiều, chỉ khoảng 100 lít nước/gốc, tưới với chu kì khoảng 7-10 ngày/lần.

Tuy nhiên, do đặc tính hồ tiêu cần chịu hạn trước khi ra hoa, để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung. Nên trước khi vào mùa mưa chính thức (tức là mưa xuất hiện đều) phải để cho cây tiêu chịu hạn khoảng 30-40 ngày.

Cụ thể, với vườn trồng thuần trụ đúc, thời gian chịu hạn khoảng 30 ngày. Vườn trồng xen trụ sống có tiểu khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, thời gian chịu hạn của cây tiêu sẽ phải dài hơn, có thể lên đến 40-45 ngày.

Bón phân bón Đầu Trâu cho hồ tiêu sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Bón phân bón Đầu Trâu cho hồ tiêu sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con chú ý, những cây còn sung sức, lá vẫn còn xanh nhiều, có thể không cần bón phân. Tuy nhiên, với những cây tiêu cho năng suất cao, có biểu hiện suy, lá có hơi vàng, thì nên bón phân ngay cho cây sau khi thu hoạch, vào các đợt tưới nước mùa khô.

Loại phân bón lúc này nên dùng là phân dễ tiêu với thành phần nhiều đạm, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu giai đoạn này, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Khi mưa đều, bà con nên bón các loại phân bón hỗ trợ cho cây tiêu ra hoa tốt, với thành phần phân bón chứa đạm cao, lân cao, kali thấp như Đầu Trâu tăng trưởng 19-12-6 TE, hoặc NPK Đầu Trâu 16-16-8 TE, lượng bón 200-300g/gốc, tùy cây lớn hay nhỏ.

Đầu mùa mưa, bà con cũng cần bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây như phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng có bổ sung vi sinh vật có ích vừa giúp cải tạo đất, ngăn ngừa các bệnh rễ nguy hiểm cho cây.

Các nhà khoa học khuyến cáo, bà con cần chú ý, với cây hồ tiêu, nguyên tắc bón phân là bón nhiều phân hữu cơ. Phân khoáng NPK, chỉ nên bón từ 1-1,2kg/gốc/năm, chia nhỏ làm 5-6 lần bón, để rễ cây dễ hấp thụ.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Lưu ý chăm sóc hồ tiêu ở Tây Nguyên sau thu hoạch

Chăm sóc cho hồ tiêu sau thu hoạch rất quan trọng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt sau thời gian dài nuôi trái, để vụ sau cho năng suất cao...

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Cùng với cà phê, giá hồ tiêu đã khởi sắc, tăng cao sau thời gian dài chạm đáy, mang lại niềm phấn khởi và kì vọng lớn cho bà con Tây Nguyên về sự hồi phục của cây tiêu sẽ trở về thời “vàng son” trước đây.

Cây tiêu vì vậy càng được “cưng” và đầu tư chăm bón, nhất là thời điểm này, khi chuẩn bị bắt đầu mùa vụ mới, giai đoạn sau thu hoạch.

Tại những vườn tiêu xen canh cà phê như vườn của ông Nguyễn Huy Thân, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk, cây tiêu được trồng trên trụ sống. Vì vậy, tiểu khí hậu trong vườn khá mát mẻ dù ở ngay giữa mùa khô.

Sau khi thu hoạch, ông Thân và bà con thường sẽ bắt đầu các công đoạn chăm sóc cắt tỉa cành. Tiếp đến là phun rửa vườn bằng các loại thuốc gốc đồng để loại trừ tảo trên thân, lá hồ tiêu.

Theo các nhà khoa học, sau thu hoạch, cùng với các công việc cắt tỉa, rửa vườn, bà con nên thăm vườn thường xuyên, từ 3-5 ngày/lần để kịp thời phát hiện và phòng trị sâu bệnh hại trên cây, nhất là rệp sáp khi tấn công sẽ làm cây hồ tiêu suy yếu, có thể gây vàng lá thối rễ và chết chậm.

Bà con cần quan sát các gốc tiêu, nếu thấy có khe nứt cộng với kiến đen ra vào thì khả năng cây bị rệp sáp tấn công là rất cao. Lúc này, bà con cần đào xới gốc nhẹ nhàng xem cây đã bị rệp sáp tấn công chưa.

Nếu có rệp sáp, bà con dùng các dòng thuốc có chức năng lưu dẫn hai chiều xịt đều lên mặt lá sau của cây hồ tiêu. Khi cây hấp thụ thuốc qua lá sẽ lưu dẫn xuống bộ rễ từ đó sẽ tiêu diệt được rệp sáp khi chúng chích hút rễ cây.

Bà con chú ý, với những gốc tiêu bị nhiễm rệp sáp nhiều, không nên đổ trực tiếp thuốc lên gốc cây sẽ không hiệu quả do lớp sáp dày che phủ khiến thuốc không thấm và không thể phát huy hiệu quả.

 

Ngoài ra, hồ tiêu sau khi thu hoạch, mùa khô vẫn còn dài. Và nếu như trước đây, với các giống cũ (hay gọi là “tiêu trâu”), bà con không cần tưới nước vào mùa khô. Nhưng hiện nay, bà con chủ yếu đã chuyển sang trồng các giống tiêu mới cao sản như Vĩnh Linh, Lộc Ninh, nên rất cần phải tưới nước cho cây. Theo đó, lượng nước tưới này không cần nhiều, chỉ khoảng 100 lít nước/gốc, tưới với chu kì khoảng 7-10 ngày/lần.

Tuy nhiên, do đặc tính hồ tiêu cần chịu hạn trước khi ra hoa, để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tập trung. Nên trước khi vào mùa mưa chính thức (tức là mưa xuất hiện đều) phải để cho cây tiêu chịu hạn khoảng 30-40 ngày.

Cụ thể, với vườn trồng thuần trụ đúc, thời gian chịu hạn khoảng 30 ngày. Vườn trồng xen trụ sống có tiểu khí hậu mát mẻ, độ ẩm cao, thời gian chịu hạn của cây tiêu sẽ phải dài hơn, có thể lên đến 40-45 ngày.

Bón phân bón Đầu Trâu cho hồ tiêu sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Bón phân bón Đầu Trâu cho hồ tiêu sau thu hoạch giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất cao.

Về bón phân cho hồ tiêu sau thu hoạch, bà con chú ý, những cây còn sung sức, lá vẫn còn xanh nhiều, có thể không cần bón phân. Tuy nhiên, với những cây tiêu cho năng suất cao, có biểu hiện suy, lá có hơi vàng, thì nên bón phân ngay cho cây sau khi thu hoạch, vào các đợt tưới nước mùa khô.

Loại phân bón lúc này nên dùng là phân dễ tiêu với thành phần nhiều đạm, bà con có thể dùng phân bón Đầu trâu mùa khô để bón cho hồ tiêu giai đoạn này, lượng bón khoảng 200g/gốc.

Khi mưa đều, bà con nên bón các loại phân bón hỗ trợ cho cây tiêu ra hoa tốt, với thành phần phân bón chứa đạm cao, lân cao, kali thấp như Đầu Trâu tăng trưởng 19-12-6 TE, hoặc NPK Đầu Trâu 16-16-8 TE, lượng bón 200-300g/gốc, tùy cây lớn hay nhỏ.

Đầu mùa mưa, bà con cũng cần bổ sung phân hữu cơ cho vườn cây như phân hữu cơ hoai mục hoặc phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng có bổ sung vi sinh vật có ích vừa giúp cải tạo đất, ngăn ngừa các bệnh rễ nguy hiểm cho cây.

Các nhà khoa học khuyến cáo, bà con cần chú ý, với cây hồ tiêu, nguyên tắc bón phân là bón nhiều phân hữu cơ. Phân khoáng NPK, chỉ nên bón từ 1-1,2kg/gốc/năm, chia nhỏ làm 5-6 lần bón, để rễ cây dễ hấp thụ.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC