Chú ý bón phân hữu cơ cho đất liếp vườn xoài sau thu hoạch
Tại Đồng Tháp, nơi được mệnh danh là thủ phủ xoài của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều năm nay, nhà vườn đã chọn cách canh tác rải vụ để tránh rủi ro và tăng lợi nhuận.
Riêng thời điểm sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, theo ông Đoàn Thanh Hiền, một nông dân nhiều năm gắn bó với cây xoài ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, hầu hết các vườn xoài đang ở giai đoạn sau thu hoạch khi vừa kết thúc một mùa vụ. Hiện, bà con tập trung chăm sóc để cây nhanh chóng phục hồi chuẩn bị cho mùa vụ tới.
Đánh giá về tình hình canh tác cây xoài, ông Hiền và nhiều bà con lo lắng, tình hình thời tiết, nắng nóng nhiều so với mọi năm sẽ khiến cho năng suất vườn cây không như ý. Dù vậy, ông và bà con cố gắng áp dụng kỹ thuật canh tác khoa học để đảm bảo năng suất đạt ít nhất 70-80%. Cách làm mà ông và bà con áp dụng để góp phần khắc phục tình trạng bất lợi này là cải tạo đất bằng cách tăng cường hữu cơ cho vườn xoài.
Theo ông Hiền, trước đây, ông chỉ bón thuần phân vô cơ, không bón phân hữu cơ cho vườn xoài, nên đất vườn nhà ông thường chai cứng, đất nén dẻ. Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, ông thay đổi cách làm, cân đối vô cơ và hữu cơ.
Hàng năm, ông bắt đầu bón phân hữu cơ, để cỏ trong vườn. Vì vậy, liếp vườn xoài nhà ông qua mỗi năm lại tơi xốp hơn. Giờ đây, trong vườn đã xuất hiện giun đất và độ ẩm được duy trì ở mức cao.
Việc chuyển đổi này, cũng mang lại những nhận xét tích cực về chất lượng trái xoài của gia đình ông, ngọt và thơm ngon hơn. Giá bán vì vậy cũng tăng cao hơn so với trước. Trong khi, lượng phân vô cơ ông sử dụng đã giảm hơn trước nhưng năng suất vẫn đảm bảo.
Theo các nhà khoa học, thực tế, trong canh tác cây xoài, nếu nhà vườn không am hiểu, bồi dưỡng liếp kịp thời sẽ khiến cây suy rất nhanh, mặc dù, có thể vườn cây vẫn đang thời kì kinh doanh cho trái. Vì nhiệt độ, ẩm độ cao của vùng nhiệt đới và liếp vườn cây không bị ngập của vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện thuận cho vi sinh vật phân hủy nhanh chất hữu cơ trong đất vườn cây.
Điều này khiến cho biểu hiện suy thoái chất hữu cơ trong đất giảm nhanh. Trong khi, nguồn hữu cơ bổ sung lại bị hạn chế do xác bả thực vật có trên mặt đất dễ bị rửa trôi xuống nơi thấp xung quanh hay mương vườn.
Từ hai yếu tố trên, theo thời gian đã làm cạn kiệt dần chất hữu cơ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đặc tính vật lý, hóa học và sinh học của đất.
Phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng rất tốt cho vườn xoài sau thu hoạch.
Chính vì vậy, bón phân hữu cơ cho đất liếp, nhất là ở mùa nắng, giai đoạn sau khi thu hoạch xoài là rất cần thiết và quan trọng.
Nhà vườn nên bón phân hữu cơ đã hoai mục hoặc hữu cơ chế biến. Như phân hữu cơ Đầu Trâu Organic đa dụng, bên cạnh thành phần hữu cơ cao 48,6%, pH từ 6-6,5 còn được bổ sung các thành phần trung, vi lượng và các chủng vi sinh vật hữu ích cần thiết cho cây.
Sản phẩm này của Bình Điền giúp cải tạo đất, tăng chất mùn trong đất, giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ, tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng khắc nghiệt hơn, trong đó có vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng nắng nóng ngày càng gay gắt hơn như hiện nay.
Sau khi bón phân hữu cơ, cần bổ sung phân NPK, với hàm lượng đạm và lân cao để để cây nhanh phục hồi và cho cơi đọt mới như Đầu Trâu AT1, lượng bón 0,5-2 kg/cây, tùy vào năng suất vụ trước.
Các nhà khoa học cũng khuyến cáo, cây xoài sau thu hoạch, nhà vườn cần phải chú trọng chăm sóc phục hồi cho vườn cây với các biện pháp cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh, rửa vườn. Thăm vườn thường xuyên để kịp thời phát hiện và phòng trừ sâu bệnh hại.
Ngoài ra, thời gian này, ĐBSCL đã bước vào mùa khô, nhiệt độ tăng cao, nhiều nơi đã ghi nhận tình trạng xâm nhập mặn, nhà vườn cần lưu ý cung cấp đủ nước cho vườn cây.
Những vùng giáp ranh, ảnh hưởng mặn, cần quan tâm thường xuyên theo dõi dự báo, thông báo về độ mặn trên các sông để có kế hoạch lấy nước và trữ nước ngọt đủ tưới cho vườn cây ăn trái, trong đó, có cây xoài.