Vụ lúa hè thu năm 2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long có gì mới?
Cánh đồng lúa canh tác thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu của Công ty CP Phân bón Bình Điền.
Vụ hè thu năm nay khác mọi năm là vào ngày 4/1/2024, Chính phủ phát động Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, giảm chi phí đầu tư giảm phát thải khí nhà kính, mang lại lợi nhuận cao cho người trồng lúa thì lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã đăng ký 1 khu ruộng 60.000ha làm 2 vụ để đến năm 2030 đạt con số 400.000ha.
An Giang đăng ký đến năm 2025 có ít nhất diện tích 100.000ha làm 3 vụ để đến 2025 có diện tích 450.000ha. Đồng Tháp dự kiến trong năm 2024 đăng ký 532.000ha, năm 2025 là 70.000ha và đến năm 2030 sẽ đạt con số 160.000ha. Bởi lẽ, họ hiểu rõ nội hàm của đề án tuy khó nhưng bà con nông dân đã được tập dượt qua nhiều năm và nhiều vụ. Và bảo bối gần nhất là một chuỗi hoạt động của chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu từ năm 2016 cho đến vụ xuân 2020.
Chuỗi chương trình này do sáng kiến của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia kết hợp với Công ty CP Phân bón Bình Điền cùng với Trung tâm Khuyến nông 13 tỉnh, thành ĐBSCL tổ chức thực hiện, do Công ty CP phân bón Bình Điền tài trợ và tổ chức thực hiện chính.
Mỗi vụ có 65 hộ nông dân tham gia luân phiên trong 6 vụ, 400 nông dân đã được rèn luyện. Hiện nay Cục Trồng trọt đã thông qua quy trình canh tác lúa thông minh cho các vụ của 13 tỉnh, đó là cẩm nang quý giá để bước vào thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Chính phủ.
Trong đề án 1 triệu ha lúa do Chính phủ phát động, nội dung giảm phát thải khí nhà kính là tuân theo cam kết C0P26, trong đó với phạm vi canh tác lúa thường gặp gồm có khí CH4, khí N20 và khí C02. Về phương diện tác dụng khí nhà kính thì khí N20 mạnh gấp 12 lần khí CH4 và 296 lần khí C02. Nhưng khí C02 lại là nhu cầu quan trọng đối với cây lúa và cây trồng nói chung.
Các nhà khoa học đã kết luận rằng với cây xanh, quá trình quang hợp là quá trình diễn ra một cách tự nhiên và rất cần thiết để tạo nên sinh khối của cây xanh. Quá trình này phụ thuộc vào hàm lượng C02 cung cấp cho cây quyết định. Ban ngày cây xanh cần khí C02 , hơi nước và ánh sáng để quang hơp, ban đêm cây thực hiện quá trình hô hấp, nhã ra khí C02. Vì vậy, lượng khí C02 có trong ruộng lúa thường không đủ để thỏa mãn nhu cầu cho cây lúa sử dụng.
Cũng đã có các thí nghiệm chứng minh rằng trong điều kiện canh tác được khống chế cẩn thận như cây trồng trong nhà kính, nếu bổ sung thêm hàm lượng khí C02 từ 400ppm lên đến mức 800 hay 1.800ppm thì năng suất cây trồng trong nhà kính tăng lên đến 30% và có lúc còn cao hơn. Nhưng tăng hàm lượng khí C02 cao hơn nữa (khoảng 1.800ppm) lại có hại. Điều này có nghĩa là trong sản xuất lúa, sự có mặt của khí C02 lại là nhu cầu cấp thiết, chứ không phải là loại khí có hại. Vấn đề còn lại là cần xem xét các loại khí CH4 và N20 là chủ yếu.
Khí CH4 phát sinh trong đồng ruộng do nhiều nguồn, nhưng ở khu vực trồng lúa chủ yều là do quá trình đốt cháy rơm ra, giải phóng đất để trồng lúa, đồng thời do rơm rạ được để lại trên bờ hay quanh ruộng lâu dần bị thối rữa, lên men rồi sản sinh ra. Vì vậy, tuyệt đối không nên sử dụng phương pháp đốt rơm rạ ngoài đồng mà cần thiết vận chuyển về vườn để xử lý cho các mục đích khác thì ta sẽ tránh được lượng CH4 phát thải.
Các thao tác này đã được thể hiện khá cụ thể trong quy trình canh tác lúa Hè Thu đã được Cục Trồng trọt công nhận, quy trình được mô tả từ khâu thu hoạch rơm rạ, làm đất, xẻ rãnh thoát phèn, bón lót phân Đầu Trâu mặn phèn để hóa giải làm giảm chất độc còn chứa trong đất.
Phân Đầu Trâu TE- A1 và TE-A2 của Công ty CP PB Bình Điền.
Với khí N20: Loại khí này phát thải trong ruộng lúa chủ yếu là phát sinh từ các chế phẩm có chứa quá thừa chất đạm hoặc người sản xuất lạm dụng chất đạm hoặc quá trình điều tiết nước trong ruộng lúa không đúng kỹ thuật gây ra. Vì vậy, quy trình canh tác đã khuyến cáo nên sử dụng 2 chủng loại phân Đầu Trâu TE- A1 và TE-A2 để bón với liều lượng cụ thể được nêu ra trong quy trình, không cho đạm vượt đến 100 kg đạm nguyên chất cho 1 ha.
Trường hợp thiếu 2 loại phân này, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã chuẩn bị sẵn loại phân Đầu Trâu tăng trưởng và Đầu Trâu chắc hạt có chứa các chế phẩm làm tăng hiệu quả sử dụng các chất đạm, lân, kali và vi lượng. Sử dụng 2 loại phân chuyên dùng này cũng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt về khía cạnh phát thải khí N20 và năng suất cũng như chất lượng hạt lúa.
Hiện nay, trong tay của bà con trồng lúa đã sẵn có quy trình canh tác lúa thông minh phù hợp với yêu cầu của đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao do Chính phủ vừa phát động. Bà con chỉ cần tuân thủ làm đúng các phần đã chỉ dẫn trong quy trình là chắc chắn việc thực hiện đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao do Chính phủ phát động sẽ không có gì đáng lo ngại.