Canh tác lúa thông minh, nông dân trúng lớn

Ngày 13/3, Lãnh đạo Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đồng hành và các hợp tác xã, nông dân trong vùng đến tham quan “mô hình canh tác lúa thông minh, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”  tại ruộng hộ ông Nguyễn Văn Út Em ở ấp 12, xã Vị Trung (Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang)


Ban lãnh đạo, các nhà khoa học và nông dân địa phương đến thăm mô hình canh tác lúa thông minh (Ảnh Lê Thanh Hòa).

Mô hình canh tác lúa thông minh thuộc khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 do Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm KNQG, Công ty CP Phân bón Bình Điền và 03 đơn vị đồng hành là Sài Gòn Kim Hồng, Bayer Việt Nam, Vinarice phối hợp thực hiện. 

Ruộng mô hình áp dụng biện pháp sạ cụm bằng máy với lượng giống gieo sạ ở mức 60kg/ha khoảng 8kg cho 1 công và được bón phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón khi làm đất, Đầu Trâu TE A1 giai đoạn 7-10 ngày và 18-22 ngày sau sạ, Đầu Trâu TE A2 giai đoạn bón đón đòng và nuôi hạt, theo quy trình khuyến cáo của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong đó có bón lót vùi phân khi làm đất gieo sạ giúp cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu, giảm thất thoát và tiết kiệm lượng phân bón khoảng 30% so với canh tác thông thường. Không những vậy còn giúp ruộng tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận. 

 
Trình diễn máy gặt đập liên hợp kết hợp băm rơm trên mô hình canh tác lúa thông minh tại Hậu Giang (Ảnh Lê Thanh Hòa).

Mô hình không so sánh với đối chứng, tuy nhiên nếu so với bình quân trong canh tác lúa tại địa phương đã giảm được đáng kể lượng giống, lượng phân bón, nhất là phân đạm và số lần phun thuốc. Không những vậy, mô hình cũng đánh giá thêm về chất lượng gạo và dư lượng thuốc BVTV qua thu mẫu, phân tích so với sản xuất của nông dân lân cận và cho thấy chất lượng gạo được nâng lên, tỷ lệ thu hồi gạo khi xay xát tăng lên, không tồn dư lượng thuốc BVTV. Mô hình được thu hoạch bằng máy gặt kết hợp băm rơm và rơm rạ được xử lý bằng sản phẩm Bio -canxi có bo sung vi sinh vật giúp rơm rạ phân hủy nhanh hơn, giúp tăng pH hạn chế ngộ độc hưu cơ.

Đến nay, ruộng lúa mô hình đã đến thời điểm thu hoạch. Qua thu hoạch mẫu, lúa trong mô hình ước đạt năng gần 10 tấn lúa tươi/ha. Với giá hợp đồng thu mua tại ruộng 8.800 đồng/kg, doanh thu đạt gần 88 triệu đồng/ha, trừ chi phí mang lại lợi nhuận cho nhà nông gần 65 triệu đồng/ha. Đây là mức lợi nhuận cao gấp đôi so với sản xuất theo tập quán của bà con nông dân trong khu vực.

 Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời từ năm 2016, là sáng kiến của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các trung tâm khuyến nông tại ĐBSCL với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, do Công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ các loại phân bón, giống và một số thiết bị chủ yếu cho chương trình, đồng thời cung cấp các chuyên gia khoa học theo dõi, hướng dẫn các hộ tham gia trong 13 tỉnh ĐBSCL. Với kinh nghiệm của mình Công ty mong muốn nhân rộng mô hình, phổ cập rộng rãi đến bà nông dân, giúp bà con nông dân có thêm kiến thức, khoa học kỹ thuật, tăng được năng suất, doanh thu và giảm phát thải cho môi trường.

Quốc Khánh

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Canh tác lúa thông minh, nông dân trúng lớn

Ngày 13/3, Lãnh đạo Cục Trồng trọt, Cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đồng hành và các hợp tác xã, nông dân trong vùng đến tham quan “mô hình canh tác lúa thông minh, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”  tại ruộng hộ ông Nguyễn Văn Út Em ở ấp 12, xã Vị Trung (Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang)


Ban lãnh đạo, các nhà khoa học và nông dân địa phương đến thăm mô hình canh tác lúa thông minh (Ảnh Lê Thanh Hòa).

Mô hình canh tác lúa thông minh thuộc khuôn khổ Festival Quốc tế ngành hàng lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang 2023 do Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang phối hợp với Trung tâm KNQG, Công ty CP Phân bón Bình Điền và 03 đơn vị đồng hành là Sài Gòn Kim Hồng, Bayer Việt Nam, Vinarice phối hợp thực hiện. 

Ruộng mô hình áp dụng biện pháp sạ cụm bằng máy với lượng giống gieo sạ ở mức 60kg/ha khoảng 8kg cho 1 công và được bón phân chuyên dùng Đầu Trâu Mặn Phèn bón khi làm đất, Đầu Trâu TE A1 giai đoạn 7-10 ngày và 18-22 ngày sau sạ, Đầu Trâu TE A2 giai đoạn bón đón đòng và nuôi hạt, theo quy trình khuyến cáo của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, trong đó có bón lót vùi phân khi làm đất gieo sạ giúp cây lúa phát triển mạnh ngay từ đầu, giảm thất thoát và tiết kiệm lượng phân bón khoảng 30% so với canh tác thông thường. Không những vậy còn giúp ruộng tăng năng suất, tăng chất lượng và tăng lợi nhuận. 

 
Trình diễn máy gặt đập liên hợp kết hợp băm rơm trên mô hình canh tác lúa thông minh tại Hậu Giang (Ảnh Lê Thanh Hòa).

Mô hình không so sánh với đối chứng, tuy nhiên nếu so với bình quân trong canh tác lúa tại địa phương đã giảm được đáng kể lượng giống, lượng phân bón, nhất là phân đạm và số lần phun thuốc. Không những vậy, mô hình cũng đánh giá thêm về chất lượng gạo và dư lượng thuốc BVTV qua thu mẫu, phân tích so với sản xuất của nông dân lân cận và cho thấy chất lượng gạo được nâng lên, tỷ lệ thu hồi gạo khi xay xát tăng lên, không tồn dư lượng thuốc BVTV. Mô hình được thu hoạch bằng máy gặt kết hợp băm rơm và rơm rạ được xử lý bằng sản phẩm Bio -canxi có bo sung vi sinh vật giúp rơm rạ phân hủy nhanh hơn, giúp tăng pH hạn chế ngộ độc hưu cơ.

Đến nay, ruộng lúa mô hình đã đến thời điểm thu hoạch. Qua thu hoạch mẫu, lúa trong mô hình ước đạt năng gần 10 tấn lúa tươi/ha. Với giá hợp đồng thu mua tại ruộng 8.800 đồng/kg, doanh thu đạt gần 88 triệu đồng/ha, trừ chi phí mang lại lợi nhuận cho nhà nông gần 65 triệu đồng/ha. Đây là mức lợi nhuận cao gấp đôi so với sản xuất theo tập quán của bà con nông dân trong khu vực.

 Chương trình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu ra đời từ năm 2016, là sáng kiến của Trung tâm Khuyến nông quốc gia, các trung tâm khuyến nông tại ĐBSCL với Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền, do Công ty CP Phân bón Bình Điền tài trợ các loại phân bón, giống và một số thiết bị chủ yếu cho chương trình, đồng thời cung cấp các chuyên gia khoa học theo dõi, hướng dẫn các hộ tham gia trong 13 tỉnh ĐBSCL. Với kinh nghiệm của mình Công ty mong muốn nhân rộng mô hình, phổ cập rộng rãi đến bà nông dân, giúp bà con nông dân có thêm kiến thức, khoa học kỹ thuật, tăng được năng suất, doanh thu và giảm phát thải cho môi trường.

Quốc Khánh
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC