Xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro do thiên tai và kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

1. Mở đầu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức lớn nhất cản trở việc sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước biển dâng dẫn đến xâm nhập mặn làm mất diện tích canh tác đã được rất nhiều cơ quan nghiên cứu đưa ra cảnh báo. Biến đổi khí hậu cũng làm nghiêm trọng hơn các hình thái thời tiết cực đoan hay các thiên tai thường thấy như ngập và lũ ở vụ Thu-Đông, hạn hán và xâm nhập mặn ở vụ Đông-Xuân và Xuân Hè. Năm 2011, lũ lụt nghiêm trọng đã làm hư hại 27.000 ha hoa màu và năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đã làm giảm sản lượng lúa gạo 700.000 tấn và ảnh hưởng đến 339.234 ha diện tích trồng lúa vụ Đông-Xuân. Do tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước, ngành sản xuất lúa gạo của ĐBSCL cần phải được tăng cường tính thích ứng trước những tác động tiêu cực của BĐKH.

Để chủ động đối phó với các rủi ro liên quan tới khí hậu, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương đồng thời hài hòa trong định hướng phát triển liên kết vùng, Cục Trồng Trọt và Chương trình “Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Nông Nghiệp và An Ninh Lương Thực Khu Vực Đông Nam Á” đã phối hợp xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro thiên tai và kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa có sự tham gia của các tỉnh trong vùng. Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho Cục Trồng Trọt và các tỉnh, thành tự xây dựng phương án quản lý sản xuất lúa thích ứng với BĐKH thông qua việc thiết lập: (1) bản đồ về nguy cơ ngập lụt, hạn hán và xâm nhập mặn quy mô tỉnh; và (2) kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa cho từng tỉnh, thành và cho toàn vùng. Hoạt động đã được thử nghiệm cuối năm 2016 và sau đó triển khai cho 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL từ đầu năm 2017.

2. Phương pháp thực hiện

Để đánh giá nguy cơ rủi ro về thiên tai, có 4 mức rủi ro được sử dụng tương ứng với các mức thiệt hại được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2015) và Nghị định 02/2017 của Chính phủ như sau: (1) Rủi ro cao: Có thể làm giảm trên 70% năng suất hoặc sản lượng; (2) Rủi ro trung bình: Có thể làm giảm 30%-70% năng suất hoặc sản lượng; (3) Rủi ro thấp: Có thể làm giảm dưới 30% năng suất hoặc sản lượng; và (4) Không rủi ro: Không bị ảnh hưởng tới năng suất hoặc sản lượng.

Hình 1 dưới đây là các bước xây dựng và đề xuất phương án thích ứng mà cán bộ Nông nghiệp của các tỉnh đã thực hiện.

Hình 1Các bước xây dựng phương án thích ứng

 -       Bước 1: Các chuyên gia, cán bộ nông nghiệp, thủy lợi và phòng chống thiên tai ở địa phương đã thảo luận và liệt kê chi tiết các loại thiên tai liên quan đến khí hậu, thời gian xuất hiện, khu vực ảnh hưởng và mức độ thiệt hại đối với sản xuất lúa, có tham khảo các nghiên cứu cập nhật về diễn biến và dự báo thiên tai có liên quan tới địa phương.

-       Bước 2: Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (bản đồ cơ sở), bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kinh nghiệm thực tế của các cán bộ địa phương được sử dụng để xác định những khu vực sản xuất lúa có nguy cơ thiệt hại nếu thiên tai (xác định ở bước 1) xảy ra. Các nguy cơ được đánh giá ở 2 kịch bản, các năm trung bình và các năm có hiện tượng khí hậu cực đoan (El Nino, La Nina).

-       Bước 3: Các đại biểu tiếp tục thảo luận về các biện pháp và kế hoạch thích ứng phi công trình cho từng vùng nguy cơ, tương ứng mới mỗi mức rủi ro và kịch bản thiên tai. Các biện pháp và kế hoạch được đề xuất dựa trên nguyên tắc: (1) có tính thực tiễn, (2) yêu cầu đầu tư tối thiểu, và (3) có khả năng triển khai nhanh.

-       Bước 4: Số hóa bản đồ, hiệu chỉnh và chi tiết hóa ở từng tỉnh thông qua các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT), cán bộ thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Chi cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan của tỉnh.

-       Bước 5: Tổng hợp kế hoạch thích ứng của các tỉnh, thành riêng rẽ thành kế hoạch của từng tiểu vùng sinh thái và toàn vùng ĐBSCL và được đại diện sở NN&PTNT các tỉnh và các nhà khoa học cùng thảo luận thông qua một hội thảo tham vấn.

3. Kết quả đạt được

Ở ĐBSCL, các loại thiên tai liên quan tới khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất lúa được xác định là ngập lũ, hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, ngập lũ thường xảy ra ở vụ Hè-Thu, còn hạn hán và xâm nhập mặn thường xảy ra đồng thời và có tác động cộng hưởng (hạn-mặn) ở vụ Đông-Xuân.

Tháng 2 năm 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật các tỉnh, thành ĐBSCL đã xây dựng kế hoạch thời vụ dựa theo bản đồ rủi ro thiên tai và biện pháp thích ứng mà các tỉnh đã đề xuất. Dưới sự chủ trì của Cục Trồng trọt và sự tham gia của các cán bộ Sở NN & PTNT các tỉnh ĐBSCL, đến tháng 7 năm 2017, bản đồ nguy cơ ngập lụt và hạn-mặn, bản đồ đề xuất cơ cấu luân canh lúa, và bản đồ đề xuất lịch thời vụ thích ứng với nguy cơ thiên tai của mỗi tỉnh, thành (tỷ lệ 1:50.000) và toàn vùng ĐBSCL (tỷ lệ 1:250.000) đã được hoàn thiện và sau đó được bàn giao cho Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành.

Bản đồ nguy cơ thiên tai (Hình 2) của vùng ĐBSCL cho thấy nguy cơ giảm năng suất lúa do ngập lũ có ở 9 tỉnh và do hạn-mặn có ở 10 tỉnh. Diện tích có nguy cơ gặp rủi ro thiên tai của các tỉnh thay đổi tùy theo cường độ của thiên tai. Ví dụ, những năm ngập lũ cực đoan có thể làm diện tích có nguy cơ tăng tới 67% ở Vĩnh Long, hay hạn-mặn cực đoan làm diện tích có nguy cơ tăng lên trên 60% ở Hậu Giang. Một số tỉnh có cả hai nguy cơ ngập lũ và hạn-mặn như Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long. Các biện pháp thích ứng được đề xuất cho sản xuất lúa bao gồm thay đổi cơ cấu mùa vụ và chuyển dịch lịch thời vụ (thời điểm xuống giống).

Hình 2. Bản đồ nguy cơ xâm nhập mặn và ngập lụt đối với lúa trong các năm cực đoan ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

 Ở ĐBSCL, kế hoạch sản xuất lúa của các tỉnh liền kề có ảnh hưởng trực tiếp với nhau. Trong những năm hạn hán, dung tích và thời gian giữ nước của các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp có thể làm thay đổi mức độ rủi ro và quy mô thiệt hại của các tỉnh cuối nguồn như Kiên Giang, Long An. Ngoài ra, cơ chế chia sẻ các tài nguyên khác như lao động, cơ giới nông nghiệp, ... của tỉnh này cũng ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất và thích ứng với thiên tai của các tỉnh khác. Cũng trong hội thảo tổng kết vừa nêu, bản đồ nguy cơ thiên tai và kế hoạch thích ứng của từng tỉnh riêng rẽ đã được kết hợp và thống nhất theo 3 tiểu vùng: (1) vùng thượng nguồn gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An; (2) vùng trung tâm gồm Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang; và (3) vùng ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre để các tỉnh trong các tiểu vùng có thể kết hợp khi thực hiện các kế hoạch thích ứng.

Các phương án thay đổi cơ cấu mùa vụ và lịch xuống giống nhằm giảm thiệt hại do thiên tai trong tương lai đã được cán bộ chuyên môn của từng tỉnh thảo luận chi tiết dựa trên hiện trạng sản xuất của các huyện trong tỉnh. Các kết quả thu được có thể được các tỉnh tiếp tục chỉnh sửa, cập nhật hàng năm theo các thay đổi về cơ sở hạ tầng, chiến lược sản xuất cụ thể của tỉnh và của vùng.

Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 7 năm 2018, lịch xuống giống thích ứng với thiên tai trong những năm bình thường (Hình 3) và năm cực đoan đã được các tỉnh duyệt lại lần cuối thông qua các cuộc họp liên tỉnh tổ chức ở Đồng Tháp, Kiên Gian, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Bản đồ phân bố diện tích xuống giống theo tháng đã được tổng hợp cho toàn vùng ĐBSCL.

4. Kết luận

Các kết quả ban đầu này có thể được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH và kế hoạch sản xuất lúa gạo. Các bản đồ nguy cơ thiên tai và phương án thích ứng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL và của toàn vùng là cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện “Đề án phát triển sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu” (Quyết định số 1915/QĐ-BNN-KH).

Hình 3. Bản đồ lịch xuống giống vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm bình thường

 Lê Thanh Tùng[1], Bùi Tân Yên[2]



[1] Trưởng Văn phòng Cục Trồng trọt Phía Nam

[2] Chương trình CCAFS

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro do thiên tai và kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long

1. Mở đầu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang là một trong những thách thức lớn nhất cản trở việc sản xuất nông nghiệp ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Nước biển dâng dẫn đến xâm nhập mặn làm mất diện tích canh tác đã được rất nhiều cơ quan nghiên cứu đưa ra cảnh báo. Biến đổi khí hậu cũng làm nghiêm trọng hơn các hình thái thời tiết cực đoan hay các thiên tai thường thấy như ngập và lũ ở vụ Thu-Đông, hạn hán và xâm nhập mặn ở vụ Đông-Xuân và Xuân Hè. Năm 2011, lũ lụt nghiêm trọng đã làm hư hại 27.000 ha hoa màu và năm 2016, hạn hán và xâm nhập mặn lịch sử đã làm giảm sản lượng lúa gạo 700.000 tấn và ảnh hưởng đến 339.234 ha diện tích trồng lúa vụ Đông-Xuân. Do tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế nông nghiệp và an ninh lương thực của cả nước, ngành sản xuất lúa gạo của ĐBSCL cần phải được tăng cường tính thích ứng trước những tác động tiêu cực của BĐKH.

Để chủ động đối phó với các rủi ro liên quan tới khí hậu, phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phương đồng thời hài hòa trong định hướng phát triển liên kết vùng, Cục Trồng Trọt và Chương trình “Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu, Nông Nghiệp và An Ninh Lương Thực Khu Vực Đông Nam Á” đã phối hợp xây dựng bản đồ nguy cơ rủi ro thiên tai và kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa có sự tham gia của các tỉnh trong vùng. Hoạt động này nhằm hỗ trợ cho Cục Trồng Trọt và các tỉnh, thành tự xây dựng phương án quản lý sản xuất lúa thích ứng với BĐKH thông qua việc thiết lập: (1) bản đồ về nguy cơ ngập lụt, hạn hán và xâm nhập mặn quy mô tỉnh; và (2) kế hoạch thích ứng trong sản xuất lúa cho từng tỉnh, thành và cho toàn vùng. Hoạt động đã được thử nghiệm cuối năm 2016 và sau đó triển khai cho 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL từ đầu năm 2017.

2. Phương pháp thực hiện

Để đánh giá nguy cơ rủi ro về thiên tai, có 4 mức rủi ro được sử dụng tương ứng với các mức thiệt hại được quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2015) và Nghị định 02/2017 của Chính phủ như sau: (1) Rủi ro cao: Có thể làm giảm trên 70% năng suất hoặc sản lượng; (2) Rủi ro trung bình: Có thể làm giảm 30%-70% năng suất hoặc sản lượng; (3) Rủi ro thấp: Có thể làm giảm dưới 30% năng suất hoặc sản lượng; và (4) Không rủi ro: Không bị ảnh hưởng tới năng suất hoặc sản lượng.

Hình 1 dưới đây là các bước xây dựng và đề xuất phương án thích ứng mà cán bộ Nông nghiệp của các tỉnh đã thực hiện.

Hình 1Các bước xây dựng phương án thích ứng

 -       Bước 1: Các chuyên gia, cán bộ nông nghiệp, thủy lợi và phòng chống thiên tai ở địa phương đã thảo luận và liệt kê chi tiết các loại thiên tai liên quan đến khí hậu, thời gian xuất hiện, khu vực ảnh hưởng và mức độ thiệt hại đối với sản xuất lúa, có tham khảo các nghiên cứu cập nhật về diễn biến và dự báo thiên tai có liên quan tới địa phương.

-       Bước 2: Sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 (bản đồ cơ sở), bản đồ hiện trạng sử dụng đất và kinh nghiệm thực tế của các cán bộ địa phương được sử dụng để xác định những khu vực sản xuất lúa có nguy cơ thiệt hại nếu thiên tai (xác định ở bước 1) xảy ra. Các nguy cơ được đánh giá ở 2 kịch bản, các năm trung bình và các năm có hiện tượng khí hậu cực đoan (El Nino, La Nina).

-       Bước 3: Các đại biểu tiếp tục thảo luận về các biện pháp và kế hoạch thích ứng phi công trình cho từng vùng nguy cơ, tương ứng mới mỗi mức rủi ro và kịch bản thiên tai. Các biện pháp và kế hoạch được đề xuất dựa trên nguyên tắc: (1) có tính thực tiễn, (2) yêu cầu đầu tư tối thiểu, và (3) có khả năng triển khai nhanh.

-       Bước 4: Số hóa bản đồ, hiệu chỉnh và chi tiết hóa ở từng tỉnh thông qua các cuộc thảo luận giữa lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT), cán bộ thuộc Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, Chi cục Thủy lợi và các cơ quan liên quan của tỉnh.

-       Bước 5: Tổng hợp kế hoạch thích ứng của các tỉnh, thành riêng rẽ thành kế hoạch của từng tiểu vùng sinh thái và toàn vùng ĐBSCL và được đại diện sở NN&PTNT các tỉnh và các nhà khoa học cùng thảo luận thông qua một hội thảo tham vấn.

3. Kết quả đạt được

Ở ĐBSCL, các loại thiên tai liên quan tới khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất lúa được xác định là ngập lũ, hạn hán và xâm nhập mặn. Trong đó, ngập lũ thường xảy ra ở vụ Hè-Thu, còn hạn hán và xâm nhập mặn thường xảy ra đồng thời và có tác động cộng hưởng (hạn-mặn) ở vụ Đông-Xuân.

Tháng 2 năm 2017, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật các tỉnh, thành ĐBSCL đã xây dựng kế hoạch thời vụ dựa theo bản đồ rủi ro thiên tai và biện pháp thích ứng mà các tỉnh đã đề xuất. Dưới sự chủ trì của Cục Trồng trọt và sự tham gia của các cán bộ Sở NN & PTNT các tỉnh ĐBSCL, đến tháng 7 năm 2017, bản đồ nguy cơ ngập lụt và hạn-mặn, bản đồ đề xuất cơ cấu luân canh lúa, và bản đồ đề xuất lịch thời vụ thích ứng với nguy cơ thiên tai của mỗi tỉnh, thành (tỷ lệ 1:50.000) và toàn vùng ĐBSCL (tỷ lệ 1:250.000) đã được hoàn thiện và sau đó được bàn giao cho Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành.

Bản đồ nguy cơ thiên tai (Hình 2) của vùng ĐBSCL cho thấy nguy cơ giảm năng suất lúa do ngập lũ có ở 9 tỉnh và do hạn-mặn có ở 10 tỉnh. Diện tích có nguy cơ gặp rủi ro thiên tai của các tỉnh thay đổi tùy theo cường độ của thiên tai. Ví dụ, những năm ngập lũ cực đoan có thể làm diện tích có nguy cơ tăng tới 67% ở Vĩnh Long, hay hạn-mặn cực đoan làm diện tích có nguy cơ tăng lên trên 60% ở Hậu Giang. Một số tỉnh có cả hai nguy cơ ngập lũ và hạn-mặn như Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Tiền Giang và Vĩnh Long. Các biện pháp thích ứng được đề xuất cho sản xuất lúa bao gồm thay đổi cơ cấu mùa vụ và chuyển dịch lịch thời vụ (thời điểm xuống giống).

Hình 2. Bản đồ nguy cơ xâm nhập mặn và ngập lụt đối với lúa trong các năm cực đoan ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

 Ở ĐBSCL, kế hoạch sản xuất lúa của các tỉnh liền kề có ảnh hưởng trực tiếp với nhau. Trong những năm hạn hán, dung tích và thời gian giữ nước của các tỉnh đầu nguồn như An Giang, Đồng Tháp có thể làm thay đổi mức độ rủi ro và quy mô thiệt hại của các tỉnh cuối nguồn như Kiên Giang, Long An. Ngoài ra, cơ chế chia sẻ các tài nguyên khác như lao động, cơ giới nông nghiệp, ... của tỉnh này cũng ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sản xuất và thích ứng với thiên tai của các tỉnh khác. Cũng trong hội thảo tổng kết vừa nêu, bản đồ nguy cơ thiên tai và kế hoạch thích ứng của từng tỉnh riêng rẽ đã được kết hợp và thống nhất theo 3 tiểu vùng: (1) vùng thượng nguồn gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An; (2) vùng trung tâm gồm Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang; và (3) vùng ven biển gồm Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh và Bến Tre để các tỉnh trong các tiểu vùng có thể kết hợp khi thực hiện các kế hoạch thích ứng.

Các phương án thay đổi cơ cấu mùa vụ và lịch xuống giống nhằm giảm thiệt hại do thiên tai trong tương lai đã được cán bộ chuyên môn của từng tỉnh thảo luận chi tiết dựa trên hiện trạng sản xuất của các huyện trong tỉnh. Các kết quả thu được có thể được các tỉnh tiếp tục chỉnh sửa, cập nhật hàng năm theo các thay đổi về cơ sở hạ tầng, chiến lược sản xuất cụ thể của tỉnh và của vùng.

Từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 7 năm 2018, lịch xuống giống thích ứng với thiên tai trong những năm bình thường (Hình 3) và năm cực đoan đã được các tỉnh duyệt lại lần cuối thông qua các cuộc họp liên tỉnh tổ chức ở Đồng Tháp, Kiên Gian, Sóc Trăng và Vĩnh Long. Bản đồ phân bố diện tích xuống giống theo tháng đã được tổng hợp cho toàn vùng ĐBSCL.

4. Kết luận

Các kết quả ban đầu này có thể được sử dụng để tham khảo trong việc xây dựng kế hoạch thích ứng với BĐKH và kế hoạch sản xuất lúa gạo. Các bản đồ nguy cơ thiên tai và phương án thích ứng của 13 tỉnh, thành ĐBSCL và của toàn vùng là cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện “Đề án phát triển sản xuất lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu” (Quyết định số 1915/QĐ-BNN-KH).

Hình 3. Bản đồ lịch xuống giống vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long năm bình thường

 Lê Thanh Tùng[1], Bùi Tân Yên[2]



[1] Trưởng Văn phòng Cục Trồng trọt Phía Nam

[2] Chương trình CCAFS

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC