Trái ngọt trên vùng “đất khát”

 Tự hào sản vật quê nhà

Khu bãi ngang xã An Hải, xã Phước Hải ở huyện Ninh Phước trước đây là vùng bán sa mạc, tình trạng cát bay, cát nhảy luôn xảy ra, rất khó cho nông nghiệp phát triển. Hiểu được những đặc trưng đó, Hợp tác xã (HTX) Tuấn Tú (xã An Hải) đã được thành lập vào tháng 6/2016 với 13 thành viên, sau này phát triển lên 63 thành viên, chuyên trồng cây măng tây xanh trên diện tích 45ha theo mô hình cánh đồng lớn.

Ông Hùng Ky - Chủ nhiệm HTX Tuấn Tú - cho biết, hiện nay, HTX đang trồng măng tây áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, có kế hoạch mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đưa vào hệ thống các siêu thị, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, măng tây của HTX luôn được thương lái tiêu thụ hết với giá ổn định, không những mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng đất cát này mà còn tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc Chăm của huyện Ninh Phước.

Không chỉ Ninh Phước, những năm gần đây, quyết sách về tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh đã tác động và biến vùng đất cát ngày nào trở thành khu vực giàu tiềm năng phát triển sản phẩm có tính đặc thù, khắc phục được những khó khăn của vùng đất vốn khô cằn, quanh năm thiếu nước ngọt. Đáng chú ý, đặc sản Ninh Thuận đang trải dài từ rừng xuống biển. Nếu như biển cả bao la mang lại nguồn lợi tôm giống, muối, rong, hải sản… thì vùng đất cằn, sa mạc hay đồi núi mang đến nho, măng tây, ổi, cừu, dê… Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong năm 2020 (theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 4/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận) tỉnh Ninh Thuận đã công nhận 69 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 51 sản phẩm 3 sao.

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - chia sẻ, Ninh Thuận là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, cộng với đất đai cằn cỗi và luôn trong tình trạng bị thiếu nước, khô hạn quanh năm, rất bất lợi trong việc phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ ứng dụng hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, Ninh Thuận đang sở hữu những cây trồng đặc sản, là đặc thù của địa phương mà không nơi nào có được như: Nho, táo, cừu, hành, tỏi, măng tây, rong biển… “Đặc biệt, chúng tôi chủ trương nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp để sản phẩm mang lại giá trị cao nhất, có sức cạnh tranh, lợi thế so sánh với nhiều sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh khác cũng như của Việt Nam trên bước đường hội nhập” - ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đặng Kim Cương cho biết, thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu của tỉnh đang tập trung vào các loại giống cây trồng đặc sản. Cụ thể như với cây nho, ngoài nho xanh và nho đỏ truyền thống, tỉnh đang cho ra đời các sản phẩm mới như: Nho đen, nho ba màu… với chất lượng tốt và màu sắc bắt mắt hơn.

Để có được nguồn nông sản chất lượng trải dài từ biển lên rừng, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp; đưa thành tựu khoa học- công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…

Đến nay, đã có một số doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm hàng hóa. Tiêu biểu, tỉnh đã có những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị: Măng tây xanh; nho, táo, nha đam; chuỗi giá trị chăn nuôi heo liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH CJ ViNa Agri… Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 15 dự án đầu tư, với quy mô diện tích khoảng 250 ha, trong đó đã có một số dự án đi vào hoạt động.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, hình thành nhiều mô hình nông nghiệp mới, góp phần phát triển và nhân rộng như: Mô hình hợp tác (nuôi gia công) giữa các trang trại chăn nuôi heo với doanh nghiệp được thực hiện tại các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc (có 39 trang trại với tổng đàn 38.000 con). Mô hình này tạo chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống đến bao tiêu sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các công ty và người nông dân. Hay mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại trang trại Sun and Wind, trang trại Phúc Farm, trang trại Ông Hạnh, trang trại Nhị Hà...

Đặc biệt, việc phát triển du lịch gắn với nông nghiệp đã góp phần quảng bá những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Ninh Thuận đến với du khách. Đây là giải pháp giúp quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả. Tiêu biểu, mô hình trồng nho kết hợp với du lịch sinh thái tại HTX Thái An chủ trì liên kết với nông dân, quy mô 30 ha, toàn bộ được áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Đây là mô hình sản xuất gắn với tham quan du lịch, sản phẩm được khách tham quan mua tại vườn với giá bán cao hơn 20-25% so giá thu mua của các nậu vựa, doanh nghiệp trong tỉnh.

Hỗ trợ mạnh hơn cho nông nghiệp

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Ninh Thuận định hướng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cây ăn quả; đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp; thu hút mạnh doanh nghiệp và các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới.

Từ đó, khai thác tốt nhất các lợi thế của vùng tiểu khí hậu khô hạn, để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh thông qua sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thông qua phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP quốc gia. Nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Ông Đặng Kim Cương cho hay, với các sản phẩm đặc thù, Ninh Thuận định hướng phát triển theo hướng đi vào chiều sâu. Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh đã ban hành 4 đề án lớn, trong đó có 1 nghị quyết để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó định hướng nâng tầm sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị. Đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn với các sản phẩm cừu và dê - những sản phẩm là đặc trưng riêng của Ninh Thuận, trong đó bao gồm phát triển cả nguồn gen và phòng ngừa dịch bệnh.

Riêng với sản phẩm OCOP, phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2 - 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 - 2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; 1 - 2 sản phẩm tiềm năng chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện Chương trình OCOP; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP và đặc thù Ninh Thuận.

Để đạt được những mục tiêu kể trên, điều đầu tiên là phải ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Muốn làm được thì phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học để hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao các ứng dụng khoa học - công nghệ. Các nhà đầu tư, các dự án, các trang trại phải có quyết tâm, có năng lực để triển khai chuyển giao khoa học - kỹ thuật tại dự án của mình lan tỏa cho bà con nhân dân.

Về chính sách, ông Trần Quốc Nam cho hay, Ninh Thuận đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách một cách tốt nhất, cao nhất để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân triển khai, áp dụng ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh trên địa bàn của tỉnh.

Nguồn: congthuong.vn

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Trái ngọt trên vùng “đất khát”

 Tự hào sản vật quê nhà

Khu bãi ngang xã An Hải, xã Phước Hải ở huyện Ninh Phước trước đây là vùng bán sa mạc, tình trạng cát bay, cát nhảy luôn xảy ra, rất khó cho nông nghiệp phát triển. Hiểu được những đặc trưng đó, Hợp tác xã (HTX) Tuấn Tú (xã An Hải) đã được thành lập vào tháng 6/2016 với 13 thành viên, sau này phát triển lên 63 thành viên, chuyên trồng cây măng tây xanh trên diện tích 45ha theo mô hình cánh đồng lớn.

Ông Hùng Ky - Chủ nhiệm HTX Tuấn Tú - cho biết, hiện nay, HTX đang trồng măng tây áp dụng tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời, có kế hoạch mở rộng diện tích trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đưa vào hệ thống các siêu thị, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhờ đó, măng tây của HTX luôn được thương lái tiêu thụ hết với giá ổn định, không những mang lại giá trị kinh tế cao cho vùng đất cát này mà còn tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc Chăm của huyện Ninh Phước.

Không chỉ Ninh Phước, những năm gần đây, quyết sách về tái cơ cấu nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh đã tác động và biến vùng đất cát ngày nào trở thành khu vực giàu tiềm năng phát triển sản phẩm có tính đặc thù, khắc phục được những khó khăn của vùng đất vốn khô cằn, quanh năm thiếu nước ngọt. Đáng chú ý, đặc sản Ninh Thuận đang trải dài từ rừng xuống biển. Nếu như biển cả bao la mang lại nguồn lợi tôm giống, muối, rong, hải sản… thì vùng đất cằn, sa mạc hay đồi núi mang đến nho, măng tây, ổi, cừu, dê… Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trong năm 2020 (theo Quyết định số 2142/QĐ-UBND ngày 4/12/2020 của UBND tỉnh Ninh Thuận) tỉnh Ninh Thuận đã công nhận 69 sản phẩm OCOP, trong đó có 8 sản phẩm 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 51 sản phẩm 3 sao.

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - chia sẻ, Ninh Thuận là một trong những địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu khắc nghiệt nhất Việt Nam. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp, cộng với đất đai cằn cỗi và luôn trong tình trạng bị thiếu nước, khô hạn quanh năm, rất bất lợi trong việc phát triển nông nghiệp.

Tuy nhiên, nhờ ứng dụng hiệu quả nông nghiệp công nghệ cao, đến nay, Ninh Thuận đang sở hữu những cây trồng đặc sản, là đặc thù của địa phương mà không nơi nào có được như: Nho, táo, cừu, hành, tỏi, măng tây, rong biển… “Đặc biệt, chúng tôi chủ trương nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp để sản phẩm mang lại giá trị cao nhất, có sức cạnh tranh, lợi thế so sánh với nhiều sản phẩm nông nghiệp của các tỉnh khác cũng như của Việt Nam trên bước đường hội nhập” - ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đặng Kim Cương cho biết, thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu của tỉnh đang tập trung vào các loại giống cây trồng đặc sản. Cụ thể như với cây nho, ngoài nho xanh và nho đỏ truyền thống, tỉnh đang cho ra đời các sản phẩm mới như: Nho đen, nho ba màu… với chất lượng tốt và màu sắc bắt mắt hơn.

Để có được nguồn nông sản chất lượng trải dài từ biển lên rừng, thời gian qua, tỉnh Ninh Thuận đã có nhiều cơ chế khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên các doanh nghiệp tư nhân đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp; đưa thành tựu khoa học- công nghệ mới, công nghệ cao gắn với đào tạo nghề cho nông dân trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm…

Đến nay, đã có một số doanh nghiệp, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm hàng hóa. Tiêu biểu, tỉnh đã có những mô hình liên kết theo chuỗi giá trị: Măng tây xanh; nho, táo, nha đam; chuỗi giá trị chăn nuôi heo liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH CJ ViNa Agri… Tính đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 15 dự án đầu tư, với quy mô diện tích khoảng 250 ha, trong đó đã có một số dự án đi vào hoạt động.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nghiên cứu, hình thành nhiều mô hình nông nghiệp mới, góp phần phát triển và nhân rộng như: Mô hình hợp tác (nuôi gia công) giữa các trang trại chăn nuôi heo với doanh nghiệp được thực hiện tại các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước và Thuận Bắc (có 39 trang trại với tổng đàn 38.000 con). Mô hình này tạo chuỗi liên kết từ khâu cung cấp giống đến bao tiêu sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các công ty và người nông dân. Hay mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng tại trang trại Sun and Wind, trang trại Phúc Farm, trang trại Ông Hạnh, trang trại Nhị Hà...

Đặc biệt, việc phát triển du lịch gắn với nông nghiệp đã góp phần quảng bá những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của Ninh Thuận đến với du khách. Đây là giải pháp giúp quảng bá thương hiệu, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả. Tiêu biểu, mô hình trồng nho kết hợp với du lịch sinh thái tại HTX Thái An chủ trì liên kết với nông dân, quy mô 30 ha, toàn bộ được áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Đây là mô hình sản xuất gắn với tham quan du lịch, sản phẩm được khách tham quan mua tại vườn với giá bán cao hơn 20-25% so giá thu mua của các nậu vựa, doanh nghiệp trong tỉnh.

Hỗ trợ mạnh hơn cho nông nghiệp

Thời gian tới, ngành nông nghiệp Ninh Thuận định hướng tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn thông qua việc thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, tập trung chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cây ăn quả; đổi mới tổ chức sản xuất nông nghiệp; thu hút mạnh doanh nghiệp và các nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ mới nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới.

Từ đó, khai thác tốt nhất các lợi thế của vùng tiểu khí hậu khô hạn, để phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội để thích ứng với biến đổi khí hậu. Đồng thời, thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tăng khả năng cạnh tranh thông qua sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao, tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường thông qua phát triển sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn OCOP quốc gia. Nâng cao thu nhập và cải thiện điều kiện sống cho cư dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại.

Ông Đặng Kim Cương cho hay, với các sản phẩm đặc thù, Ninh Thuận định hướng phát triển theo hướng đi vào chiều sâu. Đầu nhiệm kỳ 2021 - 2025, ngành nông nghiệp tỉnh đã ban hành 4 đề án lớn, trong đó có 1 nghị quyết để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó định hướng nâng tầm sản phẩm nông nghiệp trong chuỗi giá trị. Đồng thời, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn với các sản phẩm cừu và dê - những sản phẩm là đặc trưng riêng của Ninh Thuận, trong đó bao gồm phát triển cả nguồn gen và phòng ngừa dịch bệnh.

Riêng với sản phẩm OCOP, phấn đấu có thêm 20-30 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP, trong đó có thêm 2 - 5 sản phẩm tiềm năng 5 sao; 1 - 2 sản phẩm đạt 5 sao OCOP quốc gia; 1 - 2 sản phẩm tiềm năng chăn nuôi đạt chuẩn OCOP từ 3 - 4 sao. Tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia thực hiện Chương trình OCOP; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP và đặc thù Ninh Thuận.

Để đạt được những mục tiêu kể trên, điều đầu tiên là phải ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Muốn làm được thì phải có sự vào cuộc của các nhà khoa học để hỗ trợ nghiên cứu chuyển giao các ứng dụng khoa học - công nghệ. Các nhà đầu tư, các dự án, các trang trại phải có quyết tâm, có năng lực để triển khai chuyển giao khoa học - kỹ thuật tại dự án của mình lan tỏa cho bà con nhân dân.

Về chính sách, ông Trần Quốc Nam cho hay, Ninh Thuận đang tập trung xây dựng cơ chế, chính sách một cách tốt nhất, cao nhất để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân triển khai, áp dụng ứng dụng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp thông minh trên địa bàn của tỉnh.

Nguồn: congthuong.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC