Tỷ phú bạch đàn (29/05/2006)

Đó là anh Trần Văn Hùng, ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phú Cát (Bình Định). Năm 1994, vợ chồng anh khai hoang, vỡ hóa được 3ha ở đồi trọc Tam Yang, trồng thử bạch đàn theo chủ trương “Trồng cây phủ kín đồi núi trọc”. Đất không phụ lòng người, bạch đàn phát triển khá tốt. Những năm đầu cây chưa khép tán, vợ chồng anh trồng xen cây mì chế và khoai lang lấy ngắn nuôi dài. Sau 5 năm, anh khai thác hơn 100 tấn bạch đàn, thu gần 20 triệu đồng. Từ đấy, đời sống của gia đình đã được cải thiện, thoát khỏi đói nghèo. Hiệu quả kinh tế của cây bạch đàn ở đồi núi đã thấy rõ, anh làm đơn xin Nhà nước cho mở rộng diện tích trồng bạch đàn ở ven chân núi Tam Yang, đến nay lên đến 100 ha bạch đàn cao ngút tằm mắt. Để rút ngắn thời gian khai thác, cứ vào đầu mùa mưa hằng năm, anh tiến hành cày xới và bón 3kg phân hỗn hợp/cây. Nhờ vậy, theo chu kỳ 4 năm là khai thác tận gốc-bán tận ngọn (cho Nhà máy Dăm bạch đàn Quy Nhơn), với mức bình quân hơn 50 tấn bạch đàn/ha, tổng thu hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn thực lãi hơn 1 tỷ đồng. Đời sống của gia đình có của ăn, của để, xây dựng 1 ngôi nhà mới nằm giữa trung tâm thôn, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình. Không chỉ lo làm giàu cho gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động nông nhân ở địa phương, với mức thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/tháng (theo thời vụ khai thác bạch đàn). Đồng thời cho mượn vốn không tính lãi và trao đổi kinh nghiệm SX đối với những hộ nghèo. Về kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, anh Hùng cho biết thêm “Đầu mùa mưa năm nay, tôi chuyển 1/3 diện tích bạch đàn già cỗi sang trồng cây keo lai và bạch đàn lai, để vừa có giá trị kinh tế vừa cải tạo đất trồng và chống xói mòn đất, thu nhập kinh tế cao hơn”.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Tỷ phú bạch đàn (29/05/2006)

Đó là anh Trần Văn Hùng, ở thôn Thuận Phong, xã Cát Lâm, huyện Phú Cát (Bình Định). Năm 1994, vợ chồng anh khai hoang, vỡ hóa được 3ha ở đồi trọc Tam Yang, trồng thử bạch đàn theo chủ trương “Trồng cây phủ kín đồi núi trọc”. Đất không phụ lòng người, bạch đàn phát triển khá tốt. Những năm đầu cây chưa khép tán, vợ chồng anh trồng xen cây mì chế và khoai lang lấy ngắn nuôi dài. Sau 5 năm, anh khai thác hơn 100 tấn bạch đàn, thu gần 20 triệu đồng. Từ đấy, đời sống của gia đình đã được cải thiện, thoát khỏi đói nghèo. Hiệu quả kinh tế của cây bạch đàn ở đồi núi đã thấy rõ, anh làm đơn xin Nhà nước cho mở rộng diện tích trồng bạch đàn ở ven chân núi Tam Yang, đến nay lên đến 100 ha bạch đàn cao ngút tằm mắt. Để rút ngắn thời gian khai thác, cứ vào đầu mùa mưa hằng năm, anh tiến hành cày xới và bón 3kg phân hỗn hợp/cây. Nhờ vậy, theo chu kỳ 4 năm là khai thác tận gốc-bán tận ngọn (cho Nhà máy Dăm bạch đàn Quy Nhơn), với mức bình quân hơn 50 tấn bạch đàn/ha, tổng thu hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư còn thực lãi hơn 1 tỷ đồng. Đời sống của gia đình có của ăn, của để, xây dựng 1 ngôi nhà mới nằm giữa trung tâm thôn, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt gia đình. Không chỉ lo làm giàu cho gia đình anh còn tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động nông nhân ở địa phương, với mức thu nhập từ 1-1,5 triệu đồng/tháng (theo thời vụ khai thác bạch đàn). Đồng thời cho mượn vốn không tính lãi và trao đổi kinh nghiệm SX đối với những hộ nghèo. Về kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, anh Hùng cho biết thêm “Đầu mùa mưa năm nay, tôi chuyển 1/3 diện tích bạch đàn già cỗi sang trồng cây keo lai và bạch đàn lai, để vừa có giá trị kinh tế vừa cải tạo đất trồng và chống xói mòn đất, thu nhập kinh tế cao hơn”.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC