ĐBSCL khởi đầu từ 1 triệu tấn lúa chất lượng cao (19/05/2006)

ĐBSCL cung ứng hơn 90% lượng gạo xuất khẩu. Từ 2001 đến nay sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam luôn luôn tăng trưởng và giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới, năm 2005 đạt mức cao nhất với 5,204 triệu tấn thu về 1,399 tỷ USD. Tuy nhiên trong cùng chủng loại gạo xuất khẩu, mặc dù giá gạo Việt Nam cao hơn Pakistan từ 8-28 USD/tấn nhưng vẫn luôn luôn thấp hơn Thái Lan từ 39-42 USD/tấn. Để tăng hiệu quả xuất khẩu gạo, Bộ NN-PTNT đề ra phương án ĐBSCL tạo ra 1 triệu tấn lúa chất lượng cao từ vụ đông xuân 2006-2007 để làm đà nhân rộng ra toàn bộ diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu đã được quy hoạch. Tổng Cty Lương thực miền Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với 7 địa phương tham gia chương trình là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Tp.Cần Thơ (mỗi tỉnh dành khoảng 30.000 ha) để tiến hành chương trình này. Thị trường xuất khẩu đã rộng mở Giá gạo chất lượng cao xuất khẩu luôn luôn cao hơn gạo xuất khẩu loại thường hơn 40 USD/tấn. Tuy nhiên thị trường gạo chất lượng cao đòi hỏi nhà cung cấp phải có sự ổn định trong cả năm. Tiêu chuẩn của gạo chất lượng cao là có độ dài trên 6,2mm, đồng đều, hạt trong, xay trắng, bạc bụng tối đa chỉ 4% và giảm dần hạt lẫn. Có ý kiến cho rằng căn cứ vào thị trường cung cầu thế giới, châu á yêu cầu gạo trung bình-thấp từ 2-2,5 triệu tấn/năm, châu Phi cần từ 1-1,5 triệu tấn năm. Do vậy, Việt Nam nên khai thác thế mạnh này nhưng đồng thời phải có sự vươn lên, chiếm lĩnh thị trường gạo chất lượng cao thì mới có thể tăng hiệu quả gạo xuất khẩu.Về mặt chất lượng, có thể chia giống lúa ra các nhóm như sau: nhóm giống lúa đặc sản, ngoài các giống địa phương như Nàng thơm, tám thơm..., có các giống lúa cho gạo nổi tiếng như Bastima, Khaodakmali, Jasmine, có hạt gạo dài trên dưới 7mm, không bạc bụng, mềm cơm, có mùi thơm. Giống VD-20 có hạt gạo ngắn, chỉ trên 6mm nhưng nhờ thơm nên cũng được xem là loại cao cấp. Còn IR64 có hạt gạo dài khoảng 7mm, thon, trong trắng (độ bạc bụng 0-1%), mềm cơm vì có hàm lượng amylose dưới 15% được xem là tiêu biểu. Các giống lúa thơm nói trên đều khó sản xuất vì dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp hoặc không ổn định. Trong thực tế, người nông dân vẫn chưa mặn mà với các loại giống này vì khi bán không được giá thỏa đáng. Tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết khách hàng mua gạo chất lượng cao thường là các nước ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore, nhưng mới đây Malaysia đã ngỏ ý đặt hàng Việt Nam đến 500.000 tấn gạo chất lượng cao. 1 triệu tấn lúa chất lượng cao mà chương trình đề ra cũng chỉ mới đáp ứng được cho riêng Malaysia. Rõ ràng là lúa chất lượng cao còn rất nhiều triển vọng. Có thể làm ra được nhiều lúa gạo chất lượng cao không? Quá trình sản xuất gạo có 2 giai đoạn chính: trước thu hoạch (làm đất, gieo trồng, chăm bón và thu hoạch) và sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản, xay chà). Giai đoạn trước thực hiện không tốt thì không có công nghệ sau thu hoạch nào làm cho chất lượng gạo cao lên được, và ngược lại. Lượng lúa chất lượng cao trong năm 2004 tăng khá nhanh nên xuất khẩu gạo chất lượng cao được khoảng hơn 120.000 tấn. Thế nhưng trong năm 2005, cũng ngần ấy diện tích nhưng lượng gạo chất lượng cao xuất khẩu lại sụt giảm chỉ còn khoảng 68.000 tấn! Nhiều ý kiến cho rằng có thể khắc phục những yếu kém trên cả 2 giai đoạn trước và sau thu hoạch. Cục trồng trọt khẳng định cùng với quy hoạch vùng sản xuất, giống lúa có vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi vùng trồng lúa chất lượng cao nên chọn 1 bộ giống tốt với 2-3 giống bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống phải kháng sâu bệnh, nhất là đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, lùn xoắn lá. Các giống bị thoái hóa phải bị loại bỏ ra khỏi bộ giống. Kế hoạch nhân giống thật cụ thể ở từng vùng cho từng giống. Diện tích sử dụng giống xác nhận trong sản xuất lúa chất lượng cao hiện tại mới đạt khoảng 25-30%, phải phấn đếu đến năm 2010 sử dụng 100% giống lúa xác nhận. Hệ thống sản xuất giống lúa xác nhận phải luôn vận hành liên tục thường xuyên từ giống tác giả đến cấp xác nhận. Hệ thống ruộng nhân giống lúa cho 1 triệu ha gieo trồng lúa xuất khẩu hàng năm phải có: 80 ha dành sản xuất giống lúa nguyên chủng, 2.000 ha làm giống lúa xác nhận cấp 1, 50.000 ha làm giống lúa xác nhận cấp 2. Bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Công ty nông nghiệp Sông Hậu cho rằng với quy mô sản xuất nhỏ và vừa, nông dân còn để lúa quá chín mới cắt, phơi mớ ngoài đồng quá khô. Lúa sau khi ra hạt nếu được sấy ngay thì chất lượng gạo chế biến mới tốt đồng đều. Việc thu mua lúa hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các công ty xuất khẩu chỉ mua trực tiếp được 15-20% lượng lúa hàng hóa, phần còn lại đa phần do tư thương thu gom. Vì vậy cần phải hướng tổ chức lại việc thu mua lúa, trước tiên là với lúa chất lượng cao. Tổng Cty lương thực nên kết hợp, bàn bạc với các Hợp tác xã, chủ vựa, tư thương có kinh nghiệm đứng ra làm đại lý thu mua trực tiếp từ nông dân. Các đối tượng này phải được tập huấn kỹ thuật về thu mua lúa xuất khẩu để đảm bảo chất lượng gạo theo nhu cầu cầu xuất khẩu. Nên tổ chức các điểm sấy lúa quy mô nhỏ, vừa ở nơi tập trung đầu mối thu mua, xay xát. Ngoài các giống lúa thơm mới nhập nội, lai tạo, ĐBSCL có nhiều giống lúa địa phương có chất lượng cao đặc biệt, điển hình là giống lúa Nàng hương Chợ Đào (Long An). Năm 2003, Hợp tác xã Mỹ Lệ ở vùng đất Chợ Đào được UBND xã và huyện Cần Đước đồng ý cho phép sử dụng thương hiệu Nàng hương Chợ Đào làm nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ. Thế nhưng khi ra làm thủ tục ở Cục sở hữu trí tuệ mới hay nhãn hiệu này đã được một công ty ở Oklahoma đăng ký và được cấp giấy chứng nhận tại thị trường Mỹ! Nhờ một văn phòng luật sư Mỹ làm đại diện khởi kiện yêu cầu cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ hủy bỏ sự công nhận trên để hợp tác xã Mỹ Lệ được quyền đăng ký thì được trả lời chi phí thấp nhất cho một vụ kiện như thế này phải 50.000 USD! Hợp tác xã không đủ khả năng tài chánh, đành để tên gọi xuất xứ Chợ Đào bị phỗng tay trên. Qua nhiều thủ tục trong nước, đến tháng 10-2005 Hợp tác xã Mỹ Lệ mới được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, còn việc công nhận tên gọi xuất xứ Chợ Đào thì vẫn phải... chờ. Câu chuyện trên đây như một sự nhắc nhở các nhà sản xuất và kinh doanh gạo chất lượng cao Việt Nam phải tích cực và sớm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và tăng giá trị gạo xuất khẩu.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

ĐBSCL khởi đầu từ 1 triệu tấn lúa chất lượng cao (19/05/2006)

ĐBSCL cung ứng hơn 90% lượng gạo xuất khẩu. Từ 2001 đến nay sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam luôn luôn tăng trưởng và giữ vững vị trí thứ hai trên thế giới, năm 2005 đạt mức cao nhất với 5,204 triệu tấn thu về 1,399 tỷ USD. Tuy nhiên trong cùng chủng loại gạo xuất khẩu, mặc dù giá gạo Việt Nam cao hơn Pakistan từ 8-28 USD/tấn nhưng vẫn luôn luôn thấp hơn Thái Lan từ 39-42 USD/tấn. Để tăng hiệu quả xuất khẩu gạo, Bộ NN-PTNT đề ra phương án ĐBSCL tạo ra 1 triệu tấn lúa chất lượng cao từ vụ đông xuân 2006-2007 để làm đà nhân rộng ra toàn bộ diện tích 1 triệu ha lúa xuất khẩu đã được quy hoạch. Tổng Cty Lương thực miền Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với 7 địa phương tham gia chương trình là Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng và Tp.Cần Thơ (mỗi tỉnh dành khoảng 30.000 ha) để tiến hành chương trình này. Thị trường xuất khẩu đã rộng mở Giá gạo chất lượng cao xuất khẩu luôn luôn cao hơn gạo xuất khẩu loại thường hơn 40 USD/tấn. Tuy nhiên thị trường gạo chất lượng cao đòi hỏi nhà cung cấp phải có sự ổn định trong cả năm. Tiêu chuẩn của gạo chất lượng cao là có độ dài trên 6,2mm, đồng đều, hạt trong, xay trắng, bạc bụng tối đa chỉ 4% và giảm dần hạt lẫn. Có ý kiến cho rằng căn cứ vào thị trường cung cầu thế giới, châu á yêu cầu gạo trung bình-thấp từ 2-2,5 triệu tấn/năm, châu Phi cần từ 1-1,5 triệu tấn năm. Do vậy, Việt Nam nên khai thác thế mạnh này nhưng đồng thời phải có sự vươn lên, chiếm lĩnh thị trường gạo chất lượng cao thì mới có thể tăng hiệu quả gạo xuất khẩu.Về mặt chất lượng, có thể chia giống lúa ra các nhóm như sau: nhóm giống lúa đặc sản, ngoài các giống địa phương như Nàng thơm, tám thơm..., có các giống lúa cho gạo nổi tiếng như Bastima, Khaodakmali, Jasmine, có hạt gạo dài trên dưới 7mm, không bạc bụng, mềm cơm, có mùi thơm. Giống VD-20 có hạt gạo ngắn, chỉ trên 6mm nhưng nhờ thơm nên cũng được xem là loại cao cấp. Còn IR64 có hạt gạo dài khoảng 7mm, thon, trong trắng (độ bạc bụng 0-1%), mềm cơm vì có hàm lượng amylose dưới 15% được xem là tiêu biểu. Các giống lúa thơm nói trên đều khó sản xuất vì dễ nhiễm sâu bệnh, năng suất thấp hoặc không ổn định. Trong thực tế, người nông dân vẫn chưa mặn mà với các loại giống này vì khi bán không được giá thỏa đáng. Tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết khách hàng mua gạo chất lượng cao thường là các nước ở châu Âu, Nhật Bản, Singapore, nhưng mới đây Malaysia đã ngỏ ý đặt hàng Việt Nam đến 500.000 tấn gạo chất lượng cao. 1 triệu tấn lúa chất lượng cao mà chương trình đề ra cũng chỉ mới đáp ứng được cho riêng Malaysia. Rõ ràng là lúa chất lượng cao còn rất nhiều triển vọng. Có thể làm ra được nhiều lúa gạo chất lượng cao không? Quá trình sản xuất gạo có 2 giai đoạn chính: trước thu hoạch (làm đất, gieo trồng, chăm bón và thu hoạch) và sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản, xay chà). Giai đoạn trước thực hiện không tốt thì không có công nghệ sau thu hoạch nào làm cho chất lượng gạo cao lên được, và ngược lại. Lượng lúa chất lượng cao trong năm 2004 tăng khá nhanh nên xuất khẩu gạo chất lượng cao được khoảng hơn 120.000 tấn. Thế nhưng trong năm 2005, cũng ngần ấy diện tích nhưng lượng gạo chất lượng cao xuất khẩu lại sụt giảm chỉ còn khoảng 68.000 tấn! Nhiều ý kiến cho rằng có thể khắc phục những yếu kém trên cả 2 giai đoạn trước và sau thu hoạch. Cục trồng trọt khẳng định cùng với quy hoạch vùng sản xuất, giống lúa có vai trò quan trọng hàng đầu. Mỗi vùng trồng lúa chất lượng cao nên chọn 1 bộ giống tốt với 2-3 giống bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu. Giống phải kháng sâu bệnh, nhất là đối với rầy nâu, bệnh đạo ôn, lùn xoắn lá. Các giống bị thoái hóa phải bị loại bỏ ra khỏi bộ giống. Kế hoạch nhân giống thật cụ thể ở từng vùng cho từng giống. Diện tích sử dụng giống xác nhận trong sản xuất lúa chất lượng cao hiện tại mới đạt khoảng 25-30%, phải phấn đếu đến năm 2010 sử dụng 100% giống lúa xác nhận. Hệ thống sản xuất giống lúa xác nhận phải luôn vận hành liên tục thường xuyên từ giống tác giả đến cấp xác nhận. Hệ thống ruộng nhân giống lúa cho 1 triệu ha gieo trồng lúa xuất khẩu hàng năm phải có: 80 ha dành sản xuất giống lúa nguyên chủng, 2.000 ha làm giống lúa xác nhận cấp 1, 50.000 ha làm giống lúa xác nhận cấp 2. Bà Trần Ngọc Sương, Giám đốc Công ty nông nghiệp Sông Hậu cho rằng với quy mô sản xuất nhỏ và vừa, nông dân còn để lúa quá chín mới cắt, phơi mớ ngoài đồng quá khô. Lúa sau khi ra hạt nếu được sấy ngay thì chất lượng gạo chế biến mới tốt đồng đều. Việc thu mua lúa hiện nay có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Các công ty xuất khẩu chỉ mua trực tiếp được 15-20% lượng lúa hàng hóa, phần còn lại đa phần do tư thương thu gom. Vì vậy cần phải hướng tổ chức lại việc thu mua lúa, trước tiên là với lúa chất lượng cao. Tổng Cty lương thực nên kết hợp, bàn bạc với các Hợp tác xã, chủ vựa, tư thương có kinh nghiệm đứng ra làm đại lý thu mua trực tiếp từ nông dân. Các đối tượng này phải được tập huấn kỹ thuật về thu mua lúa xuất khẩu để đảm bảo chất lượng gạo theo nhu cầu cầu xuất khẩu. Nên tổ chức các điểm sấy lúa quy mô nhỏ, vừa ở nơi tập trung đầu mối thu mua, xay xát. Ngoài các giống lúa thơm mới nhập nội, lai tạo, ĐBSCL có nhiều giống lúa địa phương có chất lượng cao đặc biệt, điển hình là giống lúa Nàng hương Chợ Đào (Long An). Năm 2003, Hợp tác xã Mỹ Lệ ở vùng đất Chợ Đào được UBND xã và huyện Cần Đước đồng ý cho phép sử dụng thương hiệu Nàng hương Chợ Đào làm nhãn hiệu hàng hóa và tên gọi xuất xứ. Thế nhưng khi ra làm thủ tục ở Cục sở hữu trí tuệ mới hay nhãn hiệu này đã được một công ty ở Oklahoma đăng ký và được cấp giấy chứng nhận tại thị trường Mỹ! Nhờ một văn phòng luật sư Mỹ làm đại diện khởi kiện yêu cầu cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Mỹ hủy bỏ sự công nhận trên để hợp tác xã Mỹ Lệ được quyền đăng ký thì được trả lời chi phí thấp nhất cho một vụ kiện như thế này phải 50.000 USD! Hợp tác xã không đủ khả năng tài chánh, đành để tên gọi xuất xứ Chợ Đào bị phỗng tay trên. Qua nhiều thủ tục trong nước, đến tháng 10-2005 Hợp tác xã Mỹ Lệ mới được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa, còn việc công nhận tên gọi xuất xứ Chợ Đào thì vẫn phải... chờ. Câu chuyện trên đây như một sự nhắc nhở các nhà sản xuất và kinh doanh gạo chất lượng cao Việt Nam phải tích cực và sớm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam nhằm mở rộng thị trường và tăng giá trị gạo xuất khẩu.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC