Dịch lở mồm long móng (18/05/2006)

Tính đến nay trên địa bàn cả nước đã có 221 xã của 89 huyện thuộc 28 tỉnh đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp. Tổng số gia súc mắc bệnh được xác định là 9.477 con trâu, bò và 12.467 con lợn. Bộ NN-PTNT thừa nhận, bệnh LMLM có khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh; sự lây lan không chỉ do tiếp xúc trực tiếp giữa động vật khỏe mạnh mà còn gián tiếp thông qua nhiều đường, kể cả ngoài không khí. Do vậy bệnh dễ phát thành đại dịch, gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế một vùng rộng lớn. Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đưa ra các biện pháp cấp bách trước mắt để phòng dịch, đó là vận động người chăn nuôi trong từng thôn xã ký cam kết thực hiện “5 không”: không giấu dịch; không mua gia súc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về thôn; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rong, không tự vận chuyển gia súc mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi. Các địa phương phải thành lập các tổ chuyên trách giám sát phát hiện bệnh LMLM; thực hiện tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh. Khi phát hiện có dịch bệnh, dịch xuất hiện ở một thôn trở lên thì công bố xã có dịch; 2 xã trở lên thì công bố huyện có dịch và 2 huyện trở lên thì công bố tỉnh có dịch. Bộ NN-PTNT đề nghị mức hỗ trợ khoảng 70% giá trị của gia súc khi tiêu hủy. Hiện tại Bộ Tài chính đã cụ thể hóa con số này và đang kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ bình quân 10.000 đồng/kg đối với lợn và 15.000 đồng/kg đối với trâu bò. Đây là mức trung bình, còn tại các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định về mức độ hỗ trợ này. Chiều 16-5, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục Phó Chi cục Thú y Tp.HCM cho biết, sẽ xử phạt trường hợp hộ chăn nuôi gia súc nào không chịu tiêm phòng, nhất là vaccine LMLM theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Chi cục Thú y Tp.HCM và các tỉnh cũng đã thống nhất, hạn chế giết mổ sẵn trước khi đưa về TP, nếu đã giết mổ phải còn nguyên mảnh (không được pha lóc) nhằm dễ kiểm soát.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Dịch lở mồm long móng (18/05/2006)

Tính đến nay trên địa bàn cả nước đã có 221 xã của 89 huyện thuộc 28 tỉnh đang có dịch lở mồm long móng (LMLM) gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Cao Bằng, Bắc Cạn, Hà Giang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Tp. Cần Thơ, Sóc Trăng và Đồng Tháp. Tổng số gia súc mắc bệnh được xác định là 9.477 con trâu, bò và 12.467 con lợn. Bộ NN-PTNT thừa nhận, bệnh LMLM có khả năng lây lan rất nhanh, rất mạnh; sự lây lan không chỉ do tiếp xúc trực tiếp giữa động vật khỏe mạnh mà còn gián tiếp thông qua nhiều đường, kể cả ngoài không khí. Do vậy bệnh dễ phát thành đại dịch, gây thiệt hại về chăn nuôi, ảnh hưởng đến kinh tế một vùng rộng lớn. Trước tình hình trên, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đưa ra các biện pháp cấp bách trước mắt để phòng dịch, đó là vận động người chăn nuôi trong từng thôn xã ký cam kết thực hiện “5 không”: không giấu dịch; không mua gia súc bệnh, sản phẩm gia súc mắc bệnh đưa về thôn; không bán chạy gia súc mắc bệnh; không thả rong, không tự vận chuyển gia súc mắc bệnh LMLM ra khỏi vùng dịch; không vứt xác gia súc nghi mắc bệnh LMLM bừa bãi. Các địa phương phải thành lập các tổ chuyên trách giám sát phát hiện bệnh LMLM; thực hiện tiêm phòng và vệ sinh phòng bệnh. Khi phát hiện có dịch bệnh, dịch xuất hiện ở một thôn trở lên thì công bố xã có dịch; 2 xã trở lên thì công bố huyện có dịch và 2 huyện trở lên thì công bố tỉnh có dịch. Bộ NN-PTNT đề nghị mức hỗ trợ khoảng 70% giá trị của gia súc khi tiêu hủy. Hiện tại Bộ Tài chính đã cụ thể hóa con số này và đang kiến nghị với Chính phủ hỗ trợ bình quân 10.000 đồng/kg đối với lợn và 15.000 đồng/kg đối với trâu bò. Đây là mức trung bình, còn tại các địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định về mức độ hỗ trợ này. Chiều 16-5, ông Phan Xuân Thảo, Chi cục Phó Chi cục Thú y Tp.HCM cho biết, sẽ xử phạt trường hợp hộ chăn nuôi gia súc nào không chịu tiêm phòng, nhất là vaccine LMLM theo quy định của Pháp lệnh Thú y. Chi cục Thú y Tp.HCM và các tỉnh cũng đã thống nhất, hạn chế giết mổ sẵn trước khi đưa về TP, nếu đã giết mổ phải còn nguyên mảnh (không được pha lóc) nhằm dễ kiểm soát.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC