HTX Thọ Minh và lời giải bài toán nâng cao giá trị sầu riêng

Liên kết, sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thọ Minh, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) có 56 xã viên, sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP trên 76 ha, sản lượng trên 800 tấn. HTX hoạt động kinh tế theo chuỗi liên kết, các xã viên có cơ hội giúp đỡ, học tập, trao đổi kinh nghiệm, biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản phẩm được ổn định giá, nâng cao thu nhập, đời sống các hộ dân.

Ông Nguyễn Xuân Thọ, Giám đốc HTX cho biết, để đạt sản phẩm sầu riêng tươi của HTX đạt chứng nhận OCOP và các tiêu chuẩn để xuất khẩu thì phải liên kết và “xâm nhập” vào những vùng trồng sầu riêng. HTX tiến hành liên kết, theo dõi cây từ lúc trồng đến khi cây có hoa, quả. Đơn vị ký kết với các hộ dân trồng theo hướng VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...

Đồ họa: HM

Theo UBND xã Đức Mạnh (Đắk Mil), năm 2021, địa phương cùng ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ các hộ dân trồng và thu mua sầu riêng VietGAP thành lập Tổ hợp tác sầu riêng Đức Mạnh. Năm 2022, sản phẩm sầu riêng của tổ hợp tác đạt chứng nhận OCOP 3 sao và tiến tới thành lập HTX Nông nghiệp Thọ Minh. Đây là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại địa phương có sản phẩm sầu riêng tươi đạt chứng nhận OCOP và chế biến sầu riêng cấp đông.

Cấp đông sầu riêng giải quyết bài toán “được mùa mất giá”

Đắk Mil là vựa sầu riêng lớn của Đắk Nông. Hiện nay, phần lớn sầu riêng sau khi thu hoạch chủ yếu được bán tươi do công nghệ chế biến còn hạn chế. Điều này dễ dẫn đến tình trạng người nông dân bị ép giá, bị động trong thu hoạch và gặp khó khăn tiêu thụ khi sầu riêng vào mùa chính vụ. Thực tế này đòi hỏi phải có công nghệ để bảo quản và chế biến sầu riêng, giúp nâng cao giá trị kinh tế của loại quả này, đồng thời tránh cảnh “được mùa rớt giá”.

Vì vậy, việc chế biến sản phẩm sầu riêng tươi tại chỗ giúp giải quyết tốt vấn đề đầu ra. Sầu riêng chỉ có một mùa trong năm, nhưng nhu cầu sử dụng lại quanh năm. HTX Nông nghiệp Thọ Minh đã tiến tới việc tách múi và cấp đông sầu riêng. Việc chế biến sản phẩm sầu riêng tươi tại chỗ giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề cho cơ sở như giảm chi phí vận chuyển, sản phẩm sau thu hoạch sẽ được đưa vào chế biến ngay giúp chất lượng được bảo đảm, chủ động nguyên liệu để phục vụ chế biến…

Đồ họa: HM

Để quy trình chế biến đạt hiệu quả, ông Thọ phải đi học hỏi khắp nơi, tìm hiểu công nghệ cấp đông đúng chuẩn giúp giữ nguyên hương vị và chất lượng của trái sầu riêng. Khi sầu riêng đã già khoảng "9 tuổi" sẽ tiến hành thu hoạch rồi đưa về xưởng để vệ sinh bên ngoài. Toàn bộ được rửa bằng áp lực của các vòi nước. Sau đó, những quả sầu riêng này được phân loại và ủ chín. Chất lượng sầu riêng chín được bóc múi và mang đi cấp đông luôn được HTX kiểm soát 100%, đạt tiêu chuẩn và chất lượng VietGAP, được chứng nhận là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Những quả sầu riêng đạt chuẩn được đưa đến phòng sơ chế, bóc tách. Múi sầu riêng đem đưa vào kho lạnh cấp đông làm cứng phần thịt trên múi sầu riêng trước khi chờ đưa ra thị trường.

Hiện nay, HTX đầu tư 7 kho đông lạnh, với sức chứa khoảng 180 tấn sầu riêng tách vỏ. Trong quá trình chế biến, HTX cũng gặp một số khó khăn khi thu mua phải dòng trái non, sâu bệnh, không đạt chất lượng. Vì vậy phải tốn thời gian phân loại và hao hụt sản lượng. Nhân công lao động tại địa phương hầu như không có chuyên môn trong chế biến nên phải đào tạo từ đầu.

Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sầu riêng Đắk Mil

Sản phẩm sầu riêng cấp đông không sử dụng các chất bảo quản, chất hóa học hay chất kích thích nên không ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu dùng. Việc cấp đông nhanh sầu riêng theo quy trình khép kín nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm nên được người tiêu dùng yêu thích. HTX cũng tích cực quảng bá qua các trang mạng xã hội và kết hợp với các doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm ra thị trường.

Sản phẩm sầu riêng tươi và sầu riêng cấp đông của HTX hiện đang được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm, HTX liên kết thu mua, cấp đông và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gần 3.000 tấn sầu riêng các loại. Nhờ đó, giá trị trái sầu riêng của xã viên tăng lên gấp 2 - 3 lần so với bán trái tươi như trước đây. Hiện nay, ngoài liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sầu riêng Đức Mạnh, HTX còn tạo việc làm với mức thu nhập khá cho hàng trăm lao động địa phương.

Công nhân kiểm tra múi sầu riêng đạt chuẩn trước khi thực hiện các công đoạn cấp đông

Trong thời gian tới, HTX tiếp tục đầu tư lĩnh vực chế biến sâu sầu riêng; nâng cao việc thực hiện chuỗi giá trị sản xuất sầu riêng. Nói về dự định trong tương lai, ông Nguyễn Xuân Thọ cho biết, HTX mong muốn hướng đến đăng ký bản quyền thương hiệu sầu riêng cấp đông. Từ đó, tạo thêm điều kiện để sản phẩm nới rộng thị trường trong và ngoài nước.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có 4 sản phẩm sầu riêng đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Đó là sản phẩm: Quả sầu riêng của Trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa); Quả sầu riêng tươi của HTX Nông nghiệp hữu cơ dịch vụ Hòa Phát (Đắk Song); Sầu riêng tươi Đức Mạnh của HTX Nông nghiệp Thọ Minh (Đắk Mil) và Sầu riêng trái của HTX Nông nghiệp dịch vụ Trường Thịnh (Đắk R’lấp).

Hồ Ma

Nguồn:https://baodaknong.vn/htx-tho-minh-va-loi-giai-bai-toan-nang-cao-gia-tri-sau-rieng-161847.html

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

HTX Thọ Minh và lời giải bài toán nâng cao giá trị sầu riêng

Liên kết, sản xuất sầu riêng theo hướng VietGAP

Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thọ Minh, xã Đức Mạnh (Đắk Mil) có 56 xã viên, sản xuất sầu riêng đạt chứng nhận VietGAP trên 76 ha, sản lượng trên 800 tấn. HTX hoạt động kinh tế theo chuỗi liên kết, các xã viên có cơ hội giúp đỡ, học tập, trao đổi kinh nghiệm, biết áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản phẩm được ổn định giá, nâng cao thu nhập, đời sống các hộ dân.

Ông Nguyễn Xuân Thọ, Giám đốc HTX cho biết, để đạt sản phẩm sầu riêng tươi của HTX đạt chứng nhận OCOP và các tiêu chuẩn để xuất khẩu thì phải liên kết và “xâm nhập” vào những vùng trồng sầu riêng. HTX tiến hành liên kết, theo dõi cây từ lúc trồng đến khi cây có hoa, quả. Đơn vị ký kết với các hộ dân trồng theo hướng VietGAP, sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc sinh học...

Đồ họa: HM

Theo UBND xã Đức Mạnh (Đắk Mil), năm 2021, địa phương cùng ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ các hộ dân trồng và thu mua sầu riêng VietGAP thành lập Tổ hợp tác sầu riêng Đức Mạnh. Năm 2022, sản phẩm sầu riêng của tổ hợp tác đạt chứng nhận OCOP 3 sao và tiến tới thành lập HTX Nông nghiệp Thọ Minh. Đây là cơ sở đầu tiên và duy nhất tại địa phương có sản phẩm sầu riêng tươi đạt chứng nhận OCOP và chế biến sầu riêng cấp đông.

Cấp đông sầu riêng giải quyết bài toán “được mùa mất giá”

Đắk Mil là vựa sầu riêng lớn của Đắk Nông. Hiện nay, phần lớn sầu riêng sau khi thu hoạch chủ yếu được bán tươi do công nghệ chế biến còn hạn chế. Điều này dễ dẫn đến tình trạng người nông dân bị ép giá, bị động trong thu hoạch và gặp khó khăn tiêu thụ khi sầu riêng vào mùa chính vụ. Thực tế này đòi hỏi phải có công nghệ để bảo quản và chế biến sầu riêng, giúp nâng cao giá trị kinh tế của loại quả này, đồng thời tránh cảnh “được mùa rớt giá”.

Vì vậy, việc chế biến sản phẩm sầu riêng tươi tại chỗ giúp giải quyết tốt vấn đề đầu ra. Sầu riêng chỉ có một mùa trong năm, nhưng nhu cầu sử dụng lại quanh năm. HTX Nông nghiệp Thọ Minh đã tiến tới việc tách múi và cấp đông sầu riêng. Việc chế biến sản phẩm sầu riêng tươi tại chỗ giúp giải quyết tốt nhiều vấn đề cho cơ sở như giảm chi phí vận chuyển, sản phẩm sau thu hoạch sẽ được đưa vào chế biến ngay giúp chất lượng được bảo đảm, chủ động nguyên liệu để phục vụ chế biến…

Đồ họa: HM

Để quy trình chế biến đạt hiệu quả, ông Thọ phải đi học hỏi khắp nơi, tìm hiểu công nghệ cấp đông đúng chuẩn giúp giữ nguyên hương vị và chất lượng của trái sầu riêng. Khi sầu riêng đã già khoảng "9 tuổi" sẽ tiến hành thu hoạch rồi đưa về xưởng để vệ sinh bên ngoài. Toàn bộ được rửa bằng áp lực của các vòi nước. Sau đó, những quả sầu riêng này được phân loại và ủ chín. Chất lượng sầu riêng chín được bóc múi và mang đi cấp đông luôn được HTX kiểm soát 100%, đạt tiêu chuẩn và chất lượng VietGAP, được chứng nhận là sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm. Những quả sầu riêng đạt chuẩn được đưa đến phòng sơ chế, bóc tách. Múi sầu riêng đem đưa vào kho lạnh cấp đông làm cứng phần thịt trên múi sầu riêng trước khi chờ đưa ra thị trường.

Hiện nay, HTX đầu tư 7 kho đông lạnh, với sức chứa khoảng 180 tấn sầu riêng tách vỏ. Trong quá trình chế biến, HTX cũng gặp một số khó khăn khi thu mua phải dòng trái non, sâu bệnh, không đạt chất lượng. Vì vậy phải tốn thời gian phân loại và hao hụt sản lượng. Nhân công lao động tại địa phương hầu như không có chuyên môn trong chế biến nên phải đào tạo từ đầu.

Mở rộng thị trường, nâng cao giá trị sầu riêng Đắk Mil

Sản phẩm sầu riêng cấp đông không sử dụng các chất bảo quản, chất hóa học hay chất kích thích nên không ảnh hưởng đến sức khỏe tiêu dùng. Việc cấp đông nhanh sầu riêng theo quy trình khép kín nhưng vẫn giữ được độ tươi ngon và chất lượng sản phẩm nên được người tiêu dùng yêu thích. HTX cũng tích cực quảng bá qua các trang mạng xã hội và kết hợp với các doanh nghiệp trong nước đưa sản phẩm ra thị trường.

Sản phẩm sầu riêng tươi và sầu riêng cấp đông của HTX hiện đang được cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm, HTX liên kết thu mua, cấp đông và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gần 3.000 tấn sầu riêng các loại. Nhờ đó, giá trị trái sầu riêng của xã viên tăng lên gấp 2 - 3 lần so với bán trái tươi như trước đây. Hiện nay, ngoài liên kết sản xuất, nâng cao giá trị sầu riêng Đức Mạnh, HTX còn tạo việc làm với mức thu nhập khá cho hàng trăm lao động địa phương.

Công nhân kiểm tra múi sầu riêng đạt chuẩn trước khi thực hiện các công đoạn cấp đông

Trong thời gian tới, HTX tiếp tục đầu tư lĩnh vực chế biến sâu sầu riêng; nâng cao việc thực hiện chuỗi giá trị sản xuất sầu riêng. Nói về dự định trong tương lai, ông Nguyễn Xuân Thọ cho biết, HTX mong muốn hướng đến đăng ký bản quyền thương hiệu sầu riêng cấp đông. Từ đó, tạo thêm điều kiện để sản phẩm nới rộng thị trường trong và ngoài nước.

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện có 4 sản phẩm sầu riêng đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Đó là sản phẩm: Quả sầu riêng của Trang trại Gia Trung (Gia Nghĩa); Quả sầu riêng tươi của HTX Nông nghiệp hữu cơ dịch vụ Hòa Phát (Đắk Song); Sầu riêng tươi Đức Mạnh của HTX Nông nghiệp Thọ Minh (Đắk Mil) và Sầu riêng trái của HTX Nông nghiệp dịch vụ Trường Thịnh (Đắk R’lấp).

Hồ Ma

Nguồn:https://baodaknong.vn/htx-tho-minh-va-loi-giai-bai-toan-nang-cao-gia-tri-sau-rieng-161847.html

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC