Trồng mít ruột đỏ: Lãi 500 triệu đồng/ha

Hương vị của mít ruột đỏ lạ và ngon hơn giống mít thường. Múi dày, ăn dai và có vị ngọt thanh. Đặc biệt, thoảng hương mùi dầu chuối, càng để lâu mít càng đỏ, ăn càng ngọt và mềm, được rất nhiều người ưa chuộng.

Mít ruột đỏ, hiện có giá bán 40.000đồng/kg, là một trong những giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế lớn, từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, cho nhà vườn miền Đông Nam Bộ.

Theo anh Nguyễn Viết Vị - Xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, mít ruột đỏ có nguồn gốc từ Thái Lan, được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây. Từ khi trồng giống mít này cho thấy khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta khá tốt, nhất là vùng đất miền Đông nam Bộ. Cây ra trái to đều và chất lượng ổn định qua các năm. Không chỉ thơm ngon mà giống mít này cho quả khá to và nặng. Trọng lượng trung bình mỗi quả khoảng 10kg có quả nặng tới 15kg.

Với đặc tính sinh trưởng nhanh, cho thu hoạch khá sớm, chỉ trong vòng 18 tháng là đã có thể cho thu hoạch. Cây mít ruột đỏ cũng cho quả quanh năm. Để cây cho năng suất, chất lượng cao, anh Vị và nhiều nhà vườn Bình Phước áp dụng biện pháp chăm sóc bón phân hữu cơ, kết hợp cân đối NPK chuyên dùng, bổ sung trung vi lượng.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng - Thành viên Hội đồng KHKT Công ty CP Phân bón Bình Điền, giống như mít Thái, cây mít ruột đỏ tương đối dễ trồng nhưng để trồng thành công thì nhà vườn cần lưu ý một số kỹ thuật:

Thứ nhất là chọn giống: Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5 cm, cành ghép cao 20 – 30 cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

- Thời vụ trồng: nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất.

- Khoảng cách trồng: cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm khi trồng. Do mít có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

Cây mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. Tuy nhiên, vào tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

- Bón phân: bên cạnh phân bón hữu cơ, nhà vườn có thể sử dụng công thức phân NPK Đầu Trâu 20-15-5+TE bón vào 2 giai đoạn, bón thúc và sau thu hoạch, lượng bón tăng dần theo tuổi cây. Chú ý, năm đầu, bón 200g-1kg/cây, tháng bón 1 lần; năm thứ 2, bón 1-1,5kg/cây.

Ở giai đoạn cây ra hoa, nuôi trái, sử dụng phân bón NPK Đầu Trâu 15-5-20+TE, liều bón 200g-400g/gốc, chia làm 3 lần bón, lúc ra hoa, nuôi trái và thúc trái.

Tỉa cành, tỉa trái:

- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.

- Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+    Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+    Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+    Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp sinh học như dùng chất dẫn dụ sinh học, bao bọc trái để phòng ngừa. Đặc biệt, để phòng ngừa hiện tượng xơ đen: nhiều giống mít như mít Thái, và mít ruột đỏ thường bị xơ đen, da không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường. Trên cùng một cây có thể có trái bệnh, trái không bệnh. Nguyên nhân có thể do thiếu canxi – do mưa quá nhiều khiến canxi trong đất bị hao hụt. Do đó, trước khi cây ra hoa và trong thời gian ra hoa, cần bổ sung canxi cho mít. Loại canxi tốt nhất là canxi lỏng, phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần đến khi thu hoạch. Ngoài ra, nhà vườn có thể sử dụng những chế phẩm công nghệ Nano, kết hợp quy trình canh tác hữu cơ sinh học, không lạm dụng hóa học, bảo vệ thiên địch, bón phân hóa học cân đối hợp lí để cây mít phát triển bền vững, đảm bảo năng suất, chất lượng cao.

Mô hình trồng mít ruột đỏ, cùng với sự tư vấn của PGS.TS Mai Thành Phụng sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 7/4/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón xem.

Hồng Huệ

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Trồng mít ruột đỏ: Lãi 500 triệu đồng/ha

Hương vị của mít ruột đỏ lạ và ngon hơn giống mít thường. Múi dày, ăn dai và có vị ngọt thanh. Đặc biệt, thoảng hương mùi dầu chuối, càng để lâu mít càng đỏ, ăn càng ngọt và mềm, được rất nhiều người ưa chuộng.

Mít ruột đỏ, hiện có giá bán 40.000đồng/kg, là một trong những giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế lớn, từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha, cho nhà vườn miền Đông Nam Bộ.

Theo anh Nguyễn Viết Vị - Xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, mít ruột đỏ có nguồn gốc từ Thái Lan, được du nhập vào nước ta một vài năm gần đây. Từ khi trồng giống mít này cho thấy khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta khá tốt, nhất là vùng đất miền Đông nam Bộ. Cây ra trái to đều và chất lượng ổn định qua các năm. Không chỉ thơm ngon mà giống mít này cho quả khá to và nặng. Trọng lượng trung bình mỗi quả khoảng 10kg có quả nặng tới 15kg.

Với đặc tính sinh trưởng nhanh, cho thu hoạch khá sớm, chỉ trong vòng 18 tháng là đã có thể cho thu hoạch. Cây mít ruột đỏ cũng cho quả quanh năm. Để cây cho năng suất, chất lượng cao, anh Vị và nhiều nhà vườn Bình Phước áp dụng biện pháp chăm sóc bón phân hữu cơ, kết hợp cân đối NPK chuyên dùng, bổ sung trung vi lượng.

Theo PGS.TS Mai Thành Phụng - Thành viên Hội đồng KHKT Công ty CP Phân bón Bình Điền, giống như mít Thái, cây mít ruột đỏ tương đối dễ trồng nhưng để trồng thành công thì nhà vườn cần lưu ý một số kỹ thuật:

Thứ nhất là chọn giống: Không nên nhân giống bằng hạt vì bị lai giống và cây lâu cho trái. Nên sử dụng cây ghép có đường kính gốc ghép từ 1 – 1,5 cm, cành ghép cao 20 – 30 cm (kể từ vết ghép), cây khỏe mạnh, sạch bệnh nhưng phải là dòng F1 thuần chủng thì mới đảm bảo về năng suất và chất lượng. Nên chọn cây có bộ rễ phát triển mạnh; lá đang giai đoạn già; vết ghép tiếp hợp tốt.

- Thời vụ trồng: nên trồng vào đầu mùa mưa, nghĩa là từ tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để cây sinh trưởng và phát triển có hiệu quả nhất.

- Khoảng cách trồng: cần làm đất và đắp mô cao từ 50 – 70 cm khi trồng. Do mít có khả năng cho trái sớm nên có thể trồng theo mật độ dày, khoảng 3,5m x 3,5 m hoặc 4 m x 4 m. Sau khi thu hoạch mít từ 5 – 7 năm, có thể loại bỏ cây ở giữa, đảm bảo mật độ giữa các cây mít luôn thông thoáng, giúp cây phát triển và đậu trái tốt hơn.

Cây mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng. Tuy nhiên, vào tháng đầu sau khi trồng, nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, có thể tưới 4-5 ngày/lần. Từ năm thứ hai về sau, tưới cho cây vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

- Bón phân: bên cạnh phân bón hữu cơ, nhà vườn có thể sử dụng công thức phân NPK Đầu Trâu 20-15-5+TE bón vào 2 giai đoạn, bón thúc và sau thu hoạch, lượng bón tăng dần theo tuổi cây. Chú ý, năm đầu, bón 200g-1kg/cây, tháng bón 1 lần; năm thứ 2, bón 1-1,5kg/cây.

Ở giai đoạn cây ra hoa, nuôi trái, sử dụng phân bón NPK Đầu Trâu 15-5-20+TE, liều bón 200g-400g/gốc, chia làm 3 lần bón, lúc ra hoa, nuôi trái và thúc trái.

Tỉa cành, tỉa trái:

- Tỉa cành: Tỉa những cành sâu bệnh để cây thông thoáng nhằm tăng năng suất và mang tính thẩm mỹ. Tiến hành tỉa cành khi cây cao khoảng 1 m trở lên, cây còn nhỏ tỉa cành tạo tán 2-3 lần/năm. Cây lớn mỗi năm một lần khi thu hoạch trái xong.

- Tỉa trái: Tỉa bớt trái xấu, trái sâu bệnh, trái nhỏ và cả những trái bình thường cho mật độ trái phù hợp với từng cây.

+    Khi cây 1 năm tuổi: nên tỉa bỏ chỉ chừa một trái/lứa.

+    Năm thứ hai: để 2 trái/lứa, thu hoạch được 4 trái/năm.

+    Năm thứ ba: để 3 trái/lứa, một năm 2 lứa, sẽ được 6 trái và như thế tăng số trái/cây theo từng năm tuổi.

Phòng trừ sâu bệnh hại bằng các biện pháp sinh học như dùng chất dẫn dụ sinh học, bao bọc trái để phòng ngừa. Đặc biệt, để phòng ngừa hiện tượng xơ đen: nhiều giống mít như mít Thái, và mít ruột đỏ thường bị xơ đen, da không bóng, hình dạng bên ngoài vẫn phát triển bình thường. Trên cùng một cây có thể có trái bệnh, trái không bệnh. Nguyên nhân có thể do thiếu canxi – do mưa quá nhiều khiến canxi trong đất bị hao hụt. Do đó, trước khi cây ra hoa và trong thời gian ra hoa, cần bổ sung canxi cho mít. Loại canxi tốt nhất là canxi lỏng, phun lá và tưới gốc giai đoạn mít ra nụ và cứ định kỳ 2 tháng phun lại 1 lần đến khi thu hoạch. Ngoài ra, nhà vườn có thể sử dụng những chế phẩm công nghệ Nano, kết hợp quy trình canh tác hữu cơ sinh học, không lạm dụng hóa học, bảo vệ thiên địch, bón phân hóa học cân đối hợp lí để cây mít phát triển bền vững, đảm bảo năng suất, chất lượng cao.

Mô hình trồng mít ruột đỏ, cùng với sự tư vấn của PGS.TS Mai Thành Phụng sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 7/4/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón xem.

Hồng Huệ

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC