Trồng chanh sinh thái tỉnh Hậu Giang.

(21/03/2019) - Trong khi, giá bán của trái cam chỉ 7.000 – 8.000 đồng/kg thì chanh không hạt vẫn giữ mức giá cao ổn định 20.000 đồng/kg. Và để duy trì mức giá tốt này, cây chanh không hạt được nhà vườn tỉnh Hậu Giang phát triển theo mô hình chanh sinh thái với quy trình trồng VietGAP và GlobalGAP.

Tại những vùng trồng lúa kém hiệu quả của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nhiều nông dân nơi đây thực hiện từ lâu. Trong đó, trồng chanh không hạt, tính đến thời điểm này, là mô hình cho  hiệu quả cao nhất, khi đáp ứng cả 2 tiêu chí về kinh tế và thích ứng với hạn, mặn phức tạp của ĐBSCL.

Giống chanh không hạt có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao nên rất thích hợp trồng ở những vùng đất khó, nhiễm phèn, mặn của vùng ĐBSCL.  Và hiện nay, trong khi, trái cam giá bán chỉ 7.000-8.000 đồng/kg thì chanh không hạt giữ mức giá cao ổn định 20.000 đồng/kg. Vì vậy, mang về nguồn thu rất lớn cho nhà vườn. Và để duy trì mức giá tốt này, cây chanh không hạt được nhà vườn tỉnh Hậu Giang phát triển theo quy trình VietGAP và GlobalGAP hay còn gọi là mô hình trồng chanh sinh thái.

Theo đó, nhà vườn trồng hoa sao nhái, và một số loại hoa có màu sắc rực rỡ trong vườn để thu hút thiên địch và phòng trừ sâu bệnh hại. Song song đó, nhà vườn còn chọn cách giữ cỏ trong vườn chanh. Vì có nhiều cái lợi, vừa giữ ẩm cho đất vào mùa khô hạn, chống sói mòn trong mùa mưa, và nhất là sau mỗi đợt phát cỏ thì chính lớp cỏ vừa bị cắt đi này sẽ tạo ra phần hữu cơ giúp cho đất tơi xốp.

Theo anh Trần Văn Đức, một trong những nhà vườn trồng chanh không hạt hiệu quả ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thì cây chanh không hạt có đặc tính kháng bệnh và chịu hạn cao, không kén đất, rất phù hợp với đất nhiễm phèn, mặn vùng này. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, và cho năng suất cao, thì khi trồng cần lên liếp, và mật độ trồng phải từ 4,5m - 6m.  Và để trái chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thì quá trình trồng cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp canh tác từ khâu chọn giống tốt đến bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Trong đó, sử dụng phân bón hữu cơ, kết hợp cân đối phân NPK chuyên dùng có bổ sung trung vi lượng đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, phẩm chất trái.

Ngoài ra, việc tỉa cành, tạo tán, vô hiệu hóa những cành vượt cũng cần được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Việc này sẽ giúp cây ra nhiều hoa và trái, cũng như có điều kiện quang hợp với ánh nắng để cho ra mẫu mã đẹp.

Theo các nhà khoa học, để cây chanh cho năng suất cao, bền vững, bà con cũng cần chú ý, sau khi tỉa cành, tạo tán, bón đủ cơ số các loại phân hữu cơ, nếu nền đất bị chua thì xử lý đất bằng vôi nung và khử trùng bằng nấm Tricoderma. Sau đó, sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE để bón, liều bón khoảng 150-200g/cây, mỗi tháng bón 1 lần. Trong phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE chất đạm (N) xuất xứ từ 2 nguồn. Nguồn từ N03- và nguồn khác từ NH4+. Nguồn đạm (N) từ N03- rất thích hợp khi bón trên loại đất không ngập nước, cây dễ sử dụng, và hiệu quả sử dụng cao hơn. Với cách làm này, việc chăm sóc vườn chanh sẽ vừa tiện lợi, đơn giản vừa cho năng suất cao vượt trội và bền vững.

Ngoài ra, để tăng giá trị thương phẩm cho trái chanh, khi xử lí ra hoa trái vụ, nhà vườn cần chú ý chế độ phân bón đúng thời điểm. Cụ thể, vào khoảng tháng 3-4 Âm lịch (sau khi thu hoạch), tiến hành tỉa cành, tỉa bỏ cành già, xấu hư. Đồng thời phát quang cây che bóng để vườn chanh thông thoáng hơn. Sau đó, bón phân để cây mau phục hồi. Giai đoạn này, bón phân hữu cơ, liều lượng từ 20-30kg/cây (cây chanh 5-7 năm tuổi); Hai tháng sau, sử dụng phân NPK 16-16-8+13S, liều lượng 200-500 g/cây.

Vào tháng 7 Âm lịch, cây chanh có trái rải rác, cần tỉa bỏ, chỉ để lại những trái sắp thu hoạch với lượng không quá 10% so với tổng số trái trên cây; Sang tháng 8 Âm lịch, chủ động điều chỉnh nguồn nước ra vào vườn thích hợp, tránh để vườn bị ẩm, cây sẽ không đủ khả năng ra hoa.

Để thúc cây chanh ra hoa, từ khoảng 10/8-20/8 Âm lịch, bón phân Đầu Trâu AT2 (1kg/cây), và phân Urê (200g/cây). Khi bón phân, lưu ý bón cách gốc 50cm; Khi chanh ra hoa và đậu trái bằng đầu đũa, tiếp tục bón phân NPK 16-16-8+13S, khoảng 300 g/cây; Trước khi thu hoạch 1 tháng, bón thêm phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE, liều lượng khoảng 200 g/cây. Với biện pháp này, nhiều nhà vườn đã thành công với việc bán chanh trái vụ luôn đạt giá cao.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ chanh không hạt rất lớn. Mỗi năm, tỉnh Hậu Giang cung cấp hơn 14.600 tấn chanh cho thị trường trong nước và xuất đi châu Âu.

Mô hình trồng chanh sinh thái của nông dân tỉnh Hậu Giang sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 24/3/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón xem.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Trồng chanh sinh thái tỉnh Hậu Giang.

(21/03/2019) - Trong khi, giá bán của trái cam chỉ 7.000 – 8.000 đồng/kg thì chanh không hạt vẫn giữ mức giá cao ổn định 20.000 đồng/kg. Và để duy trì mức giá tốt này, cây chanh không hạt được nhà vườn tỉnh Hậu Giang phát triển theo mô hình chanh sinh thái với quy trình trồng VietGAP và GlobalGAP.

Tại những vùng trồng lúa kém hiệu quả của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã được nhiều nông dân nơi đây thực hiện từ lâu. Trong đó, trồng chanh không hạt, tính đến thời điểm này, là mô hình cho  hiệu quả cao nhất, khi đáp ứng cả 2 tiêu chí về kinh tế và thích ứng với hạn, mặn phức tạp của ĐBSCL.

Giống chanh không hạt có khả năng kháng bệnh và chịu hạn cao nên rất thích hợp trồng ở những vùng đất khó, nhiễm phèn, mặn của vùng ĐBSCL.  Và hiện nay, trong khi, trái cam giá bán chỉ 7.000-8.000 đồng/kg thì chanh không hạt giữ mức giá cao ổn định 20.000 đồng/kg. Vì vậy, mang về nguồn thu rất lớn cho nhà vườn. Và để duy trì mức giá tốt này, cây chanh không hạt được nhà vườn tỉnh Hậu Giang phát triển theo quy trình VietGAP và GlobalGAP hay còn gọi là mô hình trồng chanh sinh thái.

Theo đó, nhà vườn trồng hoa sao nhái, và một số loại hoa có màu sắc rực rỡ trong vườn để thu hút thiên địch và phòng trừ sâu bệnh hại. Song song đó, nhà vườn còn chọn cách giữ cỏ trong vườn chanh. Vì có nhiều cái lợi, vừa giữ ẩm cho đất vào mùa khô hạn, chống sói mòn trong mùa mưa, và nhất là sau mỗi đợt phát cỏ thì chính lớp cỏ vừa bị cắt đi này sẽ tạo ra phần hữu cơ giúp cho đất tơi xốp.

Theo anh Trần Văn Đức, một trong những nhà vườn trồng chanh không hạt hiệu quả ở huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, thì cây chanh không hạt có đặc tính kháng bệnh và chịu hạn cao, không kén đất, rất phù hợp với đất nhiễm phèn, mặn vùng này. Tuy nhiên, để cây sinh trưởng tốt, và cho năng suất cao, thì khi trồng cần lên liếp, và mật độ trồng phải từ 4,5m - 6m.  Và để trái chanh đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thì quá trình trồng cần phải kết hợp đồng bộ các giải pháp canh tác từ khâu chọn giống tốt đến bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây. Trong đó, sử dụng phân bón hữu cơ, kết hợp cân đối phân NPK chuyên dùng có bổ sung trung vi lượng đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất, phẩm chất trái.

Ngoài ra, việc tỉa cành, tạo tán, vô hiệu hóa những cành vượt cũng cần được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Việc này sẽ giúp cây ra nhiều hoa và trái, cũng như có điều kiện quang hợp với ánh nắng để cho ra mẫu mã đẹp.

Theo các nhà khoa học, để cây chanh cho năng suất cao, bền vững, bà con cũng cần chú ý, sau khi tỉa cành, tạo tán, bón đủ cơ số các loại phân hữu cơ, nếu nền đất bị chua thì xử lý đất bằng vôi nung và khử trùng bằng nấm Tricoderma. Sau đó, sử dụng phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE để bón, liều bón khoảng 150-200g/cây, mỗi tháng bón 1 lần. Trong phân Đầu Trâu NPK 16-16-16+TE chất đạm (N) xuất xứ từ 2 nguồn. Nguồn từ N03- và nguồn khác từ NH4+. Nguồn đạm (N) từ N03- rất thích hợp khi bón trên loại đất không ngập nước, cây dễ sử dụng, và hiệu quả sử dụng cao hơn. Với cách làm này, việc chăm sóc vườn chanh sẽ vừa tiện lợi, đơn giản vừa cho năng suất cao vượt trội và bền vững.

Ngoài ra, để tăng giá trị thương phẩm cho trái chanh, khi xử lí ra hoa trái vụ, nhà vườn cần chú ý chế độ phân bón đúng thời điểm. Cụ thể, vào khoảng tháng 3-4 Âm lịch (sau khi thu hoạch), tiến hành tỉa cành, tỉa bỏ cành già, xấu hư. Đồng thời phát quang cây che bóng để vườn chanh thông thoáng hơn. Sau đó, bón phân để cây mau phục hồi. Giai đoạn này, bón phân hữu cơ, liều lượng từ 20-30kg/cây (cây chanh 5-7 năm tuổi); Hai tháng sau, sử dụng phân NPK 16-16-8+13S, liều lượng 200-500 g/cây.

Vào tháng 7 Âm lịch, cây chanh có trái rải rác, cần tỉa bỏ, chỉ để lại những trái sắp thu hoạch với lượng không quá 10% so với tổng số trái trên cây; Sang tháng 8 Âm lịch, chủ động điều chỉnh nguồn nước ra vào vườn thích hợp, tránh để vườn bị ẩm, cây sẽ không đủ khả năng ra hoa.

Để thúc cây chanh ra hoa, từ khoảng 10/8-20/8 Âm lịch, bón phân Đầu Trâu AT2 (1kg/cây), và phân Urê (200g/cây). Khi bón phân, lưu ý bón cách gốc 50cm; Khi chanh ra hoa và đậu trái bằng đầu đũa, tiếp tục bón phân NPK 16-16-8+13S, khoảng 300 g/cây; Trước khi thu hoạch 1 tháng, bón thêm phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15+TE, liều lượng khoảng 200 g/cây. Với biện pháp này, nhiều nhà vườn đã thành công với việc bán chanh trái vụ luôn đạt giá cao.

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ chanh không hạt rất lớn. Mỗi năm, tỉnh Hậu Giang cung cấp hơn 14.600 tấn chanh cho thị trường trong nước và xuất đi châu Âu.

Mô hình trồng chanh sinh thái của nông dân tỉnh Hậu Giang sẽ có trong chương trình CANH TÁC THÔNG MINH, phát sóng 17h15-17h35, chủ nhật, ngày 24/3/2019 trên VTV9. Mời quý độc giả đón xem.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC