Nông nghiệp Việt Nam cần làm gì để hội nhập

Nước ta sắp trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là một vinh dự. Tuy nhiên, khi đó quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước thành viên phải được đối xử bình đẳng. Trong lĩnh vực buôn bán, trao đổi hàng hóa ta đều phải tuân theo các qui định chung. Nhưng về lĩnh vực buôn bán quốc tế thì ta mới bắt đầu tập sự. Kinh nghiệm thu được còn mang tính chất chắp vá, manh mún. Vì vậy, ta còn phải phấn đấu gian khổ thì mới ngang tầm với các nước khác được. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về ngành trồng trọt và chăn nuôi trong mấy chục năm qua đã khẳng định rằng: tuy nước ta đất chật, người đông, kinh nghiệm còn non kém, nhưng ta đã có thể sản xuất không chỉ đủ ăn mà còn thừa nhiều mặt hàng để buôn bán với các nước như: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau quả, đậu đỗ các loại. Kể cả ngô khoai, sắn, cây làm thuốc và các cây công nghiệp khác. Trong thực tế, hàng gì ta cũng có, nhưng chất và lượng thì còn nhiều bất cập. Ví dụ, ta xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, nhưng giá bán thường bị thấp hơn gạo của Thái Lan khoảng 30-40 đôla/tấn, vì chất lượng gạo của ta còn thua kém so với gạo Thái. Vì vậy, gạo của ta được bán chủ yếu cho các nước chưa đòi hỏi chất lượng cao. Gạo của ta vào thị trường EU, Mỹ, Nhật còn rất ít. Nhược điểm chính là do ruộng đất quá phức tạp, manh mún. Nông dân phải trồng nhiều giống khác nhau. Thậm chí trong cùng một hộ cũng trồng các giống khác nhau, trong lúc phương tiện phơi sấy, bảo quản thiếu thốn nên lẫn tạp giống này với giống khác là tình trạng phổ biến. Mặt khác, cũng do điều kiện phơi sấy, bảo quản chưa tốt nên, gạo sau khi được đóng bao chỉ một vài tuần đã giảm chất lượng và mùi thơm rất đáng kể. Đối với cà phê, cao su, tiêu, điều cũng cùng có chung thực trạng như vậy. Các qui trình thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói vẫn còn bất cập nên giá bán cũng thường bị ép. Đối với lĩnh vực rau quả thì bức tranh còn mờ nhạt hơn. Ta thường nói, rau quả Việt Nam, mùa nào thức ấy. Điều đó đúng thật. Nhưng khi người ta đặt hàng mỗi tháng mua vài container xoài, măng cụt, cam, thậm chí là chôm chôm thì lại không có bán. Không có, vì hàng không đủ tiêu chuẩn về ngoại hình và chất lượng. Lý do chính là rau, quả được trồng rãi rác theo từng hộ. Đất đai quá đa dạng, giống được cung cấp bằng nhiều nguồn khác nhau. Kỹ thuật chăm sóc, phân bón khác nhau, và không đồng bộ. Thu hoạch và vận chuyển phần lớn do thương lái đảm nhiệm. Vì vậy chất lượng mẫu mã cũng rất khác nhau. Bưởi Năm Roi tuy đã có thương hiệu, nhưng không phải lúc nào cũng có vị chua, ngọt giống nhau. Gần đây đã có thương hiệu nho NH-01 được bán ở các siêu thị, nhưng chất lượng cũng khác nhau vì không phải cùng được sản xuất và quản lý theo một qui trình thống nhất. Bản thân chủ thương hiệu nhiều lúc phải đi thu mua từ nhiều hộ khác nhau, với kỹ thuật trồng trọt khác nhau. Chưa hội nhập với tổ chức WTO, nhưng chỉ cần dạo quanh chợ, quanh phố ta đã thấy hàng nông sản các nước đang tràn ngập, mẫu mã rất bắt mắt, giá cả lại rẻ nên thường có xu hướng lấn át hàng nông sản của địa phương. Trên thị trường tự do, cùng một mặt hàng, nếu mẫu mã đẹp, chất lượng ngon hơn, rẽ hơn thì có sức cạnh tranh cao hơn. Do vậy, các mặt hàng tươi sống càng bị sức ép khốc liệt hơn. Trước thực trạng như vậy, ngành nông nghiệp, nói hẹp hơn là ngành trồng trọt của Việt Nam cần phải làm gì để có thể sánh vai với hàng nông sản các nước khi đã hội nhập? Trước hết là cần tổ chức lại sản xuất, cải tiến các thu hoạch, khâu thu mua, chế biến, bảo quản, đóng gói ở qui mô công nghiệp. Đặc biệt là hàng rau, quả tươi. Vì sao phải tổ chức lại sản xuất và cách tổ chức như thế nào cho hợp lý? Nông dân Việt Nam khi được hỏi ai cũng muốn làm ăn lớn. Nhưng lực bất đồng tâm, vì ruộng đất quá nhỏ, vốn ít hoặc không có, kỹ thuật còn thấp, kinh nghiệm ít ỏi, nên chưa có nông dân nào có thể tự sản xuất đủ hàng hóa có chất lượng và tự buôn bán với nước ngoài như nông dân các nước được. Vì vậy, họ rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của các doanh nghiệp, của cán bộ khoa học, của ngân hàng, và cần có chính sách thông thoáng. Trước hết, phía doanh nghiệp và nhà nước cần xác định rõ vùng nào có thể sản xuất tốt mặt hàng nào để xuất khẩu. Doanh nghiệp và nhà nước lo đầu ra, còn nông dân sẽ được tổ chức lại để sản xuất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất, cung cấp nông sản đủ chất lượng. Muốn vậy, tiêu chuẩn mẫu mã phải được xác định rõ ràng. Các cơ quan khoa học kỹ thuật có liên quan sẽ được huy động để chịu trách nhiệm tạo ra giống và kỹ thuật thích hợp. Ví dụ, dưa chuột có dạng quả giống nhau, xoài có kích thước quả giống nhau, chất lượng đồng đều…Các kỹ thuật sản xuất sẽ được từng nông dân nắm vững và làm theo thời vụ, kỹ thuật đồng loạt. Sản phẩm phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Thời vụ thu hoạch sản phẩm dựa theo thời vụ của cây trồng và yêu cầu của khách hàng để xác định. Khi thu hoạch, nếu mẫu mã phù hợp thì giá nông sản phải được trả đúng theo qui định. Ngược lại chất lượng không bảo đảm thì người sản xuất phải chịu giá mua thấp hơn, thậm chí phải bị trả lại. Mọi khâu trong dây chuyền đều được làm theo hợp đồng chặt chẽ. Làm như vậy, bắt buộc nhà doanh nghiệp và người sản xuất đều phải dốc hết sức lực, tâm trí mới làm được. Lúc đầu sẽ gặp khó khăn, nhưng dần dần sẽ có nhiều kinh nghiệm, công việc làm ăn sẽ khá hơn, tốt hơn.Vạn sự khởi đầu nan là như vậy. Còn nếu như các doanh nghiệp không có khách hàng ổn định vì chưa tạo được thương hiệu có uy tín, thì khi khách hàng có nhu cầu, doanh nghiệp chạy đôn chạy đáo để kiếm hàng, chất lượng tốt xấu đều thu mua hết. Cách làm như vậy là kiểu ăn xổi ở thì, người sản xuất thiếu lòng tin, khách hàng cũng thiếu lòng tin, cách làm này sẽ không bền vững. Do đó dễ bị thất bại. Ở Thái lan, lĩnh vực sản xuất và buôn bán gạo, từ lâu họ đã có tổ chức khá hợp lý. Từng tỉnh có các hiệp hội tư nhân do nhà nước hổ trợ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiệp hội này tư vấn về kỹ thuật, giống, thời vụ, dự báo thời tiết, giá cả thị trường. Khi thu hoạch, nông dân mang lúa đến trụ sở hiệp hội để bán. Hiệp hội kiểm tra chất lượng lúa hay nông sản nói chung và mua theo giá qui định. Nếu người bán chưa muốn bán sẽ được gửi lại kho của hiệp hội và chịu trả phí lưu kho, chờ đến lúc giá cao rồi bán. Mặt khác các công ty ấn định vụ tới sẽ mua giống lúa A, ví dụ giống lúa Khao Dawk Mali, họ ứng trước vật tư cho nông dân, cố vấn kỹ thuật cho nông dân. Đến vụ, công ty mua theo đúng giá như đã hợp đồng. Vì vậy toàn bộ nông dân trong vùng chỉ trồng giống Khao Dawk Mali, nên không có hiện tượng lẫn giống. Nếu các công ty xuất khẩu lương thực của ta chỉ cần làm được như vậy thôi, thì chất lượng gạo của nước ta cũng sẽ không bao giờ bị ép giá.Ở nước ta, các mặt hàng như cà phê, chè, cao su, tiêu,điều, thuốc lá đều đã có các hiệp hội bên cạnh. Mặt yếu của các loại hàng này là qui trình thu hoạch, chế biến, bảo quản chưa đồng bộ.Tuy vậy, khả năng khắc phục có thể nhanh hơn. Riêng mặt hàng rau, hoa, quả tươi thì cả kỹ thuật trồng cũng như bảo quản và chế biến vẫn còn nhiều khâu cần được cải tiến. Vì vậy, việc tổ chức lại dây chuyền sản xuất, giúp đỡ người trồng trọt, chế biến chặt chẽ và cụ thể hơn là rất cần thiết. Xét về nhiều mặt thì sản phẩm nông nghiệp của ta còn nhiều khiếm khuyết cả về mặt chất lượng và mẫu mã so với các nước khác. Nhưng trong mấy năm qua ta đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế thị trường. Do vậy, nếu có quyết tâm cao, có kế hoạch tổ chức sản xuất tốt và có chính sách thông thoáng thì ta có thể sánh kịp với các nước trong thời gian rất ngắn.Trước mắt, ta cần xác định đâu là khâu yếu nhất để ưu tiên đầu tư trước, dần dần sẽ hoàn thiện các mặt hàng khác. Có như vậy ta mới đủ sức để hòa nhập và sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới nhanh chóng được.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Nông nghiệp Việt Nam cần làm gì để hội nhập

Nước ta sắp trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đó là một vinh dự. Tuy nhiên, khi đó quyền lợi và nghĩa vụ giữa các nước thành viên phải được đối xử bình đẳng. Trong lĩnh vực buôn bán, trao đổi hàng hóa ta đều phải tuân theo các qui định chung. Nhưng về lĩnh vực buôn bán quốc tế thì ta mới bắt đầu tập sự. Kinh nghiệm thu được còn mang tính chất chắp vá, manh mún. Vì vậy, ta còn phải phấn đấu gian khổ thì mới ngang tầm với các nước khác được. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật về ngành trồng trọt và chăn nuôi trong mấy chục năm qua đã khẳng định rằng: tuy nước ta đất chật, người đông, kinh nghiệm còn non kém, nhưng ta đã có thể sản xuất không chỉ đủ ăn mà còn thừa nhiều mặt hàng để buôn bán với các nước như: lúa gạo, cà phê, cao su, điều, tiêu, chè, rau quả, đậu đỗ các loại. Kể cả ngô khoai, sắn, cây làm thuốc và các cây công nghiệp khác. Trong thực tế, hàng gì ta cũng có, nhưng chất và lượng thì còn nhiều bất cập. Ví dụ, ta xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới, nhưng giá bán thường bị thấp hơn gạo của Thái Lan khoảng 30-40 đôla/tấn, vì chất lượng gạo của ta còn thua kém so với gạo Thái. Vì vậy, gạo của ta được bán chủ yếu cho các nước chưa đòi hỏi chất lượng cao. Gạo của ta vào thị trường EU, Mỹ, Nhật còn rất ít. Nhược điểm chính là do ruộng đất quá phức tạp, manh mún. Nông dân phải trồng nhiều giống khác nhau. Thậm chí trong cùng một hộ cũng trồng các giống khác nhau, trong lúc phương tiện phơi sấy, bảo quản thiếu thốn nên lẫn tạp giống này với giống khác là tình trạng phổ biến. Mặt khác, cũng do điều kiện phơi sấy, bảo quản chưa tốt nên, gạo sau khi được đóng bao chỉ một vài tuần đã giảm chất lượng và mùi thơm rất đáng kể. Đối với cà phê, cao su, tiêu, điều cũng cùng có chung thực trạng như vậy. Các qui trình thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản, đóng gói vẫn còn bất cập nên giá bán cũng thường bị ép. Đối với lĩnh vực rau quả thì bức tranh còn mờ nhạt hơn. Ta thường nói, rau quả Việt Nam, mùa nào thức ấy. Điều đó đúng thật. Nhưng khi người ta đặt hàng mỗi tháng mua vài container xoài, măng cụt, cam, thậm chí là chôm chôm thì lại không có bán. Không có, vì hàng không đủ tiêu chuẩn về ngoại hình và chất lượng. Lý do chính là rau, quả được trồng rãi rác theo từng hộ. Đất đai quá đa dạng, giống được cung cấp bằng nhiều nguồn khác nhau. Kỹ thuật chăm sóc, phân bón khác nhau, và không đồng bộ. Thu hoạch và vận chuyển phần lớn do thương lái đảm nhiệm. Vì vậy chất lượng mẫu mã cũng rất khác nhau. Bưởi Năm Roi tuy đã có thương hiệu, nhưng không phải lúc nào cũng có vị chua, ngọt giống nhau. Gần đây đã có thương hiệu nho NH-01 được bán ở các siêu thị, nhưng chất lượng cũng khác nhau vì không phải cùng được sản xuất và quản lý theo một qui trình thống nhất. Bản thân chủ thương hiệu nhiều lúc phải đi thu mua từ nhiều hộ khác nhau, với kỹ thuật trồng trọt khác nhau. Chưa hội nhập với tổ chức WTO, nhưng chỉ cần dạo quanh chợ, quanh phố ta đã thấy hàng nông sản các nước đang tràn ngập, mẫu mã rất bắt mắt, giá cả lại rẻ nên thường có xu hướng lấn át hàng nông sản của địa phương. Trên thị trường tự do, cùng một mặt hàng, nếu mẫu mã đẹp, chất lượng ngon hơn, rẽ hơn thì có sức cạnh tranh cao hơn. Do vậy, các mặt hàng tươi sống càng bị sức ép khốc liệt hơn. Trước thực trạng như vậy, ngành nông nghiệp, nói hẹp hơn là ngành trồng trọt của Việt Nam cần phải làm gì để có thể sánh vai với hàng nông sản các nước khi đã hội nhập? Trước hết là cần tổ chức lại sản xuất, cải tiến các thu hoạch, khâu thu mua, chế biến, bảo quản, đóng gói ở qui mô công nghiệp. Đặc biệt là hàng rau, quả tươi. Vì sao phải tổ chức lại sản xuất và cách tổ chức như thế nào cho hợp lý? Nông dân Việt Nam khi được hỏi ai cũng muốn làm ăn lớn. Nhưng lực bất đồng tâm, vì ruộng đất quá nhỏ, vốn ít hoặc không có, kỹ thuật còn thấp, kinh nghiệm ít ỏi, nên chưa có nông dân nào có thể tự sản xuất đủ hàng hóa có chất lượng và tự buôn bán với nước ngoài như nông dân các nước được. Vì vậy, họ rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước, của các doanh nghiệp, của cán bộ khoa học, của ngân hàng, và cần có chính sách thông thoáng. Trước hết, phía doanh nghiệp và nhà nước cần xác định rõ vùng nào có thể sản xuất tốt mặt hàng nào để xuất khẩu. Doanh nghiệp và nhà nước lo đầu ra, còn nông dân sẽ được tổ chức lại để sản xuất theo một tiêu chuẩn kỹ thuật thống nhất, cung cấp nông sản đủ chất lượng. Muốn vậy, tiêu chuẩn mẫu mã phải được xác định rõ ràng. Các cơ quan khoa học kỹ thuật có liên quan sẽ được huy động để chịu trách nhiệm tạo ra giống và kỹ thuật thích hợp. Ví dụ, dưa chuột có dạng quả giống nhau, xoài có kích thước quả giống nhau, chất lượng đồng đều…Các kỹ thuật sản xuất sẽ được từng nông dân nắm vững và làm theo thời vụ, kỹ thuật đồng loạt. Sản phẩm phải được kiểm tra nghiêm ngặt. Thời vụ thu hoạch sản phẩm dựa theo thời vụ của cây trồng và yêu cầu của khách hàng để xác định. Khi thu hoạch, nếu mẫu mã phù hợp thì giá nông sản phải được trả đúng theo qui định. Ngược lại chất lượng không bảo đảm thì người sản xuất phải chịu giá mua thấp hơn, thậm chí phải bị trả lại. Mọi khâu trong dây chuyền đều được làm theo hợp đồng chặt chẽ. Làm như vậy, bắt buộc nhà doanh nghiệp và người sản xuất đều phải dốc hết sức lực, tâm trí mới làm được. Lúc đầu sẽ gặp khó khăn, nhưng dần dần sẽ có nhiều kinh nghiệm, công việc làm ăn sẽ khá hơn, tốt hơn.Vạn sự khởi đầu nan là như vậy. Còn nếu như các doanh nghiệp không có khách hàng ổn định vì chưa tạo được thương hiệu có uy tín, thì khi khách hàng có nhu cầu, doanh nghiệp chạy đôn chạy đáo để kiếm hàng, chất lượng tốt xấu đều thu mua hết. Cách làm như vậy là kiểu ăn xổi ở thì, người sản xuất thiếu lòng tin, khách hàng cũng thiếu lòng tin, cách làm này sẽ không bền vững. Do đó dễ bị thất bại. Ở Thái lan, lĩnh vực sản xuất và buôn bán gạo, từ lâu họ đã có tổ chức khá hợp lý. Từng tỉnh có các hiệp hội tư nhân do nhà nước hổ trợ vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiệp hội này tư vấn về kỹ thuật, giống, thời vụ, dự báo thời tiết, giá cả thị trường. Khi thu hoạch, nông dân mang lúa đến trụ sở hiệp hội để bán. Hiệp hội kiểm tra chất lượng lúa hay nông sản nói chung và mua theo giá qui định. Nếu người bán chưa muốn bán sẽ được gửi lại kho của hiệp hội và chịu trả phí lưu kho, chờ đến lúc giá cao rồi bán. Mặt khác các công ty ấn định vụ tới sẽ mua giống lúa A, ví dụ giống lúa Khao Dawk Mali, họ ứng trước vật tư cho nông dân, cố vấn kỹ thuật cho nông dân. Đến vụ, công ty mua theo đúng giá như đã hợp đồng. Vì vậy toàn bộ nông dân trong vùng chỉ trồng giống Khao Dawk Mali, nên không có hiện tượng lẫn giống. Nếu các công ty xuất khẩu lương thực của ta chỉ cần làm được như vậy thôi, thì chất lượng gạo của nước ta cũng sẽ không bao giờ bị ép giá.Ở nước ta, các mặt hàng như cà phê, chè, cao su, tiêu,điều, thuốc lá đều đã có các hiệp hội bên cạnh. Mặt yếu của các loại hàng này là qui trình thu hoạch, chế biến, bảo quản chưa đồng bộ.Tuy vậy, khả năng khắc phục có thể nhanh hơn. Riêng mặt hàng rau, hoa, quả tươi thì cả kỹ thuật trồng cũng như bảo quản và chế biến vẫn còn nhiều khâu cần được cải tiến. Vì vậy, việc tổ chức lại dây chuyền sản xuất, giúp đỡ người trồng trọt, chế biến chặt chẽ và cụ thể hơn là rất cần thiết. Xét về nhiều mặt thì sản phẩm nông nghiệp của ta còn nhiều khiếm khuyết cả về mặt chất lượng và mẫu mã so với các nước khác. Nhưng trong mấy năm qua ta đã tích lũy được ít nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế thị trường. Do vậy, nếu có quyết tâm cao, có kế hoạch tổ chức sản xuất tốt và có chính sách thông thoáng thì ta có thể sánh kịp với các nước trong thời gian rất ngắn.Trước mắt, ta cần xác định đâu là khâu yếu nhất để ưu tiên đầu tư trước, dần dần sẽ hoàn thiện các mặt hàng khác. Có như vậy ta mới đủ sức để hòa nhập và sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới nhanh chóng được.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC