Bón phân cho cây ngô lai

Từ năm 2001 diện tích ngô ở vùng Tây Nguyên tăng mạnh. Năng suất và sản lượng ngô tăng đáng kể. Tuy vậy từ năng suất thực tế hiện nay đến năng suất tiềm năng của các giống ngô lai vẫn còn sự cách biệt khá lớn. Năng suất ngô bình quân của vùng Tây Nguyên từ 4-5 tấn/ha trong khi đó năng suất tiềm năng của các giống lai vào khoảng 8-12 tấn/ha. Một trong những yếu tố hạn chế năng suất ngô là do bón phân chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây ngô. Kết quả điều tra 50 hộ trồng ngô tại Đăk Lăk năm 2005 cho thấy, ngô được bón bình quân 96kg N, 40kg P205 và 36kg K20. Nông dân cũng sử dụng các loại phân NPK hỗn hợp để bón cho ngô với lượng trung bình từ 300-400kg/ha. Việc bón phân cho ngô theo kinh nghiệm của nông dân và theo khả năng đầu tư nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của cây ngô. Rất nhiều hộ khi được hỏi đã không biết công thức của loại NPK hỗn hợp mà họ đã bón cho ngô. Vẫn còn nhiều hộ không bón phân cho ngô, trồng theo kiểu bóc lột đất. Hiện tượng bón phân không cân đối giữa N, P và K còn phổ biến. Nhìn chung phân đạm được nông dân bón nhiều hơn phân lân, kali trong khi hiện tượng thiếu lân với triệu chứng sọc tím trên lá và thiếu kali với triệu chứng cháy mép lá và đuôi lá xảy ra khá phổ biến trên nhiều ruộng ngô ở vùng Tây Nguyên, nhất là các ruộng ngô trồng trên đất đỏ bazan. Để ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và tiện lợi cho bà con nông dân trong sử dụng, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây ngô như sau: Bón phân cho cây ngô ở các tỉnh phía Nam: - Bón lót: Dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB1 (có công thức 18-14-5), bón với lượng 150-200kg/ha. Khi rạch hàng gieo ngô, bón phân vào hàng, trộn lẫn phân vào đất, gieo hạt và lấp đất. - Bón thúc lần 1 khi cây ngô được 5-6 lá: Dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB2 (có công thức 20-10-5), bón với lượng 300-350kg/ha. Rải phân dọc theo hàng ngô, xới xáo vun đất vào gốc để lấp phân. - Bón phân thúc lần 2 lúc cây được 10 lá, là lúc cây xoáy nõn: dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB3 (có công thức 18-0-18), bón với lượng 200-250 kg/ha. Kết hợp bón phân và vun gốc đợt cuối cho ngô. Bón phân cho cây ngô ở các tỉnh phía Bắc: - Bón lót khi gieo hoặc đặt bầu: 400-500kg phân chuồng hoai và 6-8kg phân Đầu Trâu Ngô 1/sào Bắc bộ (360m2). Rải phân quanh hốc trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu. Nếu đất ướt không cày bừa được hay vẫn còn lúa mà chỉ đắp mô đặt bầu để tranh thủ thời vụ thì rải phân chuồng quanh bầu và chuyển phân Đầu Trâu Ngô 1 bón lót sang tưới thúc khi ngô bén rễ. - Tưới nhử: Khi ngô bén rễ, có 2-3 lá thật cần xới đất phá váng (ngô trồng trên đất ướt phải lên luống tạo rãnh thoát nước), tỉa cây và tưới thúc cho ngô phát triển ngay từ đầu. Hòa 30-50 gam phân Đầu Trâu Ngô 1 trong 15-20 lít nước, khuấy cho tan phân và tưới đều vào gốc. - Bón thúc lần 1 khi cây có 4-6 lá: 10-12kg Đầu Trâu Ngô 1/sào. Kết hợp xới vun để chống đổ và vùi lấp phân bón. - Bón thúc lần 2 khi cây xoắn nõn chuẩn bị trỗ cờ: 3-5kg phân Đầu Trâu Ngô 2/sào. Với vùng trung du và miền núi phía Bắc có thể dồn lượng phân bón thúc lần 1 và 2 ở trên làm một lần bón. Dùng phân chuyên dùng có lợi điểm cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô theo đúng nhu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng của cây ngô giúp ngô sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Lượng phân bón lót rất quan trọng vì cây ngô cần phân rất sớm. Chú ý trong phân bón lót cần có cả đạm và kali. Nhiều nông dân có tập quán chỉ bón thúc 2 lần sau khi gieo trồng, không bón lót. Nếu có bón lót cũng chỉ bón 1 ít phân lân mà không bón đạm và kali. Đây là tập quán chưa đúng cần khắc phục. Một lượng phân lót đầy đủ cả đạm, lân, và kali, trong đó đạm và lân chiếm tỷ lệ cao hơn như công thức phân lót Đầu Trâu CB1 sẽ giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt ngay sau lúc gieo trồng, tăng khả năng chống hạn vào thời kỳ cây còn nhỏ khi gặp thời tiết bất thuận. Đối với ngô trồng 2 vụ liên tiếp nhau trong 1 mùa mưa, thì vụ ngô thứ nhì cần được bón cao hơn vụ ngô thứ nhất khoảng 10% lượng phân bón. Nếu áp dụng đúng quy trình trên, chắc chắn bà con nông dân sẽ có được năng suất cao và nhiều lợi nhuận.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Bón phân cho cây ngô lai

Từ năm 2001 diện tích ngô ở vùng Tây Nguyên tăng mạnh. Năng suất và sản lượng ngô tăng đáng kể. Tuy vậy từ năng suất thực tế hiện nay đến năng suất tiềm năng của các giống ngô lai vẫn còn sự cách biệt khá lớn. Năng suất ngô bình quân của vùng Tây Nguyên từ 4-5 tấn/ha trong khi đó năng suất tiềm năng của các giống lai vào khoảng 8-12 tấn/ha. Một trong những yếu tố hạn chế năng suất ngô là do bón phân chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho cây ngô. Kết quả điều tra 50 hộ trồng ngô tại Đăk Lăk năm 2005 cho thấy, ngô được bón bình quân 96kg N, 40kg P205 và 36kg K20. Nông dân cũng sử dụng các loại phân NPK hỗn hợp để bón cho ngô với lượng trung bình từ 300-400kg/ha. Việc bón phân cho ngô theo kinh nghiệm của nông dân và theo khả năng đầu tư nên nhiều khi không đáp ứng được yêu cầu dinh dưỡng của cây ngô. Rất nhiều hộ khi được hỏi đã không biết công thức của loại NPK hỗn hợp mà họ đã bón cho ngô. Vẫn còn nhiều hộ không bón phân cho ngô, trồng theo kiểu bóc lột đất. Hiện tượng bón phân không cân đối giữa N, P và K còn phổ biến. Nhìn chung phân đạm được nông dân bón nhiều hơn phân lân, kali trong khi hiện tượng thiếu lân với triệu chứng sọc tím trên lá và thiếu kali với triệu chứng cháy mép lá và đuôi lá xảy ra khá phổ biến trên nhiều ruộng ngô ở vùng Tây Nguyên, nhất là các ruộng ngô trồng trên đất đỏ bazan. Để ngô có năng suất cao, chất lượng tốt và tiện lợi cho bà con nông dân trong sử dụng, chúng tôi đề xuất quy trình sử dụng phân bón chuyên dùng cho cây ngô như sau: Bón phân cho cây ngô ở các tỉnh phía Nam: - Bón lót: Dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB1 (có công thức 18-14-5), bón với lượng 150-200kg/ha. Khi rạch hàng gieo ngô, bón phân vào hàng, trộn lẫn phân vào đất, gieo hạt và lấp đất. - Bón thúc lần 1 khi cây ngô được 5-6 lá: Dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB2 (có công thức 20-10-5), bón với lượng 300-350kg/ha. Rải phân dọc theo hàng ngô, xới xáo vun đất vào gốc để lấp phân. - Bón phân thúc lần 2 lúc cây được 10 lá, là lúc cây xoáy nõn: dùng phân chuyên dùng Đầu Trâu CB3 (có công thức 18-0-18), bón với lượng 200-250 kg/ha. Kết hợp bón phân và vun gốc đợt cuối cho ngô. Bón phân cho cây ngô ở các tỉnh phía Bắc: - Bón lót khi gieo hoặc đặt bầu: 400-500kg phân chuồng hoai và 6-8kg phân Đầu Trâu Ngô 1/sào Bắc bộ (360m2). Rải phân quanh hốc trước khi gieo hạt hoặc đặt bầu. Nếu đất ướt không cày bừa được hay vẫn còn lúa mà chỉ đắp mô đặt bầu để tranh thủ thời vụ thì rải phân chuồng quanh bầu và chuyển phân Đầu Trâu Ngô 1 bón lót sang tưới thúc khi ngô bén rễ. - Tưới nhử: Khi ngô bén rễ, có 2-3 lá thật cần xới đất phá váng (ngô trồng trên đất ướt phải lên luống tạo rãnh thoát nước), tỉa cây và tưới thúc cho ngô phát triển ngay từ đầu. Hòa 30-50 gam phân Đầu Trâu Ngô 1 trong 15-20 lít nước, khuấy cho tan phân và tưới đều vào gốc. - Bón thúc lần 1 khi cây có 4-6 lá: 10-12kg Đầu Trâu Ngô 1/sào. Kết hợp xới vun để chống đổ và vùi lấp phân bón. - Bón thúc lần 2 khi cây xoắn nõn chuẩn bị trỗ cờ: 3-5kg phân Đầu Trâu Ngô 2/sào. Với vùng trung du và miền núi phía Bắc có thể dồn lượng phân bón thúc lần 1 và 2 ở trên làm một lần bón. Dùng phân chuyên dùng có lợi điểm cung cấp dinh dưỡng cho cây ngô theo đúng nhu cầu của từng thời kỳ sinh trưởng của cây ngô giúp ngô sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Lượng phân bón lót rất quan trọng vì cây ngô cần phân rất sớm. Chú ý trong phân bón lót cần có cả đạm và kali. Nhiều nông dân có tập quán chỉ bón thúc 2 lần sau khi gieo trồng, không bón lót. Nếu có bón lót cũng chỉ bón 1 ít phân lân mà không bón đạm và kali. Đây là tập quán chưa đúng cần khắc phục. Một lượng phân lót đầy đủ cả đạm, lân, và kali, trong đó đạm và lân chiếm tỷ lệ cao hơn như công thức phân lót Đầu Trâu CB1 sẽ giúp cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt ngay sau lúc gieo trồng, tăng khả năng chống hạn vào thời kỳ cây còn nhỏ khi gặp thời tiết bất thuận. Đối với ngô trồng 2 vụ liên tiếp nhau trong 1 mùa mưa, thì vụ ngô thứ nhì cần được bón cao hơn vụ ngô thứ nhất khoảng 10% lượng phân bón. Nếu áp dụng đúng quy trình trên, chắc chắn bà con nông dân sẽ có được năng suất cao và nhiều lợi nhuận.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC