Xuất khẩu sầu riêng có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD

Với việc sầu riêng đông lạnh nước ta được phép vào thị trường Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn, qua đó đưa kim ngạch cả năm chạm mốc 3,5 tỷ USD, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) dự kiến, 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 4,5 - 4,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, ngành sầu riêng đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ đó. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng 8 tháng ước đạt trên 1,8 tỷ USD; đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, trong đó Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng của cả nước hiện là 154.000ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. 

Ảnh minh họa. Nguồn:ITN
Nguồn: ITN

Tin vui là mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết Nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Với bước ngoặt này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024.

Tổng Thư ký VINAFRUIT Đặng Phúc Nguyên nhận định, trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu sầu riêng tươi, đến nay đã có thêm sầu riêng đông lạnh thì xuất khẩu sầu riêng sẽ vững chắc; hỗ trợ qua lại những lúc sầu riêng rộ mùa không tiêu thụ kịp, có thể đưa qua chế biến. Điều này sẽ làm tăng giá trị cho sầu riêng và nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đặt nền móng trong tương lai cho ngành sầu riêng phát triển theo hướng chế biến, bởi xu hướng thế giới và Trung Quốc có thể chuyển sang sầu riêng đông lạnh nhiều để tiết kiệm vận chuyển, tiện lợi hơn. 

“Với các yếu tố thuận lợi nói trên, xuất khẩu sầu riêng trong những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn. Qua đó, đưa xuất khẩu cả năm có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD”, ông Nguyên nhấn mạnh.  

Đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia

Vừa qua, tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một trong những vấn đề được các đại biểu đặt ra là phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của các nông sản chủ lực nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, góp phần ổn định hoạt động xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân. Theo các đại biểu, việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam hiện chưa đạt hiệu quả mong muốn. Với ngành sầu riêng, việc thu mua sầu riêng có mã vùng trồng và sầu riêng không có mã vùng trồng cũng không có sự khác biệt rõ ràng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nông dân và sự phát triển bền vững của vùng trồng; đe dọa khả năng cạnh tranh lâu dài của sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.

Trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đã được ký kết, điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đây là niềm vui nhưng cũng kích hoạt nhiều vấn đề, trong đó là mục tiêu phải đưa sầu riêng trở thành một sản phẩm quốc gia.

Bộ trưởng thừa nhận rằng, Việt Nam đi sau so với Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc; dù chúng ta có nhiều khía cạnh bứt phá nhưng cũng còn nhiều vấn đề ngay nội tại. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng thương hiệu cho nông sản. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là biến sầu riêng thành sản phẩm quốc gia, thông qua việc xây dựng và thiết kế các chính sách chung cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, và cơ sở hạ tầng.

Muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có Hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân trồng sầu riêng để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu. Điều quan trọng không chỉ là xây dựng thương hiệu cho sầu riêng, mà còn là nhận thức đúng đắn về giá trị của nhãn hiệu để bảo vệ và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt. 

Bộ trưởng cũng nêu rõ, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, bởi nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu (được xây dựng và bảo hộ) và thương hiệu (là niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, tiêu chuẩn). Do đó, cần triển khai bằng được giải pháp cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi để bảo đảm hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng manh mún trong nền nông nghiệp, ông nhấn mạnh việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành những hợp tác xã đủ mạnh.

Theo các chuyên gia, để nâng cao giá trị cho quả sầu riêng, đầu tiên cần tuyên truyền, tập huấn quản lý, nâng cao chất lượng sầu riêng cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần làm tốt khâu liên kết sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đầu tư vào giải pháp kỹ thuật cấp đông; tập trung hỗ trợ nhiều vào các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển. 

 Hạnh Nhung

Nguồn:https://daibieunhandan.vn/kinh-te-phat-trien/xuat-khau-sau-rieng-co-the-cham-moc-3-5-ty-usd-i385648/

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Xuất khẩu sầu riêng có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD

Với việc sầu riêng đông lạnh nước ta được phép vào thị trường Trung Quốc, xuất khẩu mặt hàng này những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn, qua đó đưa kim ngạch cả năm chạm mốc 3,5 tỷ USD, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết.

Xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc sẽ cao hơn

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) dự kiến, 8 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả của Việt Nam ước đạt 4,5 - 4,6 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, ngành sầu riêng đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng mạnh mẽ đó. Kim ngạch xuất khẩu sầu riêng 8 tháng ước đạt trên 1,8 tỷ USD; đóng góp 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nông sản Việt Nam, trong đó Việt Nam đang là thị trường cung cấp sầu riêng tươi lớn thứ 2 cho Trung Quốc. Năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng tươi, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó 90% xuất khẩu sang Trung Quốc. Diện tích trồng sầu riêng của cả nước hiện là 154.000ha, sản lượng đạt gần 1,2 triệu tấn, với tốc độ tăng trưởng 15% mỗi năm. 

Ảnh minh họa. Nguồn:ITN
Nguồn: ITN

Tin vui là mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chính thức ký kết Nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Với bước ngoặt này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024.

Tổng Thư ký VINAFRUIT Đặng Phúc Nguyên nhận định, trước đây Việt Nam chỉ xuất khẩu sầu riêng tươi, đến nay đã có thêm sầu riêng đông lạnh thì xuất khẩu sầu riêng sẽ vững chắc; hỗ trợ qua lại những lúc sầu riêng rộ mùa không tiêu thụ kịp, có thể đưa qua chế biến. Điều này sẽ làm tăng giá trị cho sầu riêng và nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Đồng thời, cũng đặt nền móng trong tương lai cho ngành sầu riêng phát triển theo hướng chế biến, bởi xu hướng thế giới và Trung Quốc có thể chuyển sang sầu riêng đông lạnh nhiều để tiết kiệm vận chuyển, tiện lợi hơn. 

“Với các yếu tố thuận lợi nói trên, xuất khẩu sầu riêng trong những tháng cuối năm 2024 sẽ cao hơn. Qua đó, đưa xuất khẩu cả năm có thể chạm mốc 3,5 tỷ USD”, ông Nguyên nhấn mạnh.  

Đưa sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia

Vừa qua, tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một trong những vấn đề được các đại biểu đặt ra là phát triển nhãn hiệu, thương hiệu của các nông sản chủ lực nhằm tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, góp phần ổn định hoạt động xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân. Theo các đại biểu, việc phát triển và bảo vệ nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam hiện chưa đạt hiệu quả mong muốn. Với ngành sầu riêng, việc thu mua sầu riêng có mã vùng trồng và sầu riêng không có mã vùng trồng cũng không có sự khác biệt rõ ràng. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của nông dân và sự phát triển bền vững của vùng trồng; đe dọa khả năng cạnh tranh lâu dài của sầu riêng Việt trên thị trường quốc tế.

Trả lời chất vấn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, Nghị định thư về việc xuất khẩu sầu riêng đông lạnh đã được ký kết, điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Đây là niềm vui nhưng cũng kích hoạt nhiều vấn đề, trong đó là mục tiêu phải đưa sầu riêng trở thành một sản phẩm quốc gia.

Bộ trưởng thừa nhận rằng, Việt Nam đi sau so với Thái Lan và Malaysia trong lĩnh vực xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc; dù chúng ta có nhiều khía cạnh bứt phá nhưng cũng còn nhiều vấn đề ngay nội tại. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng thương hiệu cho nông sản. Nhiệm vụ quan trọng hiện nay là biến sầu riêng thành sản phẩm quốc gia, thông qua việc xây dựng và thiết kế các chính sách chung cho nông dân, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, và cơ sở hạ tầng.

Muốn xây dựng thương hiệu sầu riêng thì phải có Hiệp hội ngành hàng, trong đó có sự liên kết của các doanh nghiệp, các nhà vựa với bà con nông dân trồng sầu riêng để bảo vệ thương hiệu, nhãn hiệu. Điều quan trọng không chỉ là xây dựng thương hiệu cho sầu riêng, mà còn là nhận thức đúng đắn về giá trị của nhãn hiệu để bảo vệ và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt. 

Bộ trưởng cũng nêu rõ, chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn, bởi nền nông nghiệp Việt Nam vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa nhãn hiệu (được xây dựng và bảo hộ) và thương hiệu (là niềm tin của người tiêu dùng về chất lượng, tiêu chuẩn). Do đó, cần triển khai bằng được giải pháp cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi để bảo đảm hàng hóa Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng manh mún trong nền nông nghiệp, ông nhấn mạnh việc xây dựng lại vùng nguyên liệu tập trung, liên kết thành những hợp tác xã đủ mạnh.

Theo các chuyên gia, để nâng cao giá trị cho quả sầu riêng, đầu tiên cần tuyên truyền, tập huấn quản lý, nâng cao chất lượng sầu riêng cho người dân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cần làm tốt khâu liên kết sản xuất theo hướng tập trung, xây dựng mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đầu tư vào giải pháp kỹ thuật cấp đông; tập trung hỗ trợ nhiều vào các khâu từ sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển. 

 Hạnh Nhung

Nguồn:https://daibieunhandan.vn/kinh-te-phat-trien/xuat-khau-sau-rieng-co-the-cham-moc-3-5-ty-usd-i385648/
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC