Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch thóc gạo

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo.

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Chỉ thị số 10 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, ban hành ngày 2/3.

Chỉ thị nêu, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục.

Cụ thể là chưa chủ động được nguồn vật tư đầu vào, giá cả chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn ở mức cao, tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu sản xuất thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta; chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững...

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân chính vụ. (Ảnh: TTXVN)

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân chính vụ. (Ảnh: TTXVN)

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững, hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công Thương phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo.

"Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng gạo gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế; nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo", theo yêu cầu của Thủ tướng.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ trưởng Công Thương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

Bên cạnh đó là nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhưng không quá phân tán, hiệu quả kinh doanh, uy tín của gạo Việt Nam.

Theo Thủ tướng, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa các "thương lái" vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

Về phía Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu hoạch lúa vụ Đông Xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ Hè Thu.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ lúa, gạo.

Vẫn theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân về thị trường, kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi tư duy, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lúa gạo, nhất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vướng mắc về hoàn thuế VAT theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Công thương tính toán, có phương án mua dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023 - 2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Anh Văn

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/thu-tuong-chi-dao-thuc-day-viec-trien-khai-san-giao-dich-thoc-gao-ar856391.html

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch thóc gạo

Thủ tướng yêu cầu thúc đẩy triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo.

Yêu cầu này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Chỉ thị số 10 về việc đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa, gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả trong tình hình mới, ban hành ngày 2/3.

Chỉ thị nêu, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành hàng lúa gạo nước ta còn một số tồn tại, hạn chế cần sớm có giải pháp khắc phục.

Cụ thể là chưa chủ động được nguồn vật tư đầu vào, giá cả chưa được kiểm soát chặt chẽ, luôn ở mức cao, tỷ lệ cơ giới hóa ở nhiều khâu sản xuất thấp, tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch cao đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất và tính cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo nước ta; chuỗi liên kết sản xuất giữa người nông dân và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, thiếu tính bền vững...

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân chính vụ. (Ảnh: TTXVN)

Nông dân Đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch lúa Đông Xuân chính vụ. (Ảnh: TTXVN)

Để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo lành mạnh, minh bạch hướng đến phát triển ngành lúa gạo bền vững, hiệu quả cao, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Công Thương phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan đẩy mạnh các hoạt động phát triển thị trường và xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo.

"Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hiệu quả chuỗi cung ứng gạo gắn với dịch vụ logistics ra thị trường quốc tế; nghiên cứu thúc đẩy việc triển khai sàn giao dịch hàng hóa nông sản, trong đó có sàn giao dịch thóc gạo để đảm bảo công khai, minh bạch trong kinh doanh lúa, gạo", theo yêu cầu của Thủ tướng.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ trưởng Công Thương khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 107/2018 về kinh doanh xuất khẩu gạo, tạo môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, công bằng, thuận lợi và đảm bảo lợi ích chính đáng của người nông dân trồng lúa, giữ uy tín cho mặt hàng gạo của Việt Nam.

Bên cạnh đó là nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh nhưng không quá phân tán, hiệu quả kinh doanh, uy tín của gạo Việt Nam.

Theo Thủ tướng, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu xây dựng thí điểm các mô hình đưa các "thương lái" vào chuỗi giá trị ngành hàng lúa, gạo để vừa phát huy vai trò là cầu nối giữa người dân và doanh nghiệp, vừa hạn chế những rủi ro có thể xảy ra cho các bên tham gia chuỗi giá trị.

Về phía Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu chỉ đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long tổ chức thu hoạch lúa vụ Đông Xuân theo đúng thời vụ, giảm thiểu đến mức thấp nhất tổn thất sau thu hoạch; kịp thời chỉ đạo tổ chức sản xuất vụ Hè Thu.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triển khai các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho các hợp tác xã nông nghiệp trong việc tổ chức sản xuất, cung ứng các dịch vụ đầu vào, tiêu thụ lúa, gạo.

Vẫn theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần đẩy mạnh tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân về thị trường, kinh doanh nông nghiệp, chuyển đổi tư duy, áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất lượng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất lúa gạo, nhất là giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc thiết bị.

Thủ tướng giao Bộ trưởng Tài chính, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, xử lý vướng mắc về hoàn thuế VAT theo thẩm quyền và quy định của pháp luật; chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Công thương tính toán, có phương án mua dự trữ gạo phù hợp, hiệu quả, đúng quy định.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng được người đứng đầu Chính phủ yêu cầu chỉ đạo các ngân hàng thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng phục vụ thu mua lúa và xuất khẩu gạo, nhất là thu mua lúa hàng hóa vụ Đông Xuân 2023 - 2024 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long giữa hợp tác xã với doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Anh Văn

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/thu-tuong-chi-dao-thuc-day-viec-trien-khai-san-giao-dich-thoc-gao-ar856391.html

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC