Dự báo sâu bệnh tuần từ 23-30/12
1. Các tỉnh phía Bắc
- Trên mạ xuân: Trưởng thành sâu đục thân 2 chấm tiếp tục vũ hóa và đẻ trứng. Rầy nâu - rầy lưng trắng; cuốn lá nhỏ mật độ thấp; chuột hại cục bộ.
- Cây ngô: sâu đục thân- bắp, rệp, bệnh khô vằn, bệnh lùn cây... hại cục bộ. Chuột và bệnh đốm lá tiếp tục gia tăng gây hại.
- Rau họ hoa thập tự: Sâu cuốn lá, bọ nhảy và sâu ăn lá phát sinh, gây hại nhẹ.
- Cây mía: Bệnh chồi cỏ tiếp tục gây hại trên ruộng mía lưu gốc bị nhiễm bệnh; rệp xơ trắng tiếp tục gây hại trên những ruộng trồng muộn, rậm rạp, ẩm độ cao, không bóc lá thường xuyên với mức độ nhẹ - trung bình.
- Cây cà phê, hồ tiêu: Bệnh thán thư, thối gốc rễ, tuyến trùng trên cây tiêu; Bệnh khô cành, trên cây cà phê tiếp tục phát sinh gây hại.
- Cây cà chua, khoai tây: Bệnh mốc sương, bệnh héo xanh... gây hại nhẹ.
2. Các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên
a) Trên lúa
- Bệnh đạo ôn, bệnh lem lép thối hạt, bệnh khô vằn... gây hại trên lúa lỡ vụ giai đoạn chín- thu hoạch.
- Bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu năn... phát sinh hại cục bộ trên lúa ĐX sớm.
- Chuột: Hại nhẹ rải rác trên lúa lỡ vụ, lúa ĐX cực sớm.
- Ốc bươu vàng: Lây lan mạnh theo nguồn nước.
b) Trên cây trồng khác
- Rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang... gây hại rau ăn lá; Sâu xanh, sâu xám, rệp cờ, bệnh đốm lá gia tăng gây hại ngô.
- Sắn: Bệnh chổi rồng, bệnh đốm lá gây hại cục bộ sắn giai đoạn củ - thu hoạch.
- Cây dừa: Bọ cánh cứng tiếp tục phát sinh gây hại.
3. Các tỉnh phía Nam
- Rầy trưởng thành tiếp tục di trú trên các trà lúa giai đoạn cuối đẻ nhánh- đòng trỗ. Khuyến cáo nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, chỉ phun thuốc tại những diện tích có mật độ rầy cao.
- Bệnh đạo ôn hại lá tiếp tục gây hại trên các trà lúa giai đoạn đẻ nhánh, nhất là trên những ruộng gieo sạ giống nhiễm, sạ dầy và bón nhiều phân đạm. Hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời; tuân thủ nguyên tắc “4 đúng” khi sử dụng thuốc BVTV.
-Ốc bươu vàngsẽ tiếp tục phát sinh gây hại trên các trà lúa mới gieo cấy, giai đoạn mạ.
Ngoài ra, cần lưu ý muỗi lá hành (sâu năn) xuất hiện cục bộ ở một số địa phương như Đồng Tháp, Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang...