Cảnh giác bệnh đạo ôn bùng phát

Với diễn biến của thời tiết như hiện nay, tối và sáng sương mù dày đặc, thỉnh thoảng có mưa dông là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển và tiếp nối là bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện rộng.

Vụ lúa xuân 2021, Nghệ An gieo cấy 90.300 ha lúa. Đến nay, lúa và đã có đòng, trà lúa xuân gieo cấy sớm có thể trỗ trước 10/4.

Nếu không chủ động phòng trừ tốt bệnh đạo ôn ngay từ bây giờ, nguy cơ từ bệnh đạo ôn lá sẽ chuyển sang bệnh đạo ôn cổ bông trong vụ xuân này rất cao. Hiện trong số hơn 1.300 ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, đã có gần 80 ha nhiễm nặng, có nơi lúa bị cháy lụi thành từng vùng nhỏ trong ruộng.

Phần lớn diện tích lúa bị bệnh đạo ôn hiện nay tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Thành phố Vinh, Nam Đàn, Nghi Lộc… 

Nông dân Nghệ An phun thuốc phòng bệnh đạo ôn. Ảnh: DTT

Nông dân Nghệ An phun thuốc phòng bệnh đạo ôn. Ảnh: DTT

Bà Châu Thị Hồng ở xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên cho biết: Gia đình bà gieo cấy 11 sào lúa (sào 500 m2). Trong đó có 7 sào gieo cấy giống lúa chất lượng cao đều bị nhiễm bệnh đạo ôn, bà phải mua thuốc và thuê người phun hết 30.000 đ/sào nhưng bệnh vẫn không hết nên phải phun tiếp lần thứ 2 và khả năng sẽ phun tiếp lần thứ 3 trước khi lúa trổ để phòng bệnh đạo ôn cổ bông.

Ông Lê Viết Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cho biết: Vụ lúa xuân năm nay toàn huyện gieo cấy được 5.227 ha lúa. Từ đầu tháng 2/2021 vừa qua, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Hiện bệnh đã lây lan một số giống lúa khác, có một số nơi lúa đã bị cháy.

Bệnh đạo ôn trên lúa đã được Phòng NN-PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phát hiện rất sớm, kịp thời. Đồng thời, đã khuyến cáo bằng văn bản gửi đến từng xã, thị trấn và được thông báo nhiều lần trên Đài Phát thanh và Truyền hình của huyện về các biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn trên cây lúa để bà con nông dân biết, chủ động phòng trừ.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay là thiếu lao động trẻ, khỏe để lội ruộng phun thuốc. Vì vậy không ít gia đình phải thuê người phun thuốc nên không thể tránh khỏi tình trạng phun qua loa, phun không đủ lượng thuốc và nước, thậm chí thuốc bỏ lại, chỉ phun nước không. Nếu sau khi phun, bệnh vẫn phát triển mạnh làm cháy lúa thì đổ lỗi do thuốc kém chất lượng.

Tại huyện Thanh Chương, qua kiểm tra cho thấy bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở hầu hết trên các cánh đồng lúa ở các xã với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Trong đó có gần 10 ha bị nhiễm nặng tập trung ở một số xã như Thanh Yên, Thanh Tiên, Thanh Mỹ và Thị trấn Thanh Chương.

Để phòng bệnh đạo ôn có khả năng phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết âm u và sương mù nhiều như hiện nay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Chương ông Trần Phi Hùng cho biết đã phân công cán bộ của phòng, của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xuống từng xã cùng với cán bộ địa phương thăm đồng, kiểm tra đồng ruộng, tổ chức và hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc phòng chống kịp thời khi bệnh đang phát triển ở quy mô nhỏ.

Trước tình hình bệnh đạo ôn có chiều hướng phát triển mạnh và có khả năng chuyển thành bệnh đạo ôn cổ bông, Sở NN-PTNT Nghệ An đã tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống.

Theo đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thuộc Sở quản lý, mỗi đơn vị bám sát một huyện, thành, thị để thực hiện các nội dung và biện pháp đã được hội nghị thống nhất thực hiện triển khai ngay. Hiện toàn tỉnh cơ bản đã phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cho toàn bộ diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh (1.245 ha) và các diện tích mới chớm nhiễm bệnh để đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông vào thời kỳ lúa sắp trỗ hiện nay.

Đạo ôn cổ bông là bệnh cực kỳ nguy hiểm, xuất hiện nhanh, sức tàn phá mạnh dẫn đến mất khả năng cho thu hoạch đến 100% trên diện tích lúa đã bị bệnh. Bài học này được ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An nhấn mạnh nhiều lần trong cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn cho cây lúa.

Vụ lúa xuân năm 2017, Nghệ An và Hà Tĩnh năng suất lúa xuân giảm, nhiều diện tích lúa của một số địa phương gần như mất trắng vì bệnh đạo ôn cổ bông.

Nguồn: nongnghiep.vn

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Cảnh giác bệnh đạo ôn bùng phát

Với diễn biến của thời tiết như hiện nay, tối và sáng sương mù dày đặc, thỉnh thoảng có mưa dông là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá phát triển và tiếp nối là bệnh đạo ôn cổ bông gây hại trên diện rộng.

Vụ lúa xuân 2021, Nghệ An gieo cấy 90.300 ha lúa. Đến nay, lúa và đã có đòng, trà lúa xuân gieo cấy sớm có thể trỗ trước 10/4.

Nếu không chủ động phòng trừ tốt bệnh đạo ôn ngay từ bây giờ, nguy cơ từ bệnh đạo ôn lá sẽ chuyển sang bệnh đạo ôn cổ bông trong vụ xuân này rất cao. Hiện trong số hơn 1.300 ha lúa bị bệnh đạo ôn lá, đã có gần 80 ha nhiễm nặng, có nơi lúa bị cháy lụi thành từng vùng nhỏ trong ruộng.

Phần lớn diện tích lúa bị bệnh đạo ôn hiện nay tập trung ở các huyện Hưng Nguyên, Thành phố Vinh, Nam Đàn, Nghi Lộc… 

Nông dân Nghệ An phun thuốc phòng bệnh đạo ôn. Ảnh: DTT

Nông dân Nghệ An phun thuốc phòng bệnh đạo ôn. Ảnh: DTT

Bà Châu Thị Hồng ở xã Hưng Tân, huyện Hưng Nguyên cho biết: Gia đình bà gieo cấy 11 sào lúa (sào 500 m2). Trong đó có 7 sào gieo cấy giống lúa chất lượng cao đều bị nhiễm bệnh đạo ôn, bà phải mua thuốc và thuê người phun hết 30.000 đ/sào nhưng bệnh vẫn không hết nên phải phun tiếp lần thứ 2 và khả năng sẽ phun tiếp lần thứ 3 trước khi lúa trổ để phòng bệnh đạo ôn cổ bông.

Ông Lê Viết Hùng, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Hưng Nguyên cho biết: Vụ lúa xuân năm nay toàn huyện gieo cấy được 5.227 ha lúa. Từ đầu tháng 2/2021 vừa qua, bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện trên các giống lúa mẫn cảm với bệnh đạo ôn. Hiện bệnh đã lây lan một số giống lúa khác, có một số nơi lúa đã bị cháy.

Bệnh đạo ôn trên lúa đã được Phòng NN-PTNT và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phát hiện rất sớm, kịp thời. Đồng thời, đã khuyến cáo bằng văn bản gửi đến từng xã, thị trấn và được thông báo nhiều lần trên Đài Phát thanh và Truyền hình của huyện về các biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn trên cây lúa để bà con nông dân biết, chủ động phòng trừ.

Tuy nhiên khó khăn hiện nay là thiếu lao động trẻ, khỏe để lội ruộng phun thuốc. Vì vậy không ít gia đình phải thuê người phun thuốc nên không thể tránh khỏi tình trạng phun qua loa, phun không đủ lượng thuốc và nước, thậm chí thuốc bỏ lại, chỉ phun nước không. Nếu sau khi phun, bệnh vẫn phát triển mạnh làm cháy lúa thì đổ lỗi do thuốc kém chất lượng.

Tại huyện Thanh Chương, qua kiểm tra cho thấy bệnh đạo ôn lá đã xuất hiện ở hầu hết trên các cánh đồng lúa ở các xã với các mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Trong đó có gần 10 ha bị nhiễm nặng tập trung ở một số xã như Thanh Yên, Thanh Tiên, Thanh Mỹ và Thị trấn Thanh Chương.

Để phòng bệnh đạo ôn có khả năng phát triển và lây lan mạnh trong điều kiện thời tiết âm u và sương mù nhiều như hiện nay, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Thanh Chương ông Trần Phi Hùng cho biết đã phân công cán bộ của phòng, của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện xuống từng xã cùng với cán bộ địa phương thăm đồng, kiểm tra đồng ruộng, tổ chức và hướng dẫn bà con nông dân phun thuốc phòng chống kịp thời khi bệnh đang phát triển ở quy mô nhỏ.

Trước tình hình bệnh đạo ôn có chiều hướng phát triển mạnh và có khả năng chuyển thành bệnh đạo ôn cổ bông, Sở NN-PTNT Nghệ An đã tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống.

Theo đó, giao trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị thuộc Sở quản lý, mỗi đơn vị bám sát một huyện, thành, thị để thực hiện các nội dung và biện pháp đã được hội nghị thống nhất thực hiện triển khai ngay. Hiện toàn tỉnh cơ bản đã phun thuốc trừ bệnh đạo ôn cho toàn bộ diện tích lúa đã bị nhiễm bệnh (1.245 ha) và các diện tích mới chớm nhiễm bệnh để đề phòng bệnh đạo ôn cổ bông vào thời kỳ lúa sắp trỗ hiện nay.

Đạo ôn cổ bông là bệnh cực kỳ nguy hiểm, xuất hiện nhanh, sức tàn phá mạnh dẫn đến mất khả năng cho thu hoạch đến 100% trên diện tích lúa đã bị bệnh. Bài học này được ông Nguyễn Văn Đệ, Giám đốc Sở NN-PTNT Nghệ An nhấn mạnh nhiều lần trong cuộc họp khẩn triển khai các biện pháp phòng chống bệnh đạo ôn cho cây lúa.

Vụ lúa xuân năm 2017, Nghệ An và Hà Tĩnh năng suất lúa xuân giảm, nhiều diện tích lúa của một số địa phương gần như mất trắng vì bệnh đạo ôn cổ bông.

Nguồn: nongnghiep.vn

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC