Áp thuế để bảo vệ lợi ích chung

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội với vấn đề có nên chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 5%, bởi điều này có tác động trực tiếp tới giá phân bón, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nông dân.

Trong đó, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vấn đề: Nông dân bị tổn thương hay được hưởng lợi khi áp thuế suất GTGT 5%? Việc áp thuế có bảo vệ được nền sản xuất trong nước?

Thuế GTGT là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá thành để ra giá bán. Với công thức này, hiện có một số ý kiến lo ngại rằng nếu đưa phân bón trở lại diện chịu thuế GTGT 5% thì các doanh nghiệp sẽ "tự động" cộng 5% thuế vào giá bán.

Tuy nhiên, phân tích kỹ, khi áp thuế GTGT 5%, giá phân bón nội địa sẽ giảm so với khi không chịu thuế.

Áp thuế để bảo vệ lợi ích chung
Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV thảo luận về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: TRỌNG HẢI

Cụ thể, hiện nay mặt hàng phân bón thuộc đối tượng “không chịu thuế GTGT”, do đó, các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đối với đầu vào là hàng hóa, dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư phục vụ sản xuất phân bón. Chính vì không được khấu trừ nên thuế GTGT đầu vào được tính hết vào giá thành sản phẩm, tác động đẩy giá phân bón lên.

Trong khi đó, nếu đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% (đánh thuế với sản phẩm đầu ra), các doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ thuế GTGT đối với đầu vào, thông thường ở mức 10%. Như vậy, chi phí sản xuất phân bón sẽ giảm ở mức khoảng 5%, từ đó có cơ sở để giá bán thấp hơn, nông nghiệp-nông dân sẽ được hưởng lợi.

Mặt khác, thực tiễn miễn thuế GTGT đầu ra với mặt hàng phân bón gần 10 năm qua đã cho thấy rõ lợi bất cập hại vì sự phân biệt đối xử giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Hiện nay, đối tượng hưởng lợi chính là phân bón nhập khẩu do không chịu thuế GTGT đầu ra và vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào, dẫn tới sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn. Doanh nghiệp ngoại thắng doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà của chúng ta.

Số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, kể từ năm 2015, khi phân bón được miễn thuế GTGT đến nay, tổng sản lượng nhập khẩu dao động 3,3-5,6 triệu tấn/năm, kim ngạch nhập khẩu từ 952 triệu USD đến 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, tổng công suất sản xuất nội địa ngày càng thu hẹp, giảm hơn 9 lần, từ 3,5 triệu tấn/năm (trước năm 2014) xuống còn 380.000 tấn/năm (từ năm 2015). Điều này tạo ra rủi ro rất lớn về an ninh phân bón. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả doanh nghiệp phân bón Việt Nam đồng loạt phá sản? Lúc đó phải chăng sản xuất nông nghiệp của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc phải sử dụng phân bón nhập ngoại? Và lúc đó doanh nghiệp ngoại có cơ hội tăng giá vô tội vạ, gây hại cho người nông dân Việt Nam.

Nói như vậy để thấy, nếu mặt hàng phân bón được áp thuế GTGT đầu ra 5% thì sẽ đưa phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước về một mặt bằng chịu thuế suất chung, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, ngân sách sẽ tăng thu từ khoản thu thuế GTGT từ hàng nhập khẩu.

Khi chúng ta tự chủ, tự cường trong sản xuất phân bón thì Chính phủ có điều kiện tìm các biện pháp thích hợp để giảm gánh nặng giá cho người nông dân.

VŨ DUNG

Nguồn:https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/ap-thue-de-bao-ve-loi-ich-chung-803567


Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Áp thuế để bảo vệ lợi ích chung

Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của đại biểu Quốc hội với vấn đề có nên chuyển phân bón từ diện không chịu thuế sang diện chịu thuế suất giá trị gia tăng (GTGT) 5%, bởi điều này có tác động trực tiếp tới giá phân bón, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của người nông dân.

Trong đó, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ vấn đề: Nông dân bị tổn thương hay được hưởng lợi khi áp thuế suất GTGT 5%? Việc áp thuế có bảo vệ được nền sản xuất trong nước?

Thuế GTGT là thuế đánh vào người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Người tiêu dùng là người chi trả nhưng người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ thông qua việc cộng thuế vào giá thành để ra giá bán. Với công thức này, hiện có một số ý kiến lo ngại rằng nếu đưa phân bón trở lại diện chịu thuế GTGT 5% thì các doanh nghiệp sẽ "tự động" cộng 5% thuế vào giá bán.

Tuy nhiên, phân tích kỹ, khi áp thuế GTGT 5%, giá phân bón nội địa sẽ giảm so với khi không chịu thuế.

Áp thuế để bảo vệ lợi ích chung
Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV thảo luận về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Ảnh: TRỌNG HẢI

Cụ thể, hiện nay mặt hàng phân bón thuộc đối tượng “không chịu thuế GTGT”, do đó, các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đối với đầu vào là hàng hóa, dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư phục vụ sản xuất phân bón. Chính vì không được khấu trừ nên thuế GTGT đầu vào được tính hết vào giá thành sản phẩm, tác động đẩy giá phân bón lên.

Trong khi đó, nếu đưa mặt hàng phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT 5% (đánh thuế với sản phẩm đầu ra), các doanh nghiệp sản xuất phân bón được khấu trừ thuế GTGT đối với đầu vào, thông thường ở mức 10%. Như vậy, chi phí sản xuất phân bón sẽ giảm ở mức khoảng 5%, từ đó có cơ sở để giá bán thấp hơn, nông nghiệp-nông dân sẽ được hưởng lợi.

Mặt khác, thực tiễn miễn thuế GTGT đầu ra với mặt hàng phân bón gần 10 năm qua đã cho thấy rõ lợi bất cập hại vì sự phân biệt đối xử giữa phân bón sản xuất trong nước và phân bón nhập khẩu. Hiện nay, đối tượng hưởng lợi chính là phân bón nhập khẩu do không chịu thuế GTGT đầu ra và vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào, dẫn tới sản phẩm nhập khẩu có giá thấp hơn. Doanh nghiệp ngoại thắng doanh nghiệp Việt Nam ngay trên sân nhà của chúng ta.

Số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho thấy, kể từ năm 2015, khi phân bón được miễn thuế GTGT đến nay, tổng sản lượng nhập khẩu dao động 3,3-5,6 triệu tấn/năm, kim ngạch nhập khẩu từ 952 triệu USD đến 1,6 tỷ USD. Trong khi đó, tổng công suất sản xuất nội địa ngày càng thu hẹp, giảm hơn 9 lần, từ 3,5 triệu tấn/năm (trước năm 2014) xuống còn 380.000 tấn/năm (từ năm 2015). Điều này tạo ra rủi ro rất lớn về an ninh phân bón. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả doanh nghiệp phân bón Việt Nam đồng loạt phá sản? Lúc đó phải chăng sản xuất nông nghiệp của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc phải sử dụng phân bón nhập ngoại? Và lúc đó doanh nghiệp ngoại có cơ hội tăng giá vô tội vạ, gây hại cho người nông dân Việt Nam.

Nói như vậy để thấy, nếu mặt hàng phân bón được áp thuế GTGT đầu ra 5% thì sẽ đưa phân bón nhập khẩu và phân bón sản xuất trong nước về một mặt bằng chịu thuế suất chung, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, ngân sách sẽ tăng thu từ khoản thu thuế GTGT từ hàng nhập khẩu.

Khi chúng ta tự chủ, tự cường trong sản xuất phân bón thì Chính phủ có điều kiện tìm các biện pháp thích hợp để giảm gánh nặng giá cho người nông dân.

VŨ DUNG

Nguồn:https://www.qdnd.vn/cung-ban-luan/ap-thue-de-bao-ve-loi-ich-chung-803567


Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC