Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Hạn chế xâm hại môi trường từ sản xuất

Trong sản xuất công nghiệp, để công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án được thực hiện nghiêm túc, ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, TP. Cần Thơ đã chủ động mời các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia phản biện để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường khi đi vào sản xuất kinh doanh. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp tập trung; lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục để đánh giá hiện trạng, chất lượng môi trường nước thải, khí thải, thành phố khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Sau một thời gian triển khai, Dự án khu công nghiệp sinh thái bền vững tại Khu công nghiệp Trà Nóc đã đạt được hiệu quả khả quan. Dự án đã giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng, phế liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh; hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng hạ tầng chung và dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ. Qua đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng cao nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, sản xuất sạch hơn, giảm khí thải và chất thải ra môi trường. Đối với dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, thành phố xác định sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư ở những lĩnh vực liên quan đến công nghiệp xanh, sạch, bảo đảm phát triển bền vững, đưa khu công nghiệp này trở thành hình mẫu của vùng đồng bằng sông Cửu Long về phát triển xanh, bền vững.

xanh-1.jpg
TP Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha. Ảnh: Hải Vân
 

Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố tập trung triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thời gian gần đây, các hợp tác xã trồng lúa, cây ăn trái ở các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Toàn thành phố hiện có ít nhất 448ha cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương, 9 mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP, 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật. Các mô hình nông nghiệp tuần hoàn tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quận, huyện. Trong lĩnh vực trồng trọt, phổ biến là tận dụng rơm rạ sản xuất nấm rơm, làm phân hữu cơ hay tận dụng các cành, nhánh, trái hư ủ để lấy phân hữu cơ bón cho vườn cây. Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngày càng có nhiều nông dân xây dựng hầm và túi biogas để xử lý chất thải gia súc, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Huyện Phong Điền là điểm sáng của TP. Cần Thơ về phát triển triển kinh tế xanh từ nông nghiệp. Cụ thể, tận dụng diện tích vườn cây ăn trái trên 8.500ha, nhiều năm qua, huyện đã tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái. Toàn huyện hiện có hơn 30 điểm vườn và liên kết phục vụ du lịch. Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Ðiền Nguyễn Trường Ca cho biết: “Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái là thế mạnh của huyện nên nhiều năm qua, địa phương luôn tạo điều kiện để các nhà vườn, điểm kinh doanh phát huy loại hình du lịch này. Đây cũng là trọng tâm phát triển kinh tế của huyện theo định hướng xanh, bền vững”.

Tăng trưởng xanh để phát triển bền vững

 

Theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 22.9.2022 của UBND thành phố “Hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP. Cần Thơ”, thành phố sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030 là: tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030, giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế số đạt 30% GRDP; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường chia sẻ: một trong những giải pháp hàng đầu để đạt mục tiêu này là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh; trong đó chú trọng lồng ghép các mục tiêu, giải pháp, nội dung, tiêu chí của kế hoạch tăng trưởng xanh vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các ngành, các địa phương. Trên cơ sở đó, thành phố tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.

Cùng với việc triển khai các chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ sạch, thành phố chú trọng xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng xanh hóa sản xuất. Cùng với đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các nguồn lực từ hợp tác, tài trợ quốc tế và xây dựng các giải pháp huy động, quản lý nguồn lực đầu tư và tài chính từ các nguồn lực sẵn có để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh toàn diện và hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

 

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Hạn chế xâm hại môi trường từ sản xuất

Trong sản xuất công nghiệp, để công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án được thực hiện nghiêm túc, ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, TP. Cần Thơ đã chủ động mời các chuyên gia, các nhà khoa học tham gia phản biện để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường khi đi vào sản xuất kinh doanh. Cùng với việc đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp tập trung; lắp đặt trạm quan trắc tự động liên tục để đánh giá hiện trạng, chất lượng môi trường nước thải, khí thải, thành phố khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường áp dụng công nghệ tiên tiến để tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Sau một thời gian triển khai, Dự án khu công nghiệp sinh thái bền vững tại Khu công nghiệp Trà Nóc đã đạt được hiệu quả khả quan. Dự án đã giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng, phế liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh; hình thành mạng lưới trao đổi các yếu tố phục vụ sản xuất, sử dụng hạ tầng chung và dịch vụ phục vụ sản xuất, cải thiện quy trình công nghệ. Qua đó, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng cao nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn nguyên liệu, sản xuất sạch hơn, giảm khí thải và chất thải ra môi trường. Đối với dự án Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh, thành phố xác định sẽ tập trung thu hút các nhà đầu tư ở những lĩnh vực liên quan đến công nghiệp xanh, sạch, bảo đảm phát triển bền vững, đưa khu công nghiệp này trở thành hình mẫu của vùng đồng bằng sông Cửu Long về phát triển xanh, bền vững.

xanh-1.jpg
TP Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha. Ảnh: Hải Vân
 

Trong sản xuất nông nghiệp, thành phố tập trung triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thời gian gần đây, các hợp tác xã trồng lúa, cây ăn trái ở các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Toàn thành phố hiện có ít nhất 448ha cây ăn trái sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và tương đương, 9 mô hình chăn nuôi đạt chứng nhận VietGAP, 12 mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh động vật. Các mô hình nông nghiệp tuần hoàn tiếp tục phát triển mạnh ở nhiều quận, huyện. Trong lĩnh vực trồng trọt, phổ biến là tận dụng rơm rạ sản xuất nấm rơm, làm phân hữu cơ hay tận dụng các cành, nhánh, trái hư ủ để lấy phân hữu cơ bón cho vườn cây. Trong lĩnh vực chăn nuôi, ngày càng có nhiều nông dân xây dựng hầm và túi biogas để xử lý chất thải gia súc, đồng thời tạo ra nguồn năng lượng tái tạo.

Huyện Phong Điền là điểm sáng của TP. Cần Thơ về phát triển triển kinh tế xanh từ nông nghiệp. Cụ thể, tận dụng diện tích vườn cây ăn trái trên 8.500ha, nhiều năm qua, huyện đã tập trung phát triển loại hình du lịch sinh thái. Toàn huyện hiện có hơn 30 điểm vườn và liên kết phục vụ du lịch. Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại - Du lịch và Quản lý di tích huyện Phong Ðiền Nguyễn Trường Ca cho biết: “Du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái là thế mạnh của huyện nên nhiều năm qua, địa phương luôn tạo điều kiện để các nhà vườn, điểm kinh doanh phát huy loại hình du lịch này. Đây cũng là trọng tâm phát triển kinh tế của huyện theo định hướng xanh, bền vững”.

Tăng trưởng xanh để phát triển bền vững

 

Theo Kế hoạch số 200/KH-UBND ngày 22.9.2022 của UBND thành phố “Hành động về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn TP. Cần Thơ”, thành phố sẽ chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng bền vững để nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Mục tiêu chủ yếu đến năm 2030 là: tiêu hao năng lượng sơ cấp trên GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030, giảm từ 1,0 - 1,5%/năm; tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng cung cấp năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20%; kinh tế số đạt 30% GRDP; ít nhất 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Trần Việt Trường chia sẻ: một trong những giải pháp hàng đầu để đạt mục tiêu này là tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước gắn với các mục tiêu tăng trưởng xanh; trong đó chú trọng lồng ghép các mục tiêu, giải pháp, nội dung, tiêu chí của kế hoạch tăng trưởng xanh vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, các ngành, các địa phương. Trên cơ sở đó, thành phố tập trung chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, đẩy mạnh áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua việc khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số.

Cùng với việc triển khai các chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, công nghệ sạch, thành phố chú trọng xây dựng cơ chế chính sách đột phá để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và lao động có kỹ năng gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng xanh hóa sản xuất. Cùng với đó, tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các nguồn lực từ hợp tác, tài trợ quốc tế và xây dựng các giải pháp huy động, quản lý nguồn lực đầu tư và tài chính từ các nguồn lực sẵn có để đạt mục tiêu tăng trưởng xanh toàn diện và hiệu quả nhất, góp phần thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam về ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.

 
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC