Bón phân cho xoài khu vực miền Trung
Xoài là loại cây được trồng khá phổ biến ở các tỉnh khu vực miền Trung của nước ta, nhất là ở tỉnh Khánh Hòa.
Chỉ tính riêng huyện Cam Lâm đã có trên 6.000 ha, với 4 giống chính là xoài Úc, Canh Nông, Hòa Lộc, Tứ Quý.
Đó là nhờ xoài có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khó khăn của đất đai và khí hậu miền Trung.
Chẳng hạn như vùng Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nơi chịu ảnh hưởng của thời tiết đặc thù vùng Bắc bán đảo Cam Ranh, nắng kéo dài đến 9 tháng, từ tháng Giêng Âm lịch đến tháng 9.
Mưa chỉ tập trung nhiều vào tháng 10, 11, 12. Trong vùng có những tiểu khí hậu rất khác nhau, có vùng chủ động nguồn nước từ giếng khoan, hồ, đập; có vùng chỉ nhờ nước trời.
Trong nhiều năm liền, cây xoài mang lại nguồn kinh tế, giúp bà con cải thiện cuộc sống. Vào những năm gần đây, do biến động về thị trường khiến nhiều bà con gặp khó khăn.
Chăm sóc tối thiểu, hạn chế tối đa phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là những cách bà con đang áp dụng đối với vườn xoài nơi đây.
Tuy nhiên, để cây xoài mang lại hiệu quả kinh tế cao, thì bà con cần chú ý chọn giống xoài hàng hóa phù hợp với thị trường. Đồng thời, cách đầu tư chăm bón, bà con cũng cần chú ý.
Thiếu quan tâm chăm sóc vườn xoài, nếu kéo dài, có thể làm vườn cây bị suy kiệt, ảnh hưởng sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lâu dài về sau.
Đến khi giá xoài tăng trở lại thì phục hồi cây rất khó, phải mất rất nhiều thời gian và công sức.
Phân bón Đầu Trâu rất hiệu quả giúp tăng năng suất, chất lượng xoài và các loại cây ăn trái khác.
Trong tình hình giá vật tư, phân bón tăng cao như hiện nay, cách tốt nhất vẫn là duy trì chăm bón vườn cây một cách khoa học và hiệu quả. Bà con cần áp dụng quy trình bón phân 4 đúng cho vườn cây như sau:
- Sau khi thu hoạch đến trước khi xử lý ra hoa: bón NPK Đầu Trâu 20-20-15+TE hoặc Đầu Trâu AT1. Giai đoạn này, có thể phun phân bón lá có hàm lượng đạm cao trong mùa nắng giúp bộ lá mới ra đều và khỏe.
- Giai đoạn phân hóa mầm hoa: bón NPK Đầu Trâu 20-15-5+TE, hoặc Đầu Trâu.
- Giai đoạn khi cây đậu trái, nuôi trái: bón phân Đầu Trâu 15-5-20+TE hoặc Đầu Trâu AT3.
- Ngoài ra, liều lượng bón phân có thể được tính toán dựa theo năng suất, giá phân và giá bán.
Thí dụ sau đây, giúp nhà vườn cách tính toán liều lượng phân bón như sau:
Chẳng hạn, khi bón 1kg phân/cây sẽ làm tăng năng suất xoài 20kg trái/cây. Nhưng khi bón tăng lên 2 kg/cây thì năng suất xoài chỉ tăng lên 30kg/cây chớ không phải 40kg/cây.
Như vậy, 1kg phân tăng thêm chỉ làm tăng 10kg xoài/cây (30kg - 20kg = 10kg).
Khi bón tăng lên 3 kg phân/cây thì năng suất xoài tăng lên chỉ đạt 35kg xoài/cây. Nghĩa là 1kg phân tăng lên này chỉ là tăng năng suất chỉ có 5kg xoài/cây mà thôi (35kg – 30kg = 5kg).
Nếu tiếp tục bón tăng lên 4 kg phân/cây thì năng suất xoài có thể không tăng thêm nữa, chỉ ở mức 35 kg xoài/cây. Nghĩa là 1kg phân tăng thêm này không làm tăng năng suất (35 kg - 35 kg = 0kg).
Ở thí dụ trên, liều lượng phân bón cho xoài bao nhiêu sẽ đem lại hiệu quả kinh tế? Chắc chắn là không bón 4kg/cây rồi vì bón 4kg cho năng suất cũng chỉ bằng bón 3kg. Còn có nên bón đến 3kg/cây không? Điều này tùy thuộc vào giá vật tư và giá bán xoài.
Giả định giá phân lúc đó 20.000 đ/kg, còn giá xoài 4.000 đ/kg thì chỉ nên bón 2kg phân/cây mà thôi, mặc dù bón 3kg có làm tăng năng suất (5kg xoài/cây) nhưng có mức lời cũng chỉ bằng bón 2kg (80.000 đ/cây). Chỉ khi nào giá phân giảm thấp hơn hoặc giá xoài tăng cao hơn thì bón 3kg phân/cây, vì lúc đó đã có lời nhiều hơn.
Tóm lại, sau thu hoạch, để phục sức cho cây xoài, thì dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, với tình hình giá vật tư đầu vào vẫn còn ở mức cao và giá xoài còn thấp.
Để tối đa hóa lợi nhuận, cần đẩy mạnh việc áp dụng nhiều biện pháp canh tác một cách đồng bộ để giảm chi phí trong sản xuất như bón đúng, bón đủ, bón cân đối, xử lí đúng kỹ thuật để gia tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
GS. TS Nguyễn Bảo Vệ