Công ty Bình Điền mở thị trường Myanmar: ĐI TỪNG BƯỚC CHẮC CHẮN

(12/11/2013)  Đầu tháng 11 vừa qua, Cty CP phân bón Bình Điền tổ chức tập huấn cho 35 đại lý phân phối phân bón cấp 1, đánh dấu bước chuẩn bị đã chín muồi  sau một năm rưỡi, để bắt đầu đưa các sản phẩm mang thương hiệu Đầu Trâu- Bình Điền- Việt Nam sang, từng bước chiếm lĩnh thị trường phân bón Myanmar

*Tiềm năng lớn

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CPPB Bình Điền khi nói về thị trường phân bón hiện nay tại Myanmar. “Bình Điền sớm nhận ra điều này ngay sau khi đất nước Myanmar mở cửa hội nhập với thế giới”- Ông Phong chia sẻ

Quả vậy, đất nước Myanmar rất rộng lớn so với dân số bậc trung bình ở Đông Nam Á. Đồng ruộng bằng phẳng, nhiều cánh đồng thẳng cánh cò bay, cả nước có tới 10 triệu ha đất trồng lúa. Những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước này từng đã dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với lượng xuất trên 3 triệu tấn/năm; nhưng do nhiều nguyên nhân, những năm gần đây xuất khẩu gạo của Myanmar chựng lại, để cho Mỹ, Thái Lan, Việt Nam… qua mặt, năm 2012 chỉ còn xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn đậu các loại. “Quyết tâm của chính phủ trong thời gian tới phải đưa Myanmar trở lại tốp đầu những nước xuất khẩu gạo trên thế giới”- Ông Myo Aung Kyaw, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo, Tổng Đại lý phân bón Đầu Trâu tại Myanmar nói.

Cũng theo ông Myo, mỗi năm Myanmar cần cả chục triệu tấn phân bón, trong khi năng lực sản xuất trong nước rất yếu, chỉ đạt khoảng 400 ngàn tấn/năm. Myanmar nhập khẩu phân bón từ nhiều nước: Trung Quốc, Đức, Thái Lan…Vậy làm sao Đầu Trâu có thể “nhảy vào”? Ông Phong cho biết: “Bình Điền không sợ vì thương hiệu Đầu Trâu có nét riêng, có sản phẩm chuyên dùng với những hoạt chất độc quyền như chất chống thất thoát đạm (Agrotain), chất tăng hiệu quả sử dụng lân (Avail), chất Penac P giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, chống lại điều kiện bất lợi như giá lạnh, hạn hán… rồi đầy đủ các chất trung, vi lượng cần thiết cho từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Bình Điền không chỉ bán phân bón, mà còn là nhà cung cấp cả một giải pháp trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân canh tác ngày càng hiệu quả, để cuộc sống của mình ngày một ấm no, hạnh phúc hơn. Chúng tôi đến với nông dân và nền nông nghiệp Myanmar với chiến lược lâu dài, chớ không kinh doanh theo kiểu “chộp giựt”, vì vậy phải xây cho được lòng tin tưởng tuyệt đối vào nhau giữa Cty với các nhà phân phối và nhất là với bà con nông dân nước bạn. Những việc đã làm của Bình Điền tại đây trong hơn một năm rưỡi qua là nằm trong chiến lược phát triển, cũng như quan điểm tình cảm nhất quán trước sau như một của Bình Điền với đất nước có nền nông nghiệp rộng lớn và người dân hiền hậu, dễ gần này…” .

*Đi từng bước chắc chắn.

Với kinh nghiệm được đúc rút từ những thành công tại thị trường phân bón Campuchia và Lào, quan điểm mà lãnh đạo, TGĐ Cty Bình Điền đặt ra với thị trường phân bón Myanmar là phải đến trước, phải là người đầu tiên cắm lá cờ phân bón Việt Nam tại đây, nhưng lại không vội vã.

Bắt đầu bằng đoàn cán bộ với nhiều nhà khoa học chuyên ngành nghiên cứu, quản lý về đất, phân bón, như PGS.TS Phạm Văn Dư - P hó cục trưởng Cục Trồng trọt; PGS.TS Mai Thành Phụng - Trưởng cơ quan đại diện phía Nam của Trung tâm Khuyến nông quốc qia, TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam; GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Viện phó Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn KHKT Cty Bình Điền… cùng đoàn xúc tiến thương mại thành phố Hồ Chí Minh bay sang Yangon (tháng 6 năm 2012). Tại đây Bình Điền đã tổ chức được một cuộc hội thảo, giới thiệu các sản phẩm phân bón chất lượng cao của mình trước gần 100 cử tọa là cán bộ chuyên ngành nghiên cứu về đất, phân bón, các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và thủy lợi Myanmar cùng 50 đại lý phân bón trên cả nước. Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Lê Công Phụng và Tham tán Thương mại Nguyễn Phước Anh đã hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động này của Bình Điền. Hai thành công lớn từ lần ra quân đầu tiên là Bình Điền đã lựa chọn được đối tác thương mại làm Tổng đại lý phân phối độc quyền phân bón Đầu Trâu, đó là ông Myo, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo Myanmar và xác định được trung tâm tổ chức sản xuất thực nghiệm làm đối chứng, đó là Viện nghiên cứu về đất, phân bón, khu sản xuất lúa công nghệ cao với tên gọi “Cánh đồng của Tổng thống”, của Bộ Nông nghiệp và thủy lợi, cùng hàng chục điểm sản xuất đối chứng trên các vùng sinh thái điển hình của đất nước Myanmar.

Các nhà khoa học do Bình Điền tổ chức xắn quần lội ruộng, khảo sát kỹ lưỡng sinh thái các vùng đất, để rồi cùng với nhóm phát triển thị trường Myanmar của Cty quyết định đưa những sản phẩm phù hợp nhất sang Myanma r . 20 tấn sản phẩm đã tới 3 khu vực sản xuất thực nghiệm, với hàng chục điểm trình diễn đối chứng trên lúa mùa, lúa lai và lúa cao sản, được giới khoa học và nhà nông nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, qua 3 vụ sản xuất, kết quả đạt được rất đáng phấn khởi. Năng suất lúa thu được cao hơn so với sản xuất truyền thống có nơi đến 300%, có nơi 150%... tính trung bình là hơn 35%. Chi phí sản xuất không tăng nhiều so với cách sản xuất truyền thống vì giảm lượng bón sẽ giảm công vận chuyển, bón phân, lại góp phần bảo vệ môi trường. Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi. Bà Daw Htwe, ở làng Ahlyinlo Village, ngoại ô Nay Pyi Taw sở hữu 10ha trồng lúa, sau một vụ tham gia sản xuất thử nghiệm đối chứng với phân bón Đầu Trâu, đã tỏ ra sốt ruột, đề nghị Bình Điền đưa ngay phân bón Đầu Trâu sang.

Về thủ tục pháp lý, Bình Điền mời ông Myo sang Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo, thăm các nhà máy sản xuất của Bình Điền và nhiều cánh đồng mẫu lớn mà Bình Điền tham gia tại đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất rất hiệu quả. Tiếp đó là những chuyến viếng thăm, chào hỏi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và thủy lợi Myanmar, gặp gỡ các cơ quan chuyên ngành, các viện nghiên cứu nông lâm nghiệp, ký kết hợp đồng ghi nhớ với đối tác và đăng ký bản quyền lưu hành 7 sản phẩm phân bón Đầu Trâu trên lãnh thổ Myanmar, gồm: Đầu Trâu lúa 1, Đầu T râu lúa 2, Đầu Trâu tăng trưởng, Đầu Trâu chắc hạt, Đầu Trâu 215, NPK 16-16-8 +9S+TE, Đạm hạt vàng 46A+, DAP 46P+.

*Tập huấn đại lý - bước chuẩn bị quan trọng.

Với những nội dung: Tình hình và khả năng phát triển của nền nông nghiệp Myanmar; Vai trò của dinh dưỡng khoáng với cây trồng; Nguyên lý cơ bản của việc bón phân cân đối và hướng dẫn sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính ở Myanmar; rồi hướng dẫn bán lẻ phân bón và kỹ năng bán hàng… dưới sự trình bày của GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên viện phó, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam ; PGS.TS Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện KH Nông nghiệp Việt Nam ; TS . Nguyễn Xuân Trường, P hó trưởng khoa M arketing, Trường Đại học Tài chính marketing thành phố Hồ Chí Minh; các Thạc sỹ Phan Văn Tâm -  Giám đốc Marketin g; Thạc sỹ Phạm Anh Cường - Trưởng phòng Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Cty CP phân bón Bình Điền. Học viên sau khi học, phải thực hiện bài kiểm tra để được nhận giấy chứng nhận “Đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp.”

Bà Su Su Win - Giám đốc Viện nghiên cứu về đất, phân bón - Bộ Nông nghiệp và thuỷ lợi Myanmar, nói: “Lần đầu tiên tôi được dự một lớp học như thế này. Nó rất tốt cho những người phân phối phân bón, vì người ta hiểu khá bài bản về phân bón nói chung và từng sản phẩm phân bón cụ thể của Cty Bình Điền Việt Nam đối với cây trồng. Tôi tin phân bón Đầu Trâu sẽ có chỗ đứng tốt tại Myanmar bởi cái tâm và cách làm của họ với nông dân và nền nông nghiệp Myanmar” .

Ông U Thein Win, ở  Nay Pyi Taw “Chưa biết gì về phân bón Đầu Trâu, nhưng qua lớp học này thì hiểu và rất thích, tôi về sẽ đăng ký bán hàng này ngay và hướng dẫn nông dân sử dụng”.

Khi kết thúc lớp học thì chuyến hàng 500 tấn sản phẩm phân bón đầu tiên của Bình Điền cũng đã vừa cập cảng Myanmar. Có chủ đại lý xin nhận cả lô hàng, nhưng ông Myo không chịu, phải để chia đều cho các nơi.

Về giá cả, có bị đẩy lên chút ít do phí vận chuyển, nhưng ông Phong tin là vẫn bán được bởi “đắt xắt ra miếng”. Và khi người dân đã tin dùng thì người ta sẽ đồng hành cùng Cty. “Giá bán sẽ hợp lý hơn trong tương lai gần khi Bình Điền xây dựng được nhà máy sản xuất ngay tại Myanmar” - Ông Phong khẳng định.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty Bình Điền (bên phải) trao Chứng nhận Đại lý phân bón Đầu Trâu

chuyên nghiệp cho đại lý Myanmar


Trần Đình Thế

Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Công ty Bình Điền mở thị trường Myanmar: ĐI TỪNG BƯỚC CHẮC CHẮN

(12/11/2013)  Đầu tháng 11 vừa qua, Cty CP phân bón Bình Điền tổ chức tập huấn cho 35 đại lý phân phối phân bón cấp 1, đánh dấu bước chuẩn bị đã chín muồi  sau một năm rưỡi, để bắt đầu đưa các sản phẩm mang thương hiệu Đầu Trâu- Bình Điền- Việt Nam sang, từng bước chiếm lĩnh thị trường phân bón Myanmar

*Tiềm năng lớn

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CPPB Bình Điền khi nói về thị trường phân bón hiện nay tại Myanmar. “Bình Điền sớm nhận ra điều này ngay sau khi đất nước Myanmar mở cửa hội nhập với thế giới”- Ông Phong chia sẻ

Quả vậy, đất nước Myanmar rất rộng lớn so với dân số bậc trung bình ở Đông Nam Á. Đồng ruộng bằng phẳng, nhiều cánh đồng thẳng cánh cò bay, cả nước có tới 10 triệu ha đất trồng lúa. Những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước này từng đã dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, với lượng xuất trên 3 triệu tấn/năm; nhưng do nhiều nguyên nhân, những năm gần đây xuất khẩu gạo của Myanmar chựng lại, để cho Mỹ, Thái Lan, Việt Nam… qua mặt, năm 2012 chỉ còn xuất khẩu được 1,5 triệu tấn gạo và 2 triệu tấn đậu các loại. “Quyết tâm của chính phủ trong thời gian tới phải đưa Myanmar trở lại tốp đầu những nước xuất khẩu gạo trên thế giới”- Ông Myo Aung Kyaw, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo, Tổng Đại lý phân bón Đầu Trâu tại Myanmar nói.

Cũng theo ông Myo, mỗi năm Myanmar cần cả chục triệu tấn phân bón, trong khi năng lực sản xuất trong nước rất yếu, chỉ đạt khoảng 400 ngàn tấn/năm. Myanmar nhập khẩu phân bón từ nhiều nước: Trung Quốc, Đức, Thái Lan…Vậy làm sao Đầu Trâu có thể “nhảy vào”? Ông Phong cho biết: “Bình Điền không sợ vì thương hiệu Đầu Trâu có nét riêng, có sản phẩm chuyên dùng với những hoạt chất độc quyền như chất chống thất thoát đạm (Agrotain), chất tăng hiệu quả sử dụng lân (Avail), chất Penac P giúp cây tăng cường phát triển bộ rễ, chống lại điều kiện bất lợi như giá lạnh, hạn hán… rồi đầy đủ các chất trung, vi lượng cần thiết cho từng loại, từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng. Bình Điền không chỉ bán phân bón, mà còn là nhà cung cấp cả một giải pháp trong sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân canh tác ngày càng hiệu quả, để cuộc sống của mình ngày một ấm no, hạnh phúc hơn. Chúng tôi đến với nông dân và nền nông nghiệp Myanmar với chiến lược lâu dài, chớ không kinh doanh theo kiểu “chộp giựt”, vì vậy phải xây cho được lòng tin tưởng tuyệt đối vào nhau giữa Cty với các nhà phân phối và nhất là với bà con nông dân nước bạn. Những việc đã làm của Bình Điền tại đây trong hơn một năm rưỡi qua là nằm trong chiến lược phát triển, cũng như quan điểm tình cảm nhất quán trước sau như một của Bình Điền với đất nước có nền nông nghiệp rộng lớn và người dân hiền hậu, dễ gần này…” .

*Đi từng bước chắc chắn.

Với kinh nghiệm được đúc rút từ những thành công tại thị trường phân bón Campuchia và Lào, quan điểm mà lãnh đạo, TGĐ Cty Bình Điền đặt ra với thị trường phân bón Myanmar là phải đến trước, phải là người đầu tiên cắm lá cờ phân bón Việt Nam tại đây, nhưng lại không vội vã.

Bắt đầu bằng đoàn cán bộ với nhiều nhà khoa học chuyên ngành nghiên cứu, quản lý về đất, phân bón, như PGS.TS Phạm Văn Dư - P hó cục trưởng Cục Trồng trọt; PGS.TS Mai Thành Phụng - Trưởng cơ quan đại diện phía Nam của Trung tâm Khuyến nông quốc qia, TS Nguyễn Đăng Nghĩa - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường phía Nam; GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên Viện phó Viện KHKT nông nghiệp miền Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn KHKT Cty Bình Điền… cùng đoàn xúc tiến thương mại thành phố Hồ Chí Minh bay sang Yangon (tháng 6 năm 2012). Tại đây Bình Điền đã tổ chức được một cuộc hội thảo, giới thiệu các sản phẩm phân bón chất lượng cao của mình trước gần 100 cử tọa là cán bộ chuyên ngành nghiên cứu về đất, phân bón, các cục, viện thuộc Bộ Nông nghiệp và thủy lợi Myanmar cùng 50 đại lý phân bón trên cả nước. Đại sứ Việt Nam tại Myanmar Lê Công Phụng và Tham tán Thương mại Nguyễn Phước Anh đã hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động này của Bình Điền. Hai thành công lớn từ lần ra quân đầu tiên là Bình Điền đã lựa chọn được đối tác thương mại làm Tổng đại lý phân phối độc quyền phân bón Đầu Trâu, đó là ông Myo, Tổng Thư ký Hiệp hội lúa gạo Myanmar và xác định được trung tâm tổ chức sản xuất thực nghiệm làm đối chứng, đó là Viện nghiên cứu về đất, phân bón, khu sản xuất lúa công nghệ cao với tên gọi “Cánh đồng của Tổng thống”, của Bộ Nông nghiệp và thủy lợi, cùng hàng chục điểm sản xuất đối chứng trên các vùng sinh thái điển hình của đất nước Myanmar.

Các nhà khoa học do Bình Điền tổ chức xắn quần lội ruộng, khảo sát kỹ lưỡng sinh thái các vùng đất, để rồi cùng với nhóm phát triển thị trường Myanmar của Cty quyết định đưa những sản phẩm phù hợp nhất sang Myanma r . 20 tấn sản phẩm đã tới 3 khu vực sản xuất thực nghiệm, với hàng chục điểm trình diễn đối chứng trên lúa mùa, lúa lai và lúa cao sản, được giới khoa học và nhà nông nhiệt tình hưởng ứng. Đến nay, qua 3 vụ sản xuất, kết quả đạt được rất đáng phấn khởi. Năng suất lúa thu được cao hơn so với sản xuất truyền thống có nơi đến 300%, có nơi 150%... tính trung bình là hơn 35%. Chi phí sản xuất không tăng nhiều so với cách sản xuất truyền thống vì giảm lượng bón sẽ giảm công vận chuyển, bón phân, lại góp phần bảo vệ môi trường. Nông dân tham gia mô hình rất phấn khởi. Bà Daw Htwe, ở làng Ahlyinlo Village, ngoại ô Nay Pyi Taw sở hữu 10ha trồng lúa, sau một vụ tham gia sản xuất thử nghiệm đối chứng với phân bón Đầu Trâu, đã tỏ ra sốt ruột, đề nghị Bình Điền đưa ngay phân bón Đầu Trâu sang.

Về thủ tục pháp lý, Bình Điền mời ông Myo sang Việt Nam gặp gỡ lãnh đạo, thăm các nhà máy sản xuất của Bình Điền và nhiều cánh đồng mẫu lớn mà Bình Điền tham gia tại đồng bằng sông Cửu Long đang sản xuất rất hiệu quả. Tiếp đó là những chuyến viếng thăm, chào hỏi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và thủy lợi Myanmar, gặp gỡ các cơ quan chuyên ngành, các viện nghiên cứu nông lâm nghiệp, ký kết hợp đồng ghi nhớ với đối tác và đăng ký bản quyền lưu hành 7 sản phẩm phân bón Đầu Trâu trên lãnh thổ Myanmar, gồm: Đầu Trâu lúa 1, Đầu T râu lúa 2, Đầu Trâu tăng trưởng, Đầu Trâu chắc hạt, Đầu Trâu 215, NPK 16-16-8 +9S+TE, Đạm hạt vàng 46A+, DAP 46P+.

*Tập huấn đại lý - bước chuẩn bị quan trọng.

Với những nội dung: Tình hình và khả năng phát triển của nền nông nghiệp Myanmar; Vai trò của dinh dưỡng khoáng với cây trồng; Nguyên lý cơ bản của việc bón phân cân đối và hướng dẫn sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính ở Myanmar; rồi hướng dẫn bán lẻ phân bón và kỹ năng bán hàng… dưới sự trình bày của GS.TS Mai Văn Quyền, nguyên viện phó, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam ; PGS.TS Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện KH Nông nghiệp Việt Nam ; TS . Nguyễn Xuân Trường, P hó trưởng khoa M arketing, Trường Đại học Tài chính marketing thành phố Hồ Chí Minh; các Thạc sỹ Phan Văn Tâm -  Giám đốc Marketin g; Thạc sỹ Phạm Anh Cường - Trưởng phòng Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, Cty CP phân bón Bình Điền. Học viên sau khi học, phải thực hiện bài kiểm tra để được nhận giấy chứng nhận “Đại lý phân bón Đầu Trâu chuyên nghiệp.”

Bà Su Su Win - Giám đốc Viện nghiên cứu về đất, phân bón - Bộ Nông nghiệp và thuỷ lợi Myanmar, nói: “Lần đầu tiên tôi được dự một lớp học như thế này. Nó rất tốt cho những người phân phối phân bón, vì người ta hiểu khá bài bản về phân bón nói chung và từng sản phẩm phân bón cụ thể của Cty Bình Điền Việt Nam đối với cây trồng. Tôi tin phân bón Đầu Trâu sẽ có chỗ đứng tốt tại Myanmar bởi cái tâm và cách làm của họ với nông dân và nền nông nghiệp Myanmar” .

Ông U Thein Win, ở  Nay Pyi Taw “Chưa biết gì về phân bón Đầu Trâu, nhưng qua lớp học này thì hiểu và rất thích, tôi về sẽ đăng ký bán hàng này ngay và hướng dẫn nông dân sử dụng”.

Khi kết thúc lớp học thì chuyến hàng 500 tấn sản phẩm phân bón đầu tiên của Bình Điền cũng đã vừa cập cảng Myanmar. Có chủ đại lý xin nhận cả lô hàng, nhưng ông Myo không chịu, phải để chia đều cho các nơi.

Về giá cả, có bị đẩy lên chút ít do phí vận chuyển, nhưng ông Phong tin là vẫn bán được bởi “đắt xắt ra miếng”. Và khi người dân đã tin dùng thì người ta sẽ đồng hành cùng Cty. “Giá bán sẽ hợp lý hơn trong tương lai gần khi Bình Điền xây dựng được nhà máy sản xuất ngay tại Myanmar” - Ông Phong khẳng định.

Ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty Bình Điền (bên phải) trao Chứng nhận Đại lý phân bón Đầu Trâu

chuyên nghiệp cho đại lý Myanmar


Trần Đình Thế
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC