Trình diễn bón phân cho lúa bằng máy bay không người lái

Ngày 25-6, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ phối hợp Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và các đơn vị có liên quan tổ chức trình diễn bón phân cho lúa bằng máy bay không người lái (Drone) tại ruộng lúa của nông dân Võ Hoàng Thân ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Drone thực hiện bón phân cho ruộng lúa.

 Drone thực hiện bón phân cho ruộng lúa.

Drone được trình diễn thực hiện bón phân tại ruộng lúa là sản phẩm đang được Công ty cổ phần Đại Thành cung cấp và giới thiệu trên thị trường tại nhiều tỉnh, thành trong nước. Drone này có thể dùng để gieo sạ, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa. Đối với bón phân và sạ lúa, mỗi lần máy có thể mang một lượng phân bón và lúa giống từ 40-45kg. Với lượng phân bón sử dụng khoảng 150kg/ha/đợt bón phân cho lúa, máy chỉ mất khoảng 15 phút để bón phân.  Riêng phun thuốc, mỗi lần máy có thể mang 40 lít dung dịch.

Ruộng lúa của nông dân được chọn thực hiện trình diễn bón phân bằng Drone cũng đang là nơi thực hiện mô hình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL do Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và ngành nông nghiệp TP Cần Thơ hỗ trợ thực hiện; trong đó Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ phân bón cho nông dân. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tại mô hình này, nông dân không chỉ sản xuất lúa theo quy trình canh tác thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu mà còn được hỗ trợ để áp dụng đồng bộ các khâu cơ giới hóa vào sản xuất, từ khâu làm đất đến gieo cấy, phun thuốc, bón phân, thu hoạch... Đây cũng là mô hình hoạt động hưởng ứng Sự kiện quốc tế Agritechnica Asia live 2022, với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức, dự kiến diễn ra tại TP Cần Thơ trong 3 ngày, từ 24-26/8/2022.

Thông qua hoạt động trình diễn tại mô hình sẽ giúp nông dân được tiếp cận các thiết bị, máy móc và công nghệ mới, cũng như tận mắt chứng kiến khả năng hoạt động của chúng trên đồng ruộng, từ đó mạnh dạn đẩy mạnh ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.

Nguồn: baocantho

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Trình diễn bón phân cho lúa bằng máy bay không người lái

Ngày 25-6, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ phối hợp Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và các đơn vị có liên quan tổ chức trình diễn bón phân cho lúa bằng máy bay không người lái (Drone) tại ruộng lúa của nông dân Võ Hoàng Thân ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ.

Drone thực hiện bón phân cho ruộng lúa.

 Drone thực hiện bón phân cho ruộng lúa.

Drone được trình diễn thực hiện bón phân tại ruộng lúa là sản phẩm đang được Công ty cổ phần Đại Thành cung cấp và giới thiệu trên thị trường tại nhiều tỉnh, thành trong nước. Drone này có thể dùng để gieo sạ, bón phân và phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa. Đối với bón phân và sạ lúa, mỗi lần máy có thể mang một lượng phân bón và lúa giống từ 40-45kg. Với lượng phân bón sử dụng khoảng 150kg/ha/đợt bón phân cho lúa, máy chỉ mất khoảng 15 phút để bón phân.  Riêng phun thuốc, mỗi lần máy có thể mang 40 lít dung dịch.

Ruộng lúa của nông dân được chọn thực hiện trình diễn bón phân bằng Drone cũng đang là nơi thực hiện mô hình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL do Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp Công ty cổ phần phân bón Bình Điền và ngành nông nghiệp TP Cần Thơ hỗ trợ thực hiện; trong đó Công ty cổ phần phân bón Bình Điền tài trợ phân bón cho nông dân. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ, tại mô hình này, nông dân không chỉ sản xuất lúa theo quy trình canh tác thông minh, thích ứng biến đổi khí hậu mà còn được hỗ trợ để áp dụng đồng bộ các khâu cơ giới hóa vào sản xuất, từ khâu làm đất đến gieo cấy, phun thuốc, bón phân, thu hoạch... Đây cũng là mô hình hoạt động hưởng ứng Sự kiện quốc tế Agritechnica Asia live 2022, với chủ đề “Cơ giới hóa đồng bộ hướng tới nền nông nghiệp bền vững” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Nông nghiệp Đức (DLG) tổ chức, dự kiến diễn ra tại TP Cần Thơ trong 3 ngày, từ 24-26/8/2022.

Thông qua hoạt động trình diễn tại mô hình sẽ giúp nông dân được tiếp cận các thiết bị, máy móc và công nghệ mới, cũng như tận mắt chứng kiến khả năng hoạt động của chúng trên đồng ruộng, từ đó mạnh dạn đẩy mạnh ứng dụng vào hoạt động sản xuất của mình.

Nguồn: baocantho

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC