Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững

Dư địa đầu tư còn nhiều

Nhìn vào bức tranh doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp những năm gần đây có thể thấy, số lượng doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn. Do đó, để nông nghiệp Việt Nam bứt phá, phát triển mạnh hơn nữa, chúng ta vẫn cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Việc tham gia của doanh nhân, doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. (Ảnh: Phương Linh)

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, một con số khá khiêm tốn so với tổng số trên 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của cả nước. Thời gian qua, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả, đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng còn thiếu bền vững, mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới chỉ tạo ra được khối lượng nhưng giá trị chưa cao, hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên chưa nhiều.

Thêm vào đó, nông nghiệp luôn là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro khi luôn đối diện thách thức về biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ tiềm ẩn; dịch bệnh, giá cả thị trường biến động; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng,...

Về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho biết, việc xin cấp phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao trên đất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều rào cản.

Muốn trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao bắt buộc phải đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, chuồng trại hiện đại kể cả nơi ở cho người chăm sóc. Do đó, việc xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn là vấn đề nan giải cần nhanh chóng tháo gỡ.

Thực tế, hiện nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, nhưng việc tiếp cận chính sách trong thực tế rất khó khăn như giá đất, thuế… Nếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà phải tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp tham gia vì đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp nhưng chi phí đất cao.

Tận dụng dư địa, thu hút doanh nghiệp đầu tư

So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn. Để nền nông nghiệp Việt Nam bứt phá, phát triển mạnh mẽ, hướng đến hiện đại, xanh, bền vững, đất nước vẫn cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nhân, doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững cần có chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ chế biến và có năng lực phát triển thị trường.

Trước hết, cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nông thôn, các vùng nguyên liệu tập trung. Chính sách phải hài hòa, đồng bộ về quy hoạch nông nghiệp định hướng phát triển bền vững tránh xung đột về môi trường và nguồn lực. 

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ theo hướng giảm thiểu phát thải. Quy hoạch xây dựng vùng luân canh/chuyên canh tập trung. Đồng thời, có cơ chế về tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bền vững.

Do đó, việc hỗ trợ tài chính cho người nông dân tiên phong tham gia vào các chương trình nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững là rất cần thiết trong giai đoạn kinh tế còn nhiều biến động.

Có thể thấy, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh những cách làm hay, hiệu quả của nông dân góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng, thì rất cần sự đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân. Họ chính là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp phát triển, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh, giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Trước đó, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra ý kiến rằng, việc tham gia của doanh nhân, doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Nhìn vào số lượng thống kê vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp những năm gần đây có thể khẳng định ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

“Chính các doanh nhân sẽ là những người mở đường để ngành nông nghiệp Việt Nam từng bước tiến lên, khẳng định vị thế trên thế giới và từ đây, mang lại hiệu quả sản xuất, gia tăng thu nhập cho nông dân”, ông Phạm Tấn Công khẳng định.

Nguyễn Linh

Nguồn:https://baodautu.vn/thuc-day-doanh-nghiep-dau-tu-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-d203841.html 

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững

Dư địa đầu tư còn nhiều

Nhìn vào bức tranh doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp những năm gần đây có thể thấy, số lượng doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp đang trở thành nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn. Do đó, để nông nghiệp Việt Nam bứt phá, phát triển mạnh hơn nữa, chúng ta vẫn cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn.

Việc tham gia của doanh nhân, doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. (Ảnh: Phương Linh)

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, hiện cả nước có khoảng trên 50.000 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, một con số khá khiêm tốn so với tổng số trên 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, trái cây, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, đóng góp lớn vào xuất khẩu nông - lâm - thủy sản của cả nước. Thời gian qua, nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng trưởng nhờ khai thác có hiệu quả, đạt được những thành tựu phát triển vượt bậc, đóng góp tỷ lệ lớn vào tăng trưởng nông nghiệp cả nước.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng còn thiếu bền vững, mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới chỉ tạo ra được khối lượng nhưng giá trị chưa cao, hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên chưa nhiều.

Thêm vào đó, nông nghiệp luôn là lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro khi luôn đối diện thách thức về biến đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn luôn là nguy cơ tiềm ẩn; dịch bệnh, giá cả thị trường biến động; sự thay đổi nhu cầu và phương thức tiêu dùng,...

Về lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Giám đốc Công ty TNHH San Hà cho biết, việc xin cấp phép xây dựng các công trình phục vụ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt công nghệ cao trên đất nông nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều rào cản.

Muốn trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao bắt buộc phải đầu tư xây dựng nhà lưới, nhà kính, chuồng trại hiện đại kể cả nơi ở cho người chăm sóc. Do đó, việc xây dựng trên đất nông nghiệp vẫn là vấn đề nan giải cần nhanh chóng tháo gỡ.

Thực tế, hiện nay đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư, nhưng việc tiếp cận chính sách trong thực tế rất khó khăn như giá đất, thuế… Nếu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp mà phải tham gia đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư sẽ rất khó thu hút doanh nghiệp tham gia vì đầu tư vào nông nghiệp nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp nhưng chi phí đất cao.

Tận dụng dư địa, thu hút doanh nghiệp đầu tư

So với yêu cầu và tiềm năng to lớn của nông nghiệp Việt Nam hiện nay, dư địa đầu tư vẫn còn rất lớn. Để nền nông nghiệp Việt Nam bứt phá, phát triển mạnh mẽ, hướng đến hiện đại, xanh, bền vững, đất nước vẫn cần nhiều hơn nữa sự tham gia đầu tư của các doanh nhân, doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia cho rằng, để thu hút doanh nghiệp đầu tư cho nông nghiệp bền vững cần có chính sách thu hút đầu tư các doanh nghiệp có năng lực về công nghệ chế biến và có năng lực phát triển thị trường.

Trước hết, cần chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế nông thôn, các vùng nguyên liệu tập trung. Chính sách phải hài hòa, đồng bộ về quy hoạch nông nghiệp định hướng phát triển bền vững tránh xung đột về môi trường và nguồn lực. 

Bên cạnh đó, các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ theo hướng giảm thiểu phát thải. Quy hoạch xây dựng vùng luân canh/chuyên canh tập trung. Đồng thời, có cơ chế về tín dụng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bền vững.

Do đó, việc hỗ trợ tài chính cho người nông dân tiên phong tham gia vào các chương trình nông nghiệp xanh, nông nghiệp bền vững là rất cần thiết trong giai đoạn kinh tế còn nhiều biến động.

Có thể thấy, ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh những cách làm hay, hiệu quả của nông dân góp phần đưa sản phẩm nông nghiệp đến với người tiêu dùng, thì rất cần sự đồng hành của doanh nghiệp, doanh nhân. Họ chính là người đồng hành, dẫn dắt và thúc đẩy hoạt động kinh tế nông nghiệp phát triển, tạo ra chuỗi giá trị hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh, giúp sản phẩm nông nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

Trước đó, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đưa ra ý kiến rằng, việc tham gia của doanh nhân, doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Nhìn vào số lượng thống kê vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp những năm gần đây có thể khẳng định ngày càng có nhiều doanh nhân, doanh nghiệp tâm huyết đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

“Chính các doanh nhân sẽ là những người mở đường để ngành nông nghiệp Việt Nam từng bước tiến lên, khẳng định vị thế trên thế giới và từ đây, mang lại hiệu quả sản xuất, gia tăng thu nhập cho nông dân”, ông Phạm Tấn Công khẳng định.

Nguyễn Linh

Nguồn:https://baodautu.vn/thuc-day-doanh-nghiep-dau-tu-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-d203841.html 

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC