Những tín hiệu tích cực từ Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao

Phát huy tốt nền tảng từ những dự án

ĐA nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo Vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu. Là tỉnh có diện tích lúa đứng thứ 4 khu vực ĐBSCL, Long An có vùng chuyên canh lúa Đồng Tháp Mười.

Tham gia ĐA, tỉnh đăng ký đến năm 2025, sẽ có 60.000ha lúa CLC và đến năm 2030 sẽ có 120.000ha lúa CLC.

Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao

Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao

Tỉnh triển khai, thực hiện ĐA trên địa bàn 7 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa và thị xã Kiến Tường theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2024-2025, tỉnh tập trung củng cố các diện tích đã có của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) trên địa bàn tỉnh với diện tích 60.000ha.

Giai đoạn 2 từ năm 2026-2030, tỉnh tập trung xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh lúa CLC giảm phát thải mới ngoài vùng dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 60.000ha.

Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị,...; đồng thời, duy trì sản xuất bền vững ở những vùng ĐA trong giai đoạn 2024-2025.

Vụ Đông Xuân 2023-2024 là vụ đầu tiên tỉnh thực hiện ĐA với tổng diện tích hơn 23.000ha. Trong đó, 2 hợp tác xã (HTX) được chọn làm điểm để thực hiện ĐA là HTX Nông nghiệp Gò Gòn (huyện Tân Hưng) và HTX Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm (huyện Vĩnh Hưng). Đến nay, hầu hết diện tích đều đã được thu hoạch và đạt kết quả tích cực.

Những năm qua, HTX Nông nghiệp Gò Gòn là đơn vị chủ lực của địa phương về xây dựng cánh đồng lớn, liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) kết hợp thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để cải thiện tình trạng tổ chức sản xuất vẫn còn nhỏ, lẻ, phân tán của người dân.

Nông dân cuốn rơm bằng máy sau thu hoạch lúa

Nông dân cuốn rơm bằng máy sau thu hoạch lúa

Giám đốc HTX Nông nghiệp Gò Gòn - Nguyễn Hữu Trí cho biết: “Những năm qua, nhờ kiên trì theo các quy trình canh tác bền vững, lượng giống giảm chỉ còn dưới 100kg/ha, số lần bơm nước cũng giảm còn 5 lần mỗi vụ, thay vì đến 7, 8 lần.

Đặc biệt, HTX không còn đốt đồng sau khi thu hoạch mà sử dụng máy cuốn rơm, cày vùi rơm rạ,... Thực hiện ĐA trong vụ Đông Xuân vừa qua, HTX giảm lượng giống gieo sạ xuống 80kg/ha, áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, đưa cơ giới hóa vào sản xuất,... từ đó thu được một số kết quả hết sức khả quan, nhất là giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận”.

Ông Nguyễn Văn Hải - thành viên HTX Nông nghiệp Gò Gòn, chia sẻ: “Vụ Đông Xuân vừa qua, thực hiện theo kế hoạch sản xuất của HTX, tôi giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và nước tưới cho 2ha lúa của gia đình.

Kết quả cuối vụ, lúa của gia đình tôi đạt năng suất gần 8 tấn/ha, lợi nhuận thu được cao hơn khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Trong vụ Hè Thu sắp tới, gia đình tôi cũng tiếp tục sản xuất theo kế hoạch của HTX”.

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

Toàn huyện Tân Hưng hàng năm gieo sạ khoảng 82.457ha lúa. Trong đó, diện tích triển khai ĐA năm 2024 là 6.660ha, tập trung tại các xã: Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà, Hưng Thạnh, Thạnh Hưng, Vĩnh Châu A,...

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng - Lê Thành Yên thông tin: “Ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2023-2024, UBND huyện chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân, trong đó chú trọng tập huấn về các biện pháp phòng, trừ cỏ dại; bón phân cân đối; áp dụng mô hình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5 giảm;...

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân gieo sạ theo cơ cấu giống khuyến cáo của tỉnh, ưu tiên sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn từ 80-100kg/ha để giảm chi phí sản xuất”.

Theo Giám đốc HTX Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm (huyện Vĩnh Hưng) - Bùi Văn Tuấn, ĐA là cơ hội để HTX nâng cao chất lượng toàn bộ 500ha diện tích canh tác lúa của HTX từ sản xuất theo hướng hữu cơ sang sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu.

HTX đang phối hợp ngành chức năng địa phương đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo và phát triển thêm các sản phẩm chế biến sâu từ gạo để nâng tầm giá trị gạo của HTX.

“Với kinh nghiệm nhiều năm áp dụng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ nên HTX có nhiều thuận lợi khi triển khai, thực hiện ĐA, nhất là khi các thành viên của HTX đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet để điều khiển từ xa hệ thống trạm bơm nhằm cấp đủ nước ngọt vào ruộng đúng lúc, đúng thời điểm và tự động hóa.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, bình quân năng suất lúa của HTX đạt gần 8 tấn/ha, bán với giá từ 8.200-9.200 đồng/kg. Qua đó, giúp các thành viên HTX có lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 15-20 triệu đồng/ha” - ông Bùi Văn Tuấn cho hay.

Tiếp tục triển khai, thực hiện

Năm 2024, huyện Tân Thạnh triển khai, thực hiện ĐA với diện tích 5.700ha tại tất cả các xã của huyện. Trong đó, vụ Đông Xuân 2023-2024 là 3.675ha và vụ Hè Thu 2024 là 2.025ha.

Hiện toàn huyện đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 và gieo sạ hơn 28.000ha lúa Hè Thu 2024.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Thạnh, trong vụ Đông Xuân 2023-2024 và vụ Hè Thu 2024, huyện tập trung tuyên truyền, tập huấn, khuyến cáo nông dân giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80- 100kg/ha; giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học,... nhằm hình thành vùng chuyên canh lúa đạt các tiêu chí mà ĐA đưa ra.

Nông dân ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa

Nông dân ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền thông tin, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt ra mục tiêu cho ĐA đến năm 2030 là diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa CLC và phát thải thấp của tỉnh đạt 120.000ha. Tại các vùng chuyên canh này, nông dân sẽ giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như “1 phải, 5 giảm”, SRP, tưới ướt - khô xen kẽ, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Để triển khai hiệu quả ĐA, ngành Nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu các huyên, thị xã rà soát, củng cố, kiện toàn diện tích 60.000ha thuộc dự án VnSAT để triển khai trong vụ Đông Xuân 2023-2024 và các vụ tiếp theo.

Cùng với đó, dựa trên các tiêu chí đăng ký tham gia ĐA, các huyện, thị xã chủ động phối hợp ngành Nông nghiệp tỉnh rà soát các diện tích đủ tiêu chí để mở rộng trong giai đoạn 2026-2030, hướng tới mục tiêu 120.000ha chuyên canh lúa CLC và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh vào năm 2030.

“Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung rà soát, triển khai các chương trình như Chương trình nâng cao năng lực cho HTX và doanh nghiệp tham gia ĐA trên địa bàn tỉnh; Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh; Chương trình hiện đại hóa hạ tầng sản xuất cho 1 triệu hécta lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh; Chương trình thí điểm chi trả carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu hécta lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh;... nhằm hỗ trợ HTX, nông dân triển khai thành công ĐA” - ông Nguyễn Thanh Truyền thông tin thêm.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ ngành chức năng, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước,... thì vai trò của các HTX, nông dân là rất quan trọng và được xem là yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công ĐA./.

Bùi Tùng

Nguồn:https://baolongan.vn/nhung-tin-hieu-tich-cuc-tu-de-an-1-trieu-hecta-lua-chat-luong-cao-a173714.html

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Những tín hiệu tích cực từ Đề án 1 triệu hécta lúa chất lượng cao

Phát huy tốt nền tảng từ những dự án

ĐA nhằm hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn, ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo Vùng ĐBSCL theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu. Là tỉnh có diện tích lúa đứng thứ 4 khu vực ĐBSCL, Long An có vùng chuyên canh lúa Đồng Tháp Mười.

Tham gia ĐA, tỉnh đăng ký đến năm 2025, sẽ có 60.000ha lúa CLC và đến năm 2030 sẽ có 120.000ha lúa CLC.

Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao

Hầu hết diện tích lúa Đông Xuân 2023-2024 tham gia đề án đều đã thu hoạch và đạt năng suất cao

Tỉnh triển khai, thực hiện ĐA trên địa bàn 7 huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức Huệ, Thủ Thừa và thị xã Kiến Tường theo 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 từ năm 2024-2025, tỉnh tập trung củng cố các diện tích đã có của dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) trên địa bàn tỉnh với diện tích 60.000ha.

Giai đoạn 2 từ năm 2026-2030, tỉnh tập trung xác định cụ thể khu vực trọng tâm để lập dự án đầu tư phát triển vùng chuyên canh lúa CLC giảm phát thải mới ngoài vùng dự án VnSAT và sẽ mở rộng thêm 60.000ha.

Giai đoạn này sẽ tập trung vào các hoạt động chủ yếu như đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng cho những vùng diện tích mới, tổ chức lại sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị,...; đồng thời, duy trì sản xuất bền vững ở những vùng ĐA trong giai đoạn 2024-2025.

Vụ Đông Xuân 2023-2024 là vụ đầu tiên tỉnh thực hiện ĐA với tổng diện tích hơn 23.000ha. Trong đó, 2 hợp tác xã (HTX) được chọn làm điểm để thực hiện ĐA là HTX Nông nghiệp Gò Gòn (huyện Tân Hưng) và HTX Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm (huyện Vĩnh Hưng). Đến nay, hầu hết diện tích đều đã được thu hoạch và đạt kết quả tích cực.

Những năm qua, HTX Nông nghiệp Gò Gòn là đơn vị chủ lực của địa phương về xây dựng cánh đồng lớn, liên kết 4 nhà (Nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nông) kết hợp thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất để cải thiện tình trạng tổ chức sản xuất vẫn còn nhỏ, lẻ, phân tán của người dân.

Nông dân cuốn rơm bằng máy sau thu hoạch lúa

Nông dân cuốn rơm bằng máy sau thu hoạch lúa

Giám đốc HTX Nông nghiệp Gò Gòn - Nguyễn Hữu Trí cho biết: “Những năm qua, nhờ kiên trì theo các quy trình canh tác bền vững, lượng giống giảm chỉ còn dưới 100kg/ha, số lần bơm nước cũng giảm còn 5 lần mỗi vụ, thay vì đến 7, 8 lần.

Đặc biệt, HTX không còn đốt đồng sau khi thu hoạch mà sử dụng máy cuốn rơm, cày vùi rơm rạ,... Thực hiện ĐA trong vụ Đông Xuân vừa qua, HTX giảm lượng giống gieo sạ xuống 80kg/ha, áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”, đưa cơ giới hóa vào sản xuất,... từ đó thu được một số kết quả hết sức khả quan, nhất là giảm được chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận”.

Ông Nguyễn Văn Hải - thành viên HTX Nông nghiệp Gò Gòn, chia sẻ: “Vụ Đông Xuân vừa qua, thực hiện theo kế hoạch sản xuất của HTX, tôi giảm lượng giống gieo sạ, phân bón hóa học và nước tưới cho 2ha lúa của gia đình.

Kết quả cuối vụ, lúa của gia đình tôi đạt năng suất gần 8 tấn/ha, lợi nhuận thu được cao hơn khoảng 30% so cùng kỳ năm trước. Trong vụ Hè Thu sắp tới, gia đình tôi cũng tiếp tục sản xuất theo kế hoạch của HTX”.

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

Ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất

Toàn huyện Tân Hưng hàng năm gieo sạ khoảng 82.457ha lúa. Trong đó, diện tích triển khai ĐA năm 2024 là 6.660ha, tập trung tại các xã: Hưng Điền, Hưng Điền B, Hưng Hà, Hưng Thạnh, Thạnh Hưng, Vĩnh Châu A,...

Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Hưng - Lê Thành Yên thông tin: “Ngay từ đầu vụ Đông Xuân 2023-2024, UBND huyện chỉ đạo ngành Nông nghiệp huyện tăng cường tập huấn kỹ thuật cho nông dân, trong đó chú trọng tập huấn về các biện pháp phòng, trừ cỏ dại; bón phân cân đối; áp dụng mô hình 3 giảm, 3 tăng, 1 phải, 5 giảm;...

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân gieo sạ theo cơ cấu giống khuyến cáo của tỉnh, ưu tiên sử dụng giống xác nhận, giảm lượng giống gieo sạ xuống còn từ 80-100kg/ha để giảm chi phí sản xuất”.

Theo Giám đốc HTX Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Cây Trôm (huyện Vĩnh Hưng) - Bùi Văn Tuấn, ĐA là cơ hội để HTX nâng cao chất lượng toàn bộ 500ha diện tích canh tác lúa của HTX từ sản xuất theo hướng hữu cơ sang sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu.

HTX đang phối hợp ngành chức năng địa phương đăng ký nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gạo và phát triển thêm các sản phẩm chế biến sâu từ gạo để nâng tầm giá trị gạo của HTX.

“Với kinh nghiệm nhiều năm áp dụng phương pháp tưới ướt - khô xen kẽ nên HTX có nhiều thuận lợi khi triển khai, thực hiện ĐA, nhất là khi các thành viên của HTX đã quen với việc sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet để điều khiển từ xa hệ thống trạm bơm nhằm cấp đủ nước ngọt vào ruộng đúng lúc, đúng thời điểm và tự động hóa.

Vụ Đông Xuân 2023-2024, bình quân năng suất lúa của HTX đạt gần 8 tấn/ha, bán với giá từ 8.200-9.200 đồng/kg. Qua đó, giúp các thành viên HTX có lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha, cao hơn cùng kỳ năm trước từ 15-20 triệu đồng/ha” - ông Bùi Văn Tuấn cho hay.

Tiếp tục triển khai, thực hiện

Năm 2024, huyện Tân Thạnh triển khai, thực hiện ĐA với diện tích 5.700ha tại tất cả các xã của huyện. Trong đó, vụ Đông Xuân 2023-2024 là 3.675ha và vụ Hè Thu 2024 là 2.025ha.

Hiện toàn huyện đã thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 và gieo sạ hơn 28.000ha lúa Hè Thu 2024.

Thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Thạnh, trong vụ Đông Xuân 2023-2024 và vụ Hè Thu 2024, huyện tập trung tuyên truyền, tập huấn, khuyến cáo nông dân giảm lượng giống gieo sạ xuống còn 80- 100kg/ha; giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống; giảm 20% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học,... nhằm hình thành vùng chuyên canh lúa đạt các tiêu chí mà ĐA đưa ra.

Nông dân ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa

Nông dân ứng dụng máy cấy mạ khay vào sản xuất lúa

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Nguyễn Thanh Truyền thông tin, ngành Nông nghiệp tỉnh đặt ra mục tiêu cho ĐA đến năm 2030 là diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa CLC và phát thải thấp của tỉnh đạt 120.000ha. Tại các vùng chuyên canh này, nông dân sẽ giảm lượng giống gieo sạ xuống dưới 70kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác bền vững như “1 phải, 5 giảm”, SRP, tưới ướt - khô xen kẽ, các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Để triển khai hiệu quả ĐA, ngành Nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu các huyên, thị xã rà soát, củng cố, kiện toàn diện tích 60.000ha thuộc dự án VnSAT để triển khai trong vụ Đông Xuân 2023-2024 và các vụ tiếp theo.

Cùng với đó, dựa trên các tiêu chí đăng ký tham gia ĐA, các huyện, thị xã chủ động phối hợp ngành Nông nghiệp tỉnh rà soát các diện tích đủ tiêu chí để mở rộng trong giai đoạn 2026-2030, hướng tới mục tiêu 120.000ha chuyên canh lúa CLC và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh vào năm 2030.

“Thời gian tới, ngành Nông nghiệp tỉnh tập trung rà soát, triển khai các chương trình như Chương trình nâng cao năng lực cho HTX và doanh nghiệp tham gia ĐA trên địa bàn tỉnh; Chương trình tín dụng hỗ trợ liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh; Chương trình hiện đại hóa hạ tầng sản xuất cho 1 triệu hécta lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh; Chương trình thí điểm chi trả carbon dựa vào kết quả cho 1 triệu hécta lúa gạo CLC và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh Vùng ĐBSCL trên địa bàn tỉnh;... nhằm hỗ trợ HTX, nông dân triển khai thành công ĐA” - ông Nguyễn Thanh Truyền thông tin thêm.

Bên cạnh các chính sách hỗ trợ từ ngành chức năng, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia trong và ngoài nước,... thì vai trò của các HTX, nông dân là rất quan trọng và được xem là yếu tố tiên quyết để thực hiện thành công ĐA./.

Bùi Tùng

Nguồn:https://baolongan.vn/nhung-tin-hieu-tich-cuc-tu-de-an-1-trieu-hecta-lua-chat-luong-cao-a173714.html

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC