Lúa được mùa, được giá doanh nghiệp đổ xô thu mua để xuất khẩu

Vụ lúa hè thu vừa thu hoạch xong là gia đình anh Nguyễn Thanh Tùng, ngụ xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP.

Cần Thơ đã chuẩn bị xuống giống vụ lúa thu đông năm 2023. Vụ lúa hè thu vừa qua gia đình anh canh tác giống lúa OM 5451 với diện tích 2 ha, với năng suất bình quân đạt từ 6 đến 6,5 tấn/ha với giá bán 6.500 đồng/kg.

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, hiện trà lúa thu đông của gia đình được 40 ngày, còn khoảng hơn 1 tháng nữa là thu hoạch. Hiện nay, đã có thương lái vào đặt cọc với giá từ 6.500 đồng đến 6.700 đồng/kg nhưng anh vẫn chưa bán. Theo nhận định giá lúa còn tăng cao trong thời gian tới nên đa phần tâm lý người dân giờ này vẫn chưa muốn nhận cọc.

"Giá lúa năm nay cũng chấp nhận được, bà con có thể sống với giá này. Nếu mà giá cả thị trường được tăng cao, ổn định ở mức độ này thì người dân rất là phấn khởi", anh Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Giá lúa ở ĐBSCL tăng và mở thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các đơn hàng xuất khẩu.

Hợp tác xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có diện tích sản xuất lúa hơn 900 ha tập trung chủ yếu vào những giống lúa thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Vụ lúa hè thu hợp tác xã sản xuất lúa OM 18 với diện tích chiếm khoảng 70%, năng suất lúa bình quân 6,5 tấn/ha, với giá bán tại ruộng với giá 6.700 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc HTX Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho biết, người dân rất phấn khởi khi lúa được mùa, được giá ở vụ lúa hè thu. Nguyên nhân là do lúa ít sâu bệnh, giá phân bón giảm. Hiện nay, hợp tác xã đã xuống giống vụ lúa thu đông với giống lúa chủ lực là OM 18 để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Đời, mặc dù giá lúa đang có chiều hướng tốt như hiện nay nhưng người dân vẫn cần ứng dụng đồng bộ giải pháp nhằm giảm giá thành, sản xuất lúa theo quy trình để đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước cũng như gia tăng vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

"Nói đúng ra giá gạo có tăng thật nhưng mà giá lúa đến vụ hè thu rồi cũng chưa tăng đến đỉnh. Đã thu hoạch xong vụ hè thu rồi giờ đang xuống giống vụ thu đông hôm nay trên 10 ngày rồi, hy vọng giá lúa sẽ tốt hơn nữa. Năm 2023 giá phân giảm trên 50% do đó người dân làm cũng phấn khởi, đồng thời thời tiết cũng tương đối, năng suất thì cũng khá, giá bán thì ổn định, sâu bệnh ít, phân thì giảm do đó lợi nhuận của người dân gỡ được của năm 2022, năm nay có thu nhập khá", ông Nguyễn Văn Đời cho biết thêm.

Trước những thuận lợi từ vụ lúa hè thu, người dân ở ĐBSCL đang tất bật xuống giống vụ thu đông và tập trung chủ yếu vào các giống thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Vụ lúa hè thu toàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 184.000 ha, chủ yếu tập trung vào những giống lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay diện tích lúa hè thu của Đồng Tháp đã thu hoạch khoảng 70%, tùy từng giống lúa được người dân bán với giá từ 6.500 đồng/kg đến 7.100 đồng/kg.

Theo ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, để tăng sức cạnh tranh cũng như giữ vững vị thế gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng diện tích giống xác nhận, tăng tỉ lệ gieo trồng giống lúa sang nhóm chất lượng cao, lúa thơm đặc sản nâng cao chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, khuyến cáo nông dân tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống bằng cách áp dụng quy trình sản xuất lúa tiên tiến, bền vững, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và tương đương.

Giá lúa ở vùng ĐBSCL tăng cao, người dân phấn khởi khi lúa được mùa, được giá.

Về tín hiệu thị trường, ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Vụ hè thu thu được gần 70%, giá gạo tăng là đương nhiên, thuận lợi xuất khẩu. Đồng thời, tại vì Ấn Độ bị El nino, hạn hán trước mình, đâu có làm được ba vụ như mình, thuận lợi của mình lúc nào trên đồng cũng có lúa".

Hiện nay, diện tích lúa hè thu ở ĐBSCL thu hoạch gần xong, với giá bán từ 6.500 đồng đến hơn 7.000 đồng/kg người dân đã có lãi và vụ lúa này trúng mùa, trúng mùa khi lúa ít sâu bệnh, giá phân bón giảm. Trước những thuận lợi từ vụ lúa hè thu, người dân ở ĐBSCL đang tất bật xuống giống vụ thu đông và tập trung chủ yếu vào các giống thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/lua-duoc-mua-duoc-gia-doanh-nghiep-do-xo-thu-mua-de-xuat-khau-post1035447.vov




Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Lúa được mùa, được giá doanh nghiệp đổ xô thu mua để xuất khẩu

Vụ lúa hè thu vừa thu hoạch xong là gia đình anh Nguyễn Thanh Tùng, ngụ xã Trung Thạnh, huyện Cờ Đỏ, TP.

Cần Thơ đã chuẩn bị xuống giống vụ lúa thu đông năm 2023. Vụ lúa hè thu vừa qua gia đình anh canh tác giống lúa OM 5451 với diện tích 2 ha, với năng suất bình quân đạt từ 6 đến 6,5 tấn/ha với giá bán 6.500 đồng/kg.

Theo anh Nguyễn Thanh Tùng, hiện trà lúa thu đông của gia đình được 40 ngày, còn khoảng hơn 1 tháng nữa là thu hoạch. Hiện nay, đã có thương lái vào đặt cọc với giá từ 6.500 đồng đến 6.700 đồng/kg nhưng anh vẫn chưa bán. Theo nhận định giá lúa còn tăng cao trong thời gian tới nên đa phần tâm lý người dân giờ này vẫn chưa muốn nhận cọc.

"Giá lúa năm nay cũng chấp nhận được, bà con có thể sống với giá này. Nếu mà giá cả thị trường được tăng cao, ổn định ở mức độ này thì người dân rất là phấn khởi", anh Nguyễn Thanh Tùng chia sẻ.

Giá lúa ở ĐBSCL tăng và mở thêm cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các đơn hàng xuất khẩu.

Hợp tác xã Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có diện tích sản xuất lúa hơn 900 ha tập trung chủ yếu vào những giống lúa thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Vụ lúa hè thu hợp tác xã sản xuất lúa OM 18 với diện tích chiếm khoảng 70%, năng suất lúa bình quân 6,5 tấn/ha, với giá bán tại ruộng với giá 6.700 đồng/kg.

Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc HTX Bình Thành, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp cho biết, người dân rất phấn khởi khi lúa được mùa, được giá ở vụ lúa hè thu. Nguyên nhân là do lúa ít sâu bệnh, giá phân bón giảm. Hiện nay, hợp tác xã đã xuống giống vụ lúa thu đông với giống lúa chủ lực là OM 18 để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Theo ông Nguyễn Văn Đời, mặc dù giá lúa đang có chiều hướng tốt như hiện nay nhưng người dân vẫn cần ứng dụng đồng bộ giải pháp nhằm giảm giá thành, sản xuất lúa theo quy trình để đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước cũng như gia tăng vị thế của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

"Nói đúng ra giá gạo có tăng thật nhưng mà giá lúa đến vụ hè thu rồi cũng chưa tăng đến đỉnh. Đã thu hoạch xong vụ hè thu rồi giờ đang xuống giống vụ thu đông hôm nay trên 10 ngày rồi, hy vọng giá lúa sẽ tốt hơn nữa. Năm 2023 giá phân giảm trên 50% do đó người dân làm cũng phấn khởi, đồng thời thời tiết cũng tương đối, năng suất thì cũng khá, giá bán thì ổn định, sâu bệnh ít, phân thì giảm do đó lợi nhuận của người dân gỡ được của năm 2022, năm nay có thu nhập khá", ông Nguyễn Văn Đời cho biết thêm.

Trước những thuận lợi từ vụ lúa hè thu, người dân ở ĐBSCL đang tất bật xuống giống vụ thu đông và tập trung chủ yếu vào các giống thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Vụ lúa hè thu toàn tỉnh Đồng Tháp xuống giống hơn 184.000 ha, chủ yếu tập trung vào những giống lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay diện tích lúa hè thu của Đồng Tháp đã thu hoạch khoảng 70%, tùy từng giống lúa được người dân bán với giá từ 6.500 đồng/kg đến 7.100 đồng/kg.

Theo ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, để tăng sức cạnh tranh cũng như giữ vững vị thế gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm tăng diện tích giống xác nhận, tăng tỉ lệ gieo trồng giống lúa sang nhóm chất lượng cao, lúa thơm đặc sản nâng cao chất lượng gạo phục vụ xuất khẩu.

Đồng thời, khuyến cáo nông dân tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống bằng cách áp dụng quy trình sản xuất lúa tiên tiến, bền vững, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) và tương đương.

Giá lúa ở vùng ĐBSCL tăng cao, người dân phấn khởi khi lúa được mùa, được giá.

Về tín hiệu thị trường, ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết: "Vụ hè thu thu được gần 70%, giá gạo tăng là đương nhiên, thuận lợi xuất khẩu. Đồng thời, tại vì Ấn Độ bị El nino, hạn hán trước mình, đâu có làm được ba vụ như mình, thuận lợi của mình lúc nào trên đồng cũng có lúa".

Hiện nay, diện tích lúa hè thu ở ĐBSCL thu hoạch gần xong, với giá bán từ 6.500 đồng đến hơn 7.000 đồng/kg người dân đã có lãi và vụ lúa này trúng mùa, trúng mùa khi lúa ít sâu bệnh, giá phân bón giảm. Trước những thuận lợi từ vụ lúa hè thu, người dân ở ĐBSCL đang tất bật xuống giống vụ thu đông và tập trung chủ yếu vào các giống thơm, đặc sản để phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Phạm Hải/VOV-ĐBSCL

Nguồn: https://vov.vn/kinh-te/lua-duoc-mua-duoc-gia-doanh-nghiep-do-xo-thu-mua-de-xuat-khau-post1035447.vov




Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC