NGỤ NGÔN THỜI HIỆN ĐẠI

Cá rô ăn ớt (Trần Văn Che - ấp 8, An Hiệp, Ba Tri, Bến Tre) Một bữa nọ, Tư Cà Na bắt được mấy con cá rô đồng, đem về nhà nướng. Sáu Cổ Cò đi ngang thấy mùi cá nướng thơm quá, sà lại xin: - Cho tui ăn một miếng hén anh Tư? Tư Cà Na không vui trong bụng nhưng vẫn ừ. Rồi anh ta chợt nảy ra một ý, dầm ớt thật cay vào cá và hỏi Sáu Cổ Cò có ăn được không. - Ăn được Sáu Cổ Cò vừa nhồm nhoàm vừa trả lời. Tư Cà Na tức mình, dầm thêm thật nhiều ớt, Sáu Cổ Cò ăn không nổi đành phải bỏ đi. Nhưng đến lúc đó, Tư Cà Na cũng không thể ăn tiếp được nữa, vì ... cay quá! ______________________________________________________________ Cười người hôm trước, hôm sau... (Nguyễn Ngọc Vinh - ấp Dầu, xã Đông Hòa, Châu Thành. Tiền Giang) Tám Tàng đi vào phòng, thấy con chó nằm khoanh tròn trên ghế, đuổi mãi không chịu xuống. Chợt nghĩ ra một kế, Tám Tàng bước tới cửa sổ, nhìn một chốc và quát: - Mèo... mèo... Khiếp, mèo đâu mà lắm thế! Chó tưởng thật lao lên bậu cửa và sủa inh ỏi. Tám Tàng hí hửng chạy lại giành ghế. Bữa sau, chó lững thững đi vào phòng, thấy Tám Tàng đang ngồi trên ghế đọc báo. Nó bèn giả bộ giỏng tai lên nghe ngóng và phóng tới cửa sổ sủa vang nhà. Tám Tàng không biết chuyện gì xảy ra, vội nhỏm dậy và chạy đến cửa sổ nhìn quanh. Lúc quay lại thì đã bị... mất chổ ngồi! ______________________________________________________________ Câu cò (Nguyễn Khắc Luân – 58 Phước Bình 2, Suối Đá, Dương Minh Châu, Tây Ninh) Xưa nay, người ta chỉ có đánh bẫy cò hay dùng súng, cung tên để bắn cò. Mau lẹ hơn là dùng thuốc độc tẩm vào con mồi, cho cò ham ăn mà chết người ta ẩn mình chờ cò chết đến lượm xác cò đem làm thịt. Độc chiêu hơn nữa là nghề “câu cò”. Này nhé, chỉ cần một sợi dây chỉ câu dài hơn trăm mét, bắt một con lươn cỡ vừa vừa, buộc một đầu dây câu vào đuôi lươn, thả lươn bò trên mặt đất gần nơi bầy cò đang kiếm mồi. Nhớ là phải ẩn mình cho thật kỹ kẻo bầy cò nhìn thấy là “xôi hỏng cò không” vì cò trắng là loài rất đa nghi. Cò đầu đàn thấy lươn là híp mắt mổ ngay chú lươn nuốt sống liền. Lươn thì cứ tiến chứ không biết đi lùi, chúa luồn lách mà. Vào bụng cò, lươn đâu có chịu nằm im, cứ thế lách ra hậu môn mà bò tiếp. Cứ thế ta có ngay cả chuỗi lươn – cò – lươn – cò... Khi thấy cả bầy cò được xỏ xâu bằng sợi dây câu, ta chỉ việc cầm đầu dây còn lại thủng thẳng dắt bầy cò về nhà, hoặc bán cả bầy cho nhà hàng làm thịt từng chú như làm thịt gà nuôi vậy. Câu cò như trên dễ quá nên cò dần khan hiếm. Nhưng lại xuất hiện thêm giống cò mồi, mà cò mồi thì không dễ câu, có khi chẳng biết mình câu nó hay nó câu mình... ______________________________________________________________
Các tin khác

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

NGỤ NGÔN THỜI HIỆN ĐẠI

Cá rô ăn ớt (Trần Văn Che - ấp 8, An Hiệp, Ba Tri, Bến Tre) Một bữa nọ, Tư Cà Na bắt được mấy con cá rô đồng, đem về nhà nướng. Sáu Cổ Cò đi ngang thấy mùi cá nướng thơm quá, sà lại xin: - Cho tui ăn một miếng hén anh Tư? Tư Cà Na không vui trong bụng nhưng vẫn ừ. Rồi anh ta chợt nảy ra một ý, dầm ớt thật cay vào cá và hỏi Sáu Cổ Cò có ăn được không. - Ăn được Sáu Cổ Cò vừa nhồm nhoàm vừa trả lời. Tư Cà Na tức mình, dầm thêm thật nhiều ớt, Sáu Cổ Cò ăn không nổi đành phải bỏ đi. Nhưng đến lúc đó, Tư Cà Na cũng không thể ăn tiếp được nữa, vì ... cay quá! ______________________________________________________________ Cười người hôm trước, hôm sau... (Nguyễn Ngọc Vinh - ấp Dầu, xã Đông Hòa, Châu Thành. Tiền Giang) Tám Tàng đi vào phòng, thấy con chó nằm khoanh tròn trên ghế, đuổi mãi không chịu xuống. Chợt nghĩ ra một kế, Tám Tàng bước tới cửa sổ, nhìn một chốc và quát: - Mèo... mèo... Khiếp, mèo đâu mà lắm thế! Chó tưởng thật lao lên bậu cửa và sủa inh ỏi. Tám Tàng hí hửng chạy lại giành ghế. Bữa sau, chó lững thững đi vào phòng, thấy Tám Tàng đang ngồi trên ghế đọc báo. Nó bèn giả bộ giỏng tai lên nghe ngóng và phóng tới cửa sổ sủa vang nhà. Tám Tàng không biết chuyện gì xảy ra, vội nhỏm dậy và chạy đến cửa sổ nhìn quanh. Lúc quay lại thì đã bị... mất chổ ngồi! ______________________________________________________________ Câu cò (Nguyễn Khắc Luân – 58 Phước Bình 2, Suối Đá, Dương Minh Châu, Tây Ninh) Xưa nay, người ta chỉ có đánh bẫy cò hay dùng súng, cung tên để bắn cò. Mau lẹ hơn là dùng thuốc độc tẩm vào con mồi, cho cò ham ăn mà chết người ta ẩn mình chờ cò chết đến lượm xác cò đem làm thịt. Độc chiêu hơn nữa là nghề “câu cò”. Này nhé, chỉ cần một sợi dây chỉ câu dài hơn trăm mét, bắt một con lươn cỡ vừa vừa, buộc một đầu dây câu vào đuôi lươn, thả lươn bò trên mặt đất gần nơi bầy cò đang kiếm mồi. Nhớ là phải ẩn mình cho thật kỹ kẻo bầy cò nhìn thấy là “xôi hỏng cò không” vì cò trắng là loài rất đa nghi. Cò đầu đàn thấy lươn là híp mắt mổ ngay chú lươn nuốt sống liền. Lươn thì cứ tiến chứ không biết đi lùi, chúa luồn lách mà. Vào bụng cò, lươn đâu có chịu nằm im, cứ thế lách ra hậu môn mà bò tiếp. Cứ thế ta có ngay cả chuỗi lươn – cò – lươn – cò... Khi thấy cả bầy cò được xỏ xâu bằng sợi dây câu, ta chỉ việc cầm đầu dây còn lại thủng thẳng dắt bầy cò về nhà, hoặc bán cả bầy cho nhà hàng làm thịt từng chú như làm thịt gà nuôi vậy. Câu cò như trên dễ quá nên cò dần khan hiếm. Nhưng lại xuất hiện thêm giống cò mồi, mà cò mồi thì không dễ câu, có khi chẳng biết mình câu nó hay nó câu mình... ______________________________________________________________
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC