CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ KỲ 33 (Phần 1)

CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG PHÂN BÓN GỐC VÀ PHÂN BÓN LÁ

Câu hỏi: Xin hướng dẫn bón phân gốc và phân bón lá, giữa 02 loại phèn Sắt và phèn Nhôm khác nhau như thế nào? - Phạm Văn Lý, Vĩnh Thành, Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Trong đất phèn thường có mặt cả hai loại Sắt và Nhôm, khi nào số lượng sắt nhiều hơn nhôm thì người ta nói phèn sắt. Khi nào nhôm nhiều hơn ta gọi là phèn nhôm. Phèn sắt thường làm cho đất và nước có màu vàng đỏ, ở các gốc ruộng hay nổi váng đỏ. Còn phèn nhôm thì nước trong xanh hơn, trên bờ ruộng thường có lớp muôi nhôm màu trắng. Phèn nhôm thường khó trị hơn phèn sắt. Cả 2 loại phèn nếu khi bị nặng cũng đều có tác hại gần như nhau. Để trị cả hai loại này (thường dùng chung một cách ), ở ĐBSCL cách có hiệu quả nhất là dùng nước ngọt rửa và ém phèn. Vì vậy cần tranh thủ nguồn nước lũ mùa mưa triệt để. Trước khi gieo cấy cần bón vối, tùy mức nặng hay nhẹ mà dùng 50-60kg vôi bột rải đều, cày bừa ngâm đất. Khi gieo cấy cần ưu tiên bón phân lân. Nếu đất đã trồng lúa nhiều vụ chỉ cần bón 300-500 kg lân nung chảy hay lân vôi Đầu Trâu. Giữ nước thường xuyên, giảm lượng phân đạm 20-25% so với ruộng đất ngọt.

Câu hỏi: Loại đất phèn nhôm có phải làm cho lúa lép nhiều hơn nhiểm phèn sắt không? Xin cho biết cách nào để khắc phục? - Phạm Văn Lý, Vĩnh Thành, Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Cả 2 loại đều có thể gây lúa lép như nhau, tùy mức độ sắt hay nhôm nhiều hay ít.

Câu hỏi: Trước đây chưa có phân bón lá bà con thường sử dụng phân bón gốc, dùng đậu nành xay ra lấy nước phun lên rau màu, thay thế cho phân bón lá, xin hỏi làm như vậy có được không? Xin các diễn giả  hướng dẫn giúp tôi. - Phan Thị Bích, 229 Tổ 7, K.An Định B, Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Bạn có thể ngâm hạt đậu nành cho kỹ trước khi xay hay xay rồi ngâm kỹ để chất dinh dưỡng từ hạt rút ra thì phun mới có hiệu quả.Trong hạt đậu nành có chứa nhiều chất đạm, đường, vitamin, bạn ngâm kỹ thì các chất này tan ra phun mới có hiệu quả.bà con có kinh nghiệm dùng bánh dầu đậu phộng hay đậu nành (sau khi ép lấy dầu) ngâm ra rồi tưới cho cây rất tốt.Nhưng bạn chỉ nên dùng đậu xấu, đậu loại để đậu tốt lại làm thực phẩm tốt hơn. Phân bón lá có nhiều, bạn dùng phân bón lá tiện lợi hơn.

Câu hỏi: Phân bón lá khi sử dụng gặp trời mưa thì thời gian bao lâu các chất này tan cây mới hấp thu? - Hồ Thanh Đạm, Tân Quy, Tân Phú, Châu Thành, Bến Tre.

Trả lời: Bạn phun phân bón lá vào mặt dưới của lá, ở đấy có lổ khí mở ra nên dịch phun thấm ngay vào lá, cây có thể sử dụng ngay sau đó. Vì những giọt nằm trên mặt lá bị khô thì không xâm nhập vào lá được nên cây không sử dụng được. Sau khi phun nếu có mưa phùn hay có sương thì phân nằm trên lá có thể thấm vào lổ khí cây vẫn dùng được. Nếu phun xong trời nắng lá bị khô rồi gặp trời mưa thì phần lớn phân nằm ở phía trên bị trôi, lá cũng có thể dùng được một phần khi thấm vào lổ khí nhưng rất ít. Vì vậy bạn nên xem trời để tránh mưa to hay nắng gắt trước khi phun. Phun vào lúc nắng to hiệu quả sử dụng phân thấp.

Câu hỏi: Sử dụng phân bón lá kết hợp với thuốc trừ sâu có được không? - Phan Văn Mận, Ninh Phước, Ninh Hoà, Hồng Dân, Bạc Liêu.

Trả lời: Nếu 2 loại có độ pH không chênh lệch nhau nhiều thì hòa chung được. Vì vậy bạn phải xem kỹ tính chất của thuốc và phân. Chất kiềm không hòa chung với chất chua. Nhưng nói chung để cho chắc bạn pha loãng một chất trước, ví dụ 20 ml phân pha trong 10 lít nước là đúng nồng độ để phun, sau đó bạn hòa thuốc sâu bệnh vào dịch phân đã pha thì có thể được. Vì dù phân chua hay kiềm khi pha loãng ra rồi thì cũng thành trung tính, nếu thuốc có tính chất kiềm hay axit cũng không sao.

Câu hỏi: Tôi trồng đậu đũa ở chân ruộng, cây hay bị thối cổ rể. Xin hỏi sử dụng thuốc gì để trị bệnh này? - Phan Bé Hai, Trà Co, Minh Diệu, Hoà Bình, Bạc Liêu.

Trả lời: Đậu đũa bị thối rễ có nhiều nguyên nhân, có thể đất quá ẩm, vì đậu đũa không chịu được úng thủy, cũng có thể do nấm gây ra. Nếu do quá ẩm thì không nên dùng thuốc, phải xử lý ẩm, bón tro bếp, vun gốc. Nếu đã thối hết rễ thì nên nhổ bỏ, trồng cây khác. Bón phân, bạn dùng phân có tỷ lệ N-P-K gần giống nhau như Đầu Trâu 13-13-13+TE hay 15-15-15+TE sẽ rất tốt, bón mỗi gốc một nhúm 5-10g là vừa, bạn có thể pha loãng rồi tưới quanh gốc. Lượng phân bón khoảng 4-5 kg/sào/lần bón, lần đầu sau khi đậu có 3 lá thật, lần 2 sau 20-25 ngày và lần 3 trước khi đậu ra hoa.

Câu hỏi: Phân Đầu Trâu TE+Agrotain thành phần Đạm, Lân, Kali có đúng phần trăm ghi trên bao bì không? Còn cộng chất TE thì tính riêng hay giảm thành phần nào trong đó? - Nguyễn Văn Vững, Vĩnh Phú B, Vĩnh Phú Đông, Phước Long, Bạc Liêu.

Trả lời: Thành phần phân hoàn toàn đúng như đã ghi trên bao bì. Ví dụ nói 20-15-7+TE thì trong phân chứa 20% đạm (N),15% lân (P205) và 7% K20. Nghĩa là 2 bao trọng lượng 100 kg có chứa 20kg N, 15 kg P205 và 7 kg K20.Còn trung vi lượng tính riêng không trừ vào các chất N,P,K, bạn yên tâm để tính toán lượng phân phù hợp cho ruộng của bạn.

Câu hỏi: Cây có múi trong mùa nắng dùng phân bón lá có làm cho nhện nhiều hơn không? - Nguyễn Văn Hiếu, Trường Xuân, Trường Long, Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Phun phân bón lá không có chất gì hấp dẫn nhện nên không làm cho nhện nhiều hơn hay giảm đi. Chỉ có phun thuốc sâu mới làm giảm mật số của nhện và các thiên địch khác của sâu.Cố gắng sử dụng tối đa biện pháp canh tác, giữ môi trường trong sạch thì sâu bệnh sẽ ít, thiên địch sẽ phát triển thuận lợi.

Câu hỏi: Tại sao Cty cp phân bón Bình Điền không sản xuất phân Vôi, Lân và Kali (Đây là 02 loại phân cũng rất cần thiết cho nông dân). – Nguyễn Ngọc Tuấn, Trường Bình, Trường Long A, Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Công ty có sản xuất phân lân vôi Đầu Trâu, nhưng số lượng không nhiều. Rất cám ơn bạn, sắp tới công ty sẽ sản xuất số lượng nhiều hơn.

Câu hỏi: - Đất tôi trang ủi ra được 3 năm:

  - Đất được cày xới, làm đất rất kỹ và bón 300kg vôi/ha, ngâm nước trong 3 ngày tiếp đó bón thêm 200kg Lân Văn Điển/ha. Sau đó tôi bắt đầu gieo sạ, khi sạ tôi có sử dụng thuốc sử lý giống bằng Gu-Se, giống lên được 70%, bước kế tiếp tôi bón phân:

- Lần 1: 100kg Lân, 70Kg Urê, 70kg  DAP/ha.

- Lần 2: 100kg Lân, 50Kg Urê, 100kg DAP/ha.

- Lần 3: 100kg Lân, 70kg Urê, 70kg Kali/Ha.

- 50 ngày sau sạ tôi bón thêm: 50kg Nitrat Bo, 50kg Kali/ha. Xin hỏi bón như vậy có đúng không? - Lê Hoàng Trí, Đông Thắng, Đông Thuận, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Không biết mức độ phèn của ruộng như thế nào. Nếu đất phèn nhiều mới khai thác thì bón như thế này về lân thì chấp nhận được, nhưng đạm lại quá cao. Nếu đất phèn nhưng đã trồng mấy vụ rồi thì cả lần và đạm cũng bị cao. Lượng lân cả vụ lên đên 165 kg P205, với lượng đạm 118 kg/ha thì lá lúa sẽ xanh mướt rất dễ hấp dẫn sâu bệnh. Sau 50 ngày bạn lại bón 50 kg Nitrat Bo và 50 kg kali nữa thì nói chung rất nhiều phân. Đất phèn nhẹ thì thừa 300 kg phân lân, vì 2 đợt thúc đều có lân trong DAP, đợt thúc 2 bạn chỉ cần dùng 50 kg DAP là vừa. Rất khó góp ý cho bạn chính xác vì bạn không nói ruộng mới khai phá hay chỉ san bằng sau nhiều năm đã trồng lúa, mức phèn nhiều hay ít.

Câu hỏi: Tôi trồng mít xin hỏi Bình Điền có loại phân nào bón cho trái ngon ngọt không? Nếu bón phân thì bón vào giai đoạn nào? - Nguyễn Văn Hải, 7, Nông Trường, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Bình Điền có 3 loại phân bón cho cây ăn trái: AT1, AT2 và AT3. Loại 1 bón cho mít đâm chồi ra lá, loại 2 bón cho mít sắp ra trái non, loại 3 bón khi mít đã có trái, mỗi lần mỗi loại bón 200-250g/gốc. Để cho tiện bạn dùng 1 loại Đầu Trâu 13-13-13+TE bón 3 đợt như ba loại trên. Bạn cũng có thể dùng Đầu Trâu 15-15-15+TE bón cho mít sẽ rất ngọt. Bón 1 trong 2 loại phân sau rất tiện không sợ nhầm phân.Vì chỉ dùng có 1 loại phân nên dễ nhớ.

Câu hỏi: Tôi đã sử dụng phân Đầu Trâu 997-998-999 đã 10 năm nay, vụ nào tôi cũng sử dụng 01 loại phân này tôi muốn sử dụng tiếp theo cho những vụ sau có được không, tôi sử dụng nhiều năm liền như vậy phân có phát huy tác dụng tốt không? Xin hỏi tôi có cần sử dụng loại phân nào khác nữa không? – Phan Thị Thiệp, Thới Trung, Thị trấn Cờ Đỏ, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: 3 loại phân này rất tốt, nhiều bà con đã quen dùng, bạn vẫn cứ tiếp tục dùng, dùng lâu cũng không sao cả. Ngoài 3 loại phân chuyên dùng cho lúa bạn đã quen. Công ty muốn cho bà con dễ nhớ dễ dùng nên đã giảm đi 1 loại còn 2 loại. Loại 1 dùng thúc 2 đợt đầu, loại 2 thúc đợt 3 cũng rất tốt đó là phân Đầu Trâu-TE-01 và Đầu Trâu-TE-02, gần đây lại có Đầu Trâu-Agrotain lúa 1 và lúa 2, rất tốt bạn có thể dùng thử. Nhiều nông dân đã sử dụng thấy rất tiện lợi và hiệu quả cũng rất cao.

Câu hỏi: Đối với cây cam đã bón lót Vôi, lại sử dụng phân chuồng khi trồng cây, như vậy có làm nóng bộ rể cây không?

Cty Bình Điền có loại phân nào dùng để bón lót cho cây cam đạt hiệu quả cao không? - Nguyễn Văn Út, Phú Bình, Phú Hựu, Châu Thành, Đồng Tháp.

Trả lời: Khi bón lót vôi, bạn trộn vào đất và đất này không vun vào gốc cây thì không làm nóng rễ. Phân chuồng thì cũng trộn chung vào đất và bón gần rễ được. Nếu bạn đã làm như vậy thì không sợ nóng rễ. Bình điền có loại lân vối Đầu trâu, phân compomix 777 bón lót trước khi trồng, sau khi bén rễ thì dùng phân AT1,2,3 để bón hay dùng Đầu Trâu 13-13-13-TE để bón rất tốt.

Câu hỏi: Tôi xịt Đô la để kích thích cho cây xoài ra bông cây bị cháy lá? Xin hỏi tại sao? Xin hướng dẫn tôi cách nào xịt ra bông mà không bị tình trạng trên? - Huỳnh Văn Chẳm, Trường Hoà, Trường Long A, Châu Thành A, Hậu Giang.

Trả lời: Tôi chưa biết thuốc Đô la là thuốc có chất gì trong đó nên không trả lời được. Bạn xem lại tờ hướng dẫn vì sợ bạn nhầm nồng độ. Xịt quá nồng độ thì rất dễ bị cháy lá.

Câu hỏi: Tôi trồng cam được hơn một năm, chỉ sử dụng phân đạm, nhưng giờ đây cam ra đọt bị xoắn lá và có sâu vẽ bùa, như vậy xin hỏi cách bón phân có hợp lý không? - Hồ Hoàng Giang, Phú Lễ - Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang.

Trả lời: Bạn chỉ dùng phân đạm nếu dùng liều thấp thì chấp nhận được, khi bạn đã dùng liều cao thì gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt lân và kali.Cam rất cần kali và vi lượng. Vì chất lượng trái cam do kali và vi lượng quyết định. Bây giờ bạn dừng bón đạm, bón bổ sung lân kali và phụ vi lượng Mg, Bo, Kẽm để chữa tình trạng xoăn lá, bạn xịt thuốc sâu để trị sâu vẽ bùa. Bạn hỏi cán bộ BVTV, nếu bị vàng lá Greening thì phải tìm giải pháp khác.

Câu hỏi: 02 loại thuốc Cantrat và Fuan có thể sử dụng chung được không? - Phan Hoàng Vân, Ấp 7, Thuận Hưng - Long Mỹ, Hậu Giang.

Trả lời: Xin hỏi cán bộ bảo vệ thực vật vì đây là tên thuốc tôi mới nghe lần đầu, cám ơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn pha chung dù chưa biết tính chất vật lý của thuốc thì bạn có thể làm như sau: bạn pha một loại thuốc trước, ví dụ 2 nắp pha trong bình 10 lít (theo hướng dẫn trên bao bì), sau đó bạn đổ thuốc thứ 2 vào, ví dụ thuốc này hướng dẫn pha 1,5 nắp trong bình 10 lít hay 20 gam trong bình 10 lít (nếu là thuốc bột) bạn quấy đều rồi phun ngay thì vẫn được.

Câu hỏi: Phân bón lá có thể sử dụng chung với thuốc trừ sâu, trừ rầy và trừ bệnh được không? - Đặng Minh Hưởng, Xẻo Vông C - Hiệp Lợi, TX Ngã Bãy – Hậu Giang.

Trả lời: Nói chung là dùng được, trừ 2 loại phân và thuốc có độ chua và kiềm khác nhau, trộn chung dễ làm giảm hiệu lực của thuốc. Nhưng có cách khắc phục là pha phân bón lá xong rồi hòa thuốc vào thì không ảnh hưởng gì. Vì dù một trong 2 chất chua nhiều nhưng khi chất kia đã hòa loãng nhiều lần thì dịch phun cũng gần trung tính, do vậy không ảnh hưởng nhau. Nếu bạn dùng nồng độ đậm đặc mà cho hòa vào nhau thì khi chúng có độ pH khác nhau thì dễ bị chống nhau.

Câu hỏi: Lúa tôi được 27 ngày tuổi:Trước khi sạ tôi bón phân Urê 30 kg/Ha, nửa tháng sau tôi phun phân bón lá, 25 ngày sau tôi phun phân bón lá tiếp tục. Xin hỏi tôi bón phân như vậy có đủ dinh dưỡng cho cây không, nếu không đủ cho cây phát triển thì tôi nên bón thêm thuốc gì? - Thị Hùng, Ấp 4 - Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên Giang.

Trả lời: Bạn chỉ mới bón có một chất là N, liều bón cũng rất ít. Như vậy bạn vừa bón ít và thiếu chất. Phân bón lá phun 2 lần chỉ hỗ trợ thôi, bây giờ lúa của bạn chắc đã hơn 1 tháng, có đúng vậy không. Lúc này hết thời gian đẻ nhánh hữu hiệu, chỉ bón đón đồng, bạn cần bón phân có đầy đủ NPK, bạn có thể dùng phân Đầu Trâu 998, bón 1 đợt sau 15 ngày bạn dùng Đầu Trâu 999 bón thêm một đợt nữa .Nếu không có 2 loại phân này bạn có thể dùng Đầu Trâu-TE-02 để bón, nếu không bạn dùng Đầu Trâu 20-20-15 vẫn tốt, liều bón 12-15 kg/1.000m2. Mức bón của bạn nói trên nếu đất bàu, đất đẳng điền thì lúa vẫn tốt, còn đất bình thường thì thiếu ăn nghiêm trọng, đã thiếu ăn như vậy thì năng suất lúa không cao được.

Câu hỏi: Trong sản xuất lúa, tôi bón phân gốc là thức ăn không thể thiếu, nhưng bón phân trên vùng đất phèn, khô hạn thì giảm chất lượng, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nên bón loại phân gốc và lá như thế nào cho thích hợp? - Nguyễn Văn Đượm, Kinh Giửa - Hoà Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang.

Trả lời: Bạn chú ý giữ nước cho ruộng, đó là điều căn bản, bón lót 50-60 kg vôi/sào, bón lót 30-50 kg lân nung chảy, rồi sạ lúa. Khi lúa 7-12 ngày thúc thêm lân nung chảy, 10-15 kg Đầu Trâu TE-01, 20-25 ngày thúc đợt 2 13-15 kg cùng loại, khi lúa 40-45 ngày thúc đợt 3 bằng Đầu Trâu TE-02. Bạn bổ sung phân bón lá Đầu Trâu 005,007 và 009, 007 phun đón đồng, 009 phun trước và sau khi trổ, nuôi hạt.

Câu hỏi: Lúa tôi sạ 20 ngày bị bệnh và rầy nâu nhiều. Tôi có thể dùng phân Đầu Trâu 009 để trị có hiệu quả không? - Nguyễn Văn Toàn, Tổ 2 Ấp Tràm Trẹt, Bàn Tân Định - Giồng Riềng, Kiên Giang.

Trả lời: Nếu rầy nâu có mật số từ 3 con trở lên trên 1 tép thì phải phun trừ rầy trước. Phun 009 để làm cho lúa khỏe, tăng sức chống đỡ bệnh chứ không trừ được rầy. Nhớ bón đủ lượng phân cần bón và kết hợp phun phân bón lá bổ sung chất cho lúa, làm lúa khỏe, về sau trổ đều, hạt mẩy.

Câu hỏi: Phân bón Đầu Trâu TE thấy có dính bụi ở tay, người ta nói các loại phân không dính bụi ở tay mới tốt, loại dính bụi là không tốt nhưng phân Đầu Trâu dính bụi mà vẫn tốt tại sao? - Nguyễn Văn Thảo, Cỏ Vàm - Thạnh Yên A, U Minh Thượng, Kiên Giang.

Trả lời: Không phải phân bón lá nào cũng có tính chất vật lý như nhau. Bụi, đó là các chất phân có hạt mịn, cũng có loại hạt to. Có nhiều chất có hạt nhỏ, trong phân Đầu Trâu có chất Penac-P hạt rất nhỏ, phân có chất này là rất tốt.

Câu hỏi: Cây bị ngộ độc phèn rải Lân, Vôi, Kali có được không? - Bùi Minh Trí, Cây Bàng - Vĩnh Hoà, U Minh Thượng, Kiên Giang.

Trả lời: Rải 3 chất này là rất tốt, bạn rải vôi trước, trộn đất cho hạ bớt phèn, sau đó rải lân để vừa cung cấp lân vừa kết tủa bớt sắt và nhôm cũng có chức năng hạ phèn, bón kali để làm cây cứng cáp, có sức chống đỡ bệnh tật tốt hơn.

Câu hỏi: Lúa tôi 46 ngày, tuổi tôi bón đón đồng trước đây 4 ngày bằng phân bón Đầu Trâu Agrotain+TE. Lượng bón 8 kg/công, lúc tôi bón đến nay đều bị mưa, nhiều nước trong ruộng, xin hỏi như vậy có thất thoát đạm trong ruộng không? - Thị Kiểu, Thắng Lợi - Tân Thuận, Vĩnh Thuận – Kiên Giang.

Trả lời: Nếu sau khi bón có bị mưa nhưng nước không tràn bờ hay không chảy đi nơi khác thì không sao. Nếu nước ruộng bị nóng lên thì có bị bốc hơi một ít chất đạm, nhưng do trời mát nên sẽ không thất thoát nhiều.

Câu hỏi: Bón gốc đạm, lân, kali rồi vậy vào thời điểm nào tôi bón thêm phân bón lá? Làm sao để biết cây lúa thiếu trung vi lượng để bổ sung cho cây có năng suất cao và kháng được sâu bệnh? - Bà Luôn, Thuận Nghĩa Hoà, Thạnh Hoá, Long An.

Trả lời: Nếu bón đủ phân bón gốc rồi thì cần xem nếu lúa chưa thật khỏe thì bón thêm phân bón lá, bắt đầu bón từ lúc lúa có đòng to để nuôi đòng, lúa sắp trổ và lúa đã trổ xong đang làm hạt .Bạn khó biết thiếu vi lượng gì, vì khi biểu hiện ra ngoài thì cây đã bị ảnh hưởng. Đất trồng bị mưa nắng liên tục nên dễ bị thiếu vi lượng, kể cả đa lượng, bạn cứ bón để ngừa là hay hơn cả. Đất Việt nam thiếu nhiều chất vi lượng, bạn yên tâm mà dùng.

Câu hỏi: Tôi làm vườn cam sành định cho ra trái mùa nghịch, mấy vụ trước bị mưa bị ghẻ trái, hiện nay cam đang ra hoa xin hướng dẫn biện pháp để cây không bị ghẻ trái? - Nguyễn Văn Huynh, 4, Ba Trinh, Kế Sách, Sóc Trăng.

Trả lời: Cây cam bị ghẻ thường do 1 loại rệp chích, kiến cũng có khả năng làm trái bị ghẻ. Bạn thấy nếu có loại rệp thì phun thuốc trừ rệp. Bạn tham khảo chuyên gia BVTV để có thêm thông tin. Bạn dùng phân bón lá có Mg và kẽm phun vừa làm trái có màu da đẹp, vừa chống đở bệnh, bón thêm kali hay phun phân có chứa kali cao cũng giúp mả trái đẹp.

Câu hỏi: Phân bón gốc một vụ lúa có mấy giai đoạn? Giữa phân bón lá và phân bón gốc tác dụng có khác nhau không?

- Dùng phân bón lá vào giai đoạn nào hợp lý? Bón bao nhiêu kg phân Đầu Trâu để đạt năng suất 1 tấn lúa? - Lê Văn Điều, Xóm Chòi, Kế An, Kế Sách, Sóc Trăng.

Trả lời: Điều kiện ở ĐBSCL thường bón phân cho lúa vào 3 thời kỳ: lần 1 sau sạ 7-12 ngày, lần 2 sau sạ 20-25 ngày, lần 3 sau sạ 45-50 ngày. Bón nặng 2 đợt đầu để ra nhánh đều, đợt sau đón và nuôi đồng. Phân bón gốc là cơ bản, do rễ cây hút phân nuôi cây, phân bón lá là phân bổ sung do lá hút phân và chế biến trực tiếp ở lá nên nhanh hơn. Loại phân bón lá có chứa nhiều N và P nên phun trước lúc cây có hoa, loại phân có chứa kali cao phun vào lúc chuẩn bị ra hoa, ra quả và nuôi hạt, nuôi trái. Tùy hàm lượng dinh dưỡng trong phân mà quyết định lượng bón. Nói chung khoảng 100 kg thu được 1 tấn thóc.

Câu hỏi: Xin hướng dẫn tôi sử dụng phân bón Bình Điền một cách cụ thể? - Lê Minh Quang, Mỹ Hiệp - Long Bình, Ngã Năm, Sóc Trăng.

Trả lời: Có nhiều loại phân, ví dụ bạn muốn bón phân Đầu Trâu +Agrotain cho lúa thì có 2 loại phân Agrotain lúa 1 và Agrotain lúa 2; Dùng Agrotain lúa 1 để bón thúc 2 đợt đầu nhằm tạo nhiều chồi hữu hiệu, bộ lá và cây khỏe. Đợt đầu bón sau sạ khoảng 7-12 ngày, bạn bón khoảng 15-17 kg/1.000 m2. Đợt 2 bón lúc sau sạ được 20-25 ngày, bón 15-20 kg/1.000m2. Đợt 3 bón thúc đồng, dùng loại Đầu Trâu Agrotain lúa 2 bón lúc lúa được 40-50 ngày, lượng bón từ 8-12 kg/1.000m2. Lượng bón này cũng tùy thuộc từng đám ruộng mà gia giảm cho vừa. Ruộng thấp, nhiều mùn, giữ nước tốt bạn có thể giảm xuống, ruộng pha cát, kém giữ nước bạn tăng thêm chút ít.

Câu hỏi: Nhờ hướng dẫn khi nào sử dụng phân bón lá và ruộng khô nước có sử dụng được không? - Huỳnh Trí Phương, Ấp 22, Xã Thạnh Trị, Thạnh Trị, Sóc Trăng.

Trả lời: Dùng phân bón lá để bổ sung cho phân bón gốc, đặc biệt là các chất trung và vi lượng, có loại có thêm chất điều hòa sinh trưởng nên cây sẽ tốt. Nếu bón nhiều phân bón gốc, thì bạn chỉ cần phun phân bón lá nuôi đồng và nuôi hạt. Vì vậy bạn sử dụng phân có tỷ lệ kali, Ca, Mg, Bo cao để phun vào các giai đoạn này. Còn nếu chân ruộng kém màu mỡ, bạn có thể dùng phân bón lá sớm hơn, ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúc này bạn dùng phân chứa nhiều N,P. Ruộng bị khô nước vẫn phun bình thường, nhưng nếu bị hạn nặng thì cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, do lúa mất nước, hô hấp nhiều, bạn sẽ phun vào lúc có sương hay lúc chiều sẽ có hiệu quả hơn.

Câu hỏi: Hiện nay lúa tôi mới làm đòng tôi muốn dùng phân bón lá không bón phân bón gốc được không? Khi dùng nhiều phân qua lá như vậy sắp tới có bị gảy cổ bông không? - Lý Minh Trí, Ấp C1, Thạnh Trị, Thạnh Trị, Sóc Trăng.

Trả lời: Như vậy bạn đã bón xong phân đợt 3 rồi, lúc này bạn dùng phân bón lá là hợp lý. Khi phun, lượng phân bám trên lá không nhiều, và cây chỉ hấp thu được phân lúc lá còn ướt, khi lá bị khô thì phân không vào lá được. Vì vậy trừ cây rau ăn lá dễ hấp thu phân hơn, còn lúa thì không sợ thừa phân nên bông lúa không bị ảnh hưởng. Bạn không sợ làm gảy cổ bông. Dĩ nhiên khi thao tác phun đừng để cần phun va chạm mạnh vào bông lúa, bạn dùng máy bơm đeo vai thì áp lực phun cũng không quá mạnh nên không sợ gảy cổ bông.

Câu hỏi: Dùng phân bón Đầu Trâu nào cho cây na được và bón như thế nào? - Nguyễn Phúc Duy, Ấp Bản - Còi Lòi, Mai Sơn, Sơn La.

Trả lời: Cây na cũng thuộc loại cây ăn trái, Bình Điền có 3 loại phân AT 1,2,3 dùng cho 3 giai đoạn khác nhau. Loại AT 1 bón cho cây con hoặc cho na để có cành lá phát triển tốt, AT 2 bón cho na chuẩn bị ra hoa, AT3 bón cho na đậu trái. Lượng bón mỗi lần khoảng 200-250 g/cây, lấp đất tưới nước. Hiện nay có phân Đầu Trâu 13-13-13-TE hoặc 15-15-15-TE đều dùng cho cây ăn trái rất tốt. Dùng 1 trong 2 loại này tiện lợi hơn do dễ nhớ, đơn giản mà hiệu quả các nhà vườn công nhận rất cao. Bạn có thể tìm các loại phân này để dùng.

Câu hỏi: Đối với cây ăn trái còn nhỏ, tôi có thể bón phân đạm ở gốc, phun phân bón lá có đạm như vậy cây có hấp thu cùng lúc có được không? - Phan Văn Triều, Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang.

Trả lời: Lúc cây ăn trái còn non, cây cần tỷ lệ đạm và lân cao. Bạn nên bón lót phân lân lúc trồng 300-500g/gốc, sau đó thúc đạm định kỳ, có thể bón vào đất, có thể hòa loãng tưới vào gốc đều tốt. Nếu vừa bón đạm thì bạn không cần phun phân đạm, vì đạm trong đất còn nhiều thì hiệu quả sử dụng sẽ kém. Ta không sợ cây con bị thừa đạm mà cho ăn dồn thì khả năng tiêu hóa không kịp, gây lãng phí. Nếu bạn không bón lót lân, thì năm đầu bạn dùng DAP bón 1 đợt rồi đợt sau bón ure một đợt cách nhau như vậy cây có đủ N và P. Kinh nghiệm cho thấy rằng bạn dùng phân NPK 20-20-15 bón cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản sẽ tốt hơn là bạn chỉ bón phân đơn.

Câu hỏi: Tôi dùng phân bón lá thay phân bón gốc có được không? Khi phun phân bón lá có cần giữ nước trong ruộng không? Phân sẽ bị thất thoát theo đường nào?

   - Cách nào để chọn phân bón đạt chuẩn và khi nào biết cây trồng cần phân bón lá hay phân bón gốc? - Nguyễn Trường Sang, 886 Tổ 3 - Mỹ Trinh A, Hậu Mỹ Trinh - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Chúng tôi xác định phân bón gốc là cơ bản, phân bón lá là bổ sung. Tuy nhiên bạn có thể chỉ dùng phân bón lá cũng được nhưng phải phun rất nhiều lần. Ví dụ, 5 ngày phun 1 lần thì mới đủ sức, làm như vậy quá tốn công lao động, nhất là diện tích nhiều, sẽ không kinh tế. Trong lúc đó dùng phân bón gốc 1 vụ lúa chỉ bón 3 lần, nhàn hơn. Khi phun phân bón lá không cần phải chờ có nước trong ruộng, nhưng ít nhất ruộng phải có đủ ẩm thì hiệu quả mới cao. Nếu ruộng không có nước, trời bị hạn, bộ lá bốc hơi nhiều, khí khổng đóng lại, khi phun nước thấm vào lá chậm, phân động lại trên lá bị khô, lá không hút được phân, có khi bị cháy lá, do phân làm xót lá. Muốn chọn phân đạt chuẩn bạn phải nghe ngóng thông tin và nghe qua người có kinh nghiệm. Các công ty có tiếng tăm sẽ sản xuất phân bảo đảm hơn,vì họ phải giữ thương hiệu của họ. Bạn cũng có thể tham khảo các đại lý quen biết, các nhà khoa học, nhà khuyến nông để biết. Khi cây vàng đều kém phát triển là triệu chứng thiếu N, lá cây màu đậm tối, mép lá có vệt tím lá cứng lá thiếu lân, lá vàng, chóp lá già bị khô là triệu chứng thiếu kali. Nói chung cây yếu, bộ lá vàng nhạt, ít đẻ chồi, bộ rể kéo dài, ít rễ cám là thiếu phân, lúc này ưu tiên bón gốc và có thể kết hợp phun phân bón lá cho cây phục hồi nhanh.

Câu hỏi: Đạm ở dạng Nitrat nếu bón cho cây, cây hấp thu nhanh đồng thời kích thich cây hấp thu trung vi lượng. ngược lại đạm Amon của phân Urê cản trở hấp thu các chất trung vi lượng . Xin hỏi có đúng không? Vì sao ?

   - Đạm 46A+ phải dạng Amon không? Có cản trở cây trồng hấp thu các chất trung vi lượng không?

   - Cty cổ phần phân bón Bình Điền có sản xuất loại đạm dạng Nitrat có chứa chất Agrotain không? – Đỗ Phú Khang, Tổ 11 Ấp An Cư, An Bình - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Không phải như vậy, dù phân có chứa đạm amon hay nitrat khi bón vào đất cũng có quá trình chuyển hóa qua lại. Nghĩa là bạn bón đạm có chứa amon vào đất vẫn có quá trình chuyển sang dạng Nitrat và ngược lại. Hai dạng đạm này là hai ion khác dấu và đều có tính kiềm, cơ chế hút các vi lượng không phụ thuộc vào 2 ion này. Chưa có tài liệu nào nói về điều bạn hỏi mà chỉ thấy rằng bạn có bón dạng đạm nào khi phun các chất vi lượng đều có hiệu quả. Đạm 46A+ chứa đạm ở dạng NH2, vào nước sẽ chuyễn sang NH4 và có một công đoạn NH4 chuyễn thành N2 rồi bị oxy hóa thành NO3, nhưng bón đạm 46A+ vào lại có hiệu quả cao. Thế giới đã làm, đã chứng minh và ta cũng đã chứng minh như vậy.

Câu hỏi: Phân Urê hạt vàng loại bón gốc, nếu pha vào nước phun qua lá thì có đạt hiệu quả như phân bón gốc không? - Nguyễn Văn Út, Mỹ Trinh A - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Có, vì khi bạn bón vào ruộng có nước thì cũng giống như bạn đã pha loãng để phun. Do tính ưu việt của chất Agrotain có màu vàng chứa trong phân mà dù có pha vào nước thì thời gian mất đạm cũng được kéo dài ra nên N vẫn phát huy tác dụng hơn khi bạn dùng đạm trắng. Bạn có thể pha loãng đạm vàng để tưới hay phun đều có hiệu quả và còn lợi hơn dùng bón gốc.

Câu hỏi: Dùng phân thuốc nào để phun cho cây vú sữa trong thới điểm trái bằng ngón tay cái dễ bị rụng, lúc đó không dùng phân bón gốc được( vì bị ngập nước) thì dùng phân bón lá nào hợp lý ? - Nguyễn Hữu Thanh, Long Thành A  - Bàn Long, Châu Thành, Tiền Giang.

Trả lời: Vú sữa bị ngập nước ngắn ngày thì có thể được, nếu ngập lâu ngày thì có ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó ảnh hưởng đến trái. Bạn cố gắng để khắc phục hiện tượng này. Khi trái còn nhỏ, bạn có thể dùng chất GA3 có bán ngoài cửa hàng, pha rất loãng ( 10-15 mg/lít) phun để dưỡng trái, tốt nhất bạn có thể dùng phân bón lá có chứa vi lượng và điều hòa sinh trưởng như NAA,IAA để phun, dùng phân bón lá ĐT 007, 009 để phun sẽ đạt được mục tiêu này.

 Câu hỏi: Có thuốc nào đặc trị con Sùng Trăng hại rể vú sữa? - Nguyễn Hữu Thanh, Long Thành A  - Bàn Long, Châu Thành, Tiền Giang

Trả lời: Sùng nằm trong đất khó trị, bạn pha nước vôi 15-20 % đổ vào quanh gốc để trùng bò lên mặt đất sau đó dùng thuốc sâu phun trực tiếp sẽ trừ được. Cũng có thể pha thuốc sâu đổ trực tiếp vào đất để trị. Cách này sẽ làm ô nhiễm đất vì lượng thuốc sẽ dùng nhiều.

Câu hỏi: Phân đạm Đầu Trâu hạt vàng lúc mới ra có loại hạt to rải rất hiệu quả, bây giờ sao lại ra loại hạt nhỏ, như vậy chất lượng hai loại có như nhau không? Cho hỏi loại phân hạt nhỏ có phải của Cty Phân Bón Bình Điền  hay không hay là phân nhái, phân giả? - Nguyễn Văn Long, Phước Lập -Tân Phước, Tiền Giang

Trả lời: Đạm vàng chế trực tiếp từ đạm hạt trắng, vì nguyên liệu như thế nào thì chế như thế ấy. Do đó, phân đạm hạt vàng cũng có cả 2 loại hạt to và hạt nhỏ. Về chất lượng thì như nhau, nhưng loại hạt to chậm tan hơn, loại hạt nhỏ sẽ tan nhanh, nên thường dùng bón cho rau các loại hay hòa nước để tưới cho nhanh, loại hạt to thường dùng bón gốc. Không phải là phân giả, nếu phân đó có biểu tượng của Đầu Trâu và đúng bao bì của Đầu Trâu. Do tính ưa chuộng của bà con có khác nhau nên giá cả loại hạt nhỏ rẻ hơn loại hạt to. Dùng thứ nào cũng được, ai muốn tan nhanh thì dùng loại hạt nhỏ.


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

CHƯƠNG TRÌNH ĐỒNG HÀNH VÀ CHIA SẺ KỲ 33 (Phần 1)

CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG PHÂN BÓN GỐC VÀ PHÂN BÓN LÁ

Câu hỏi: Xin hướng dẫn bón phân gốc và phân bón lá, giữa 02 loại phèn Sắt và phèn Nhôm khác nhau như thế nào? - Phạm Văn Lý, Vĩnh Thành, Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Trong đất phèn thường có mặt cả hai loại Sắt và Nhôm, khi nào số lượng sắt nhiều hơn nhôm thì người ta nói phèn sắt. Khi nào nhôm nhiều hơn ta gọi là phèn nhôm. Phèn sắt thường làm cho đất và nước có màu vàng đỏ, ở các gốc ruộng hay nổi váng đỏ. Còn phèn nhôm thì nước trong xanh hơn, trên bờ ruộng thường có lớp muôi nhôm màu trắng. Phèn nhôm thường khó trị hơn phèn sắt. Cả 2 loại phèn nếu khi bị nặng cũng đều có tác hại gần như nhau. Để trị cả hai loại này (thường dùng chung một cách ), ở ĐBSCL cách có hiệu quả nhất là dùng nước ngọt rửa và ém phèn. Vì vậy cần tranh thủ nguồn nước lũ mùa mưa triệt để. Trước khi gieo cấy cần bón vối, tùy mức nặng hay nhẹ mà dùng 50-60kg vôi bột rải đều, cày bừa ngâm đất. Khi gieo cấy cần ưu tiên bón phân lân. Nếu đất đã trồng lúa nhiều vụ chỉ cần bón 300-500 kg lân nung chảy hay lân vôi Đầu Trâu. Giữ nước thường xuyên, giảm lượng phân đạm 20-25% so với ruộng đất ngọt.

Câu hỏi: Loại đất phèn nhôm có phải làm cho lúa lép nhiều hơn nhiểm phèn sắt không? Xin cho biết cách nào để khắc phục? - Phạm Văn Lý, Vĩnh Thành, Vĩnh Phước, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Cả 2 loại đều có thể gây lúa lép như nhau, tùy mức độ sắt hay nhôm nhiều hay ít.

Câu hỏi: Trước đây chưa có phân bón lá bà con thường sử dụng phân bón gốc, dùng đậu nành xay ra lấy nước phun lên rau màu, thay thế cho phân bón lá, xin hỏi làm như vậy có được không? Xin các diễn giả  hướng dẫn giúp tôi. - Phan Thị Bích, 229 Tổ 7, K.An Định B, Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang

Trả lời: Bạn có thể ngâm hạt đậu nành cho kỹ trước khi xay hay xay rồi ngâm kỹ để chất dinh dưỡng từ hạt rút ra thì phun mới có hiệu quả.Trong hạt đậu nành có chứa nhiều chất đạm, đường, vitamin, bạn ngâm kỹ thì các chất này tan ra phun mới có hiệu quả.bà con có kinh nghiệm dùng bánh dầu đậu phộng hay đậu nành (sau khi ép lấy dầu) ngâm ra rồi tưới cho cây rất tốt.Nhưng bạn chỉ nên dùng đậu xấu, đậu loại để đậu tốt lại làm thực phẩm tốt hơn. Phân bón lá có nhiều, bạn dùng phân bón lá tiện lợi hơn.

Câu hỏi: Phân bón lá khi sử dụng gặp trời mưa thì thời gian bao lâu các chất này tan cây mới hấp thu? - Hồ Thanh Đạm, Tân Quy, Tân Phú, Châu Thành, Bến Tre.

Trả lời: Bạn phun phân bón lá vào mặt dưới của lá, ở đấy có lổ khí mở ra nên dịch phun thấm ngay vào lá, cây có thể sử dụng ngay sau đó. Vì những giọt nằm trên mặt lá bị khô thì không xâm nhập vào lá được nên cây không sử dụng được. Sau khi phun nếu có mưa phùn hay có sương thì phân nằm trên lá có thể thấm vào lổ khí cây vẫn dùng được. Nếu phun xong trời nắng lá bị khô rồi gặp trời mưa thì phần lớn phân nằm ở phía trên bị trôi, lá cũng có thể dùng được một phần khi thấm vào lổ khí nhưng rất ít. Vì vậy bạn nên xem trời để tránh mưa to hay nắng gắt trước khi phun. Phun vào lúc nắng to hiệu quả sử dụng phân thấp.

Câu hỏi: Sử dụng phân bón lá kết hợp với thuốc trừ sâu có được không? - Phan Văn Mận, Ninh Phước, Ninh Hoà, Hồng Dân, Bạc Liêu.

Trả lời: Nếu 2 loại có độ pH không chênh lệch nhau nhiều thì hòa chung được. Vì vậy bạn phải xem kỹ tính chất của thuốc và phân. Chất kiềm không hòa chung với chất chua. Nhưng nói chung để cho chắc bạn pha loãng một chất trước, ví dụ 20 ml phân pha trong 10 lít nước là đúng nồng độ để phun, sau đó bạn hòa thuốc sâu bệnh vào dịch phân đã pha thì có thể được. Vì dù phân chua hay kiềm khi pha loãng ra rồi thì cũng thành trung tính, nếu thuốc có tính chất kiềm hay axit cũng không sao.

Câu hỏi: Tôi trồng đậu đũa ở chân ruộng, cây hay bị thối cổ rể. Xin hỏi sử dụng thuốc gì để trị bệnh này? - Phan Bé Hai, Trà Co, Minh Diệu, Hoà Bình, Bạc Liêu.

Trả lời: Đậu đũa bị thối rễ có nhiều nguyên nhân, có thể đất quá ẩm, vì đậu đũa không chịu được úng thủy, cũng có thể do nấm gây ra. Nếu do quá ẩm thì không nên dùng thuốc, phải xử lý ẩm, bón tro bếp, vun gốc. Nếu đã thối hết rễ thì nên nhổ bỏ, trồng cây khác. Bón phân, bạn dùng phân có tỷ lệ N-P-K gần giống nhau như Đầu Trâu 13-13-13+TE hay 15-15-15+TE sẽ rất tốt, bón mỗi gốc một nhúm 5-10g là vừa, bạn có thể pha loãng rồi tưới quanh gốc. Lượng phân bón khoảng 4-5 kg/sào/lần bón, lần đầu sau khi đậu có 3 lá thật, lần 2 sau 20-25 ngày và lần 3 trước khi đậu ra hoa.

Câu hỏi: Phân Đầu Trâu TE+Agrotain thành phần Đạm, Lân, Kali có đúng phần trăm ghi trên bao bì không? Còn cộng chất TE thì tính riêng hay giảm thành phần nào trong đó? - Nguyễn Văn Vững, Vĩnh Phú B, Vĩnh Phú Đông, Phước Long, Bạc Liêu.

Trả lời: Thành phần phân hoàn toàn đúng như đã ghi trên bao bì. Ví dụ nói 20-15-7+TE thì trong phân chứa 20% đạm (N),15% lân (P205) và 7% K20. Nghĩa là 2 bao trọng lượng 100 kg có chứa 20kg N, 15 kg P205 và 7 kg K20.Còn trung vi lượng tính riêng không trừ vào các chất N,P,K, bạn yên tâm để tính toán lượng phân phù hợp cho ruộng của bạn.

Câu hỏi: Cây có múi trong mùa nắng dùng phân bón lá có làm cho nhện nhiều hơn không? - Nguyễn Văn Hiếu, Trường Xuân, Trường Long, Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Phun phân bón lá không có chất gì hấp dẫn nhện nên không làm cho nhện nhiều hơn hay giảm đi. Chỉ có phun thuốc sâu mới làm giảm mật số của nhện và các thiên địch khác của sâu.Cố gắng sử dụng tối đa biện pháp canh tác, giữ môi trường trong sạch thì sâu bệnh sẽ ít, thiên địch sẽ phát triển thuận lợi.

Câu hỏi: Tại sao Cty cp phân bón Bình Điền không sản xuất phân Vôi, Lân và Kali (Đây là 02 loại phân cũng rất cần thiết cho nông dân). – Nguyễn Ngọc Tuấn, Trường Bình, Trường Long A, Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Công ty có sản xuất phân lân vôi Đầu Trâu, nhưng số lượng không nhiều. Rất cám ơn bạn, sắp tới công ty sẽ sản xuất số lượng nhiều hơn.

Câu hỏi: - Đất tôi trang ủi ra được 3 năm:

  - Đất được cày xới, làm đất rất kỹ và bón 300kg vôi/ha, ngâm nước trong 3 ngày tiếp đó bón thêm 200kg Lân Văn Điển/ha. Sau đó tôi bắt đầu gieo sạ, khi sạ tôi có sử dụng thuốc sử lý giống bằng Gu-Se, giống lên được 70%, bước kế tiếp tôi bón phân:

- Lần 1: 100kg Lân, 70Kg Urê, 70kg  DAP/ha.

- Lần 2: 100kg Lân, 50Kg Urê, 100kg DAP/ha.

- Lần 3: 100kg Lân, 70kg Urê, 70kg Kali/Ha.

- 50 ngày sau sạ tôi bón thêm: 50kg Nitrat Bo, 50kg Kali/ha. Xin hỏi bón như vậy có đúng không? - Lê Hoàng Trí, Đông Thắng, Đông Thuận, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Không biết mức độ phèn của ruộng như thế nào. Nếu đất phèn nhiều mới khai thác thì bón như thế này về lân thì chấp nhận được, nhưng đạm lại quá cao. Nếu đất phèn nhưng đã trồng mấy vụ rồi thì cả lần và đạm cũng bị cao. Lượng lân cả vụ lên đên 165 kg P205, với lượng đạm 118 kg/ha thì lá lúa sẽ xanh mướt rất dễ hấp dẫn sâu bệnh. Sau 50 ngày bạn lại bón 50 kg Nitrat Bo và 50 kg kali nữa thì nói chung rất nhiều phân. Đất phèn nhẹ thì thừa 300 kg phân lân, vì 2 đợt thúc đều có lân trong DAP, đợt thúc 2 bạn chỉ cần dùng 50 kg DAP là vừa. Rất khó góp ý cho bạn chính xác vì bạn không nói ruộng mới khai phá hay chỉ san bằng sau nhiều năm đã trồng lúa, mức phèn nhiều hay ít.

Câu hỏi: Tôi trồng mít xin hỏi Bình Điền có loại phân nào bón cho trái ngon ngọt không? Nếu bón phân thì bón vào giai đoạn nào? - Nguyễn Văn Hải, 7, Nông Trường, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: Bình Điền có 3 loại phân bón cho cây ăn trái: AT1, AT2 và AT3. Loại 1 bón cho mít đâm chồi ra lá, loại 2 bón cho mít sắp ra trái non, loại 3 bón khi mít đã có trái, mỗi lần mỗi loại bón 200-250g/gốc. Để cho tiện bạn dùng 1 loại Đầu Trâu 13-13-13+TE bón 3 đợt như ba loại trên. Bạn cũng có thể dùng Đầu Trâu 15-15-15+TE bón cho mít sẽ rất ngọt. Bón 1 trong 2 loại phân sau rất tiện không sợ nhầm phân.Vì chỉ dùng có 1 loại phân nên dễ nhớ.

Câu hỏi: Tôi đã sử dụng phân Đầu Trâu 997-998-999 đã 10 năm nay, vụ nào tôi cũng sử dụng 01 loại phân này tôi muốn sử dụng tiếp theo cho những vụ sau có được không, tôi sử dụng nhiều năm liền như vậy phân có phát huy tác dụng tốt không? Xin hỏi tôi có cần sử dụng loại phân nào khác nữa không? – Phan Thị Thiệp, Thới Trung, Thị trấn Cờ Đỏ, Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ.

Trả lời: 3 loại phân này rất tốt, nhiều bà con đã quen dùng, bạn vẫn cứ tiếp tục dùng, dùng lâu cũng không sao cả. Ngoài 3 loại phân chuyên dùng cho lúa bạn đã quen. Công ty muốn cho bà con dễ nhớ dễ dùng nên đã giảm đi 1 loại còn 2 loại. Loại 1 dùng thúc 2 đợt đầu, loại 2 thúc đợt 3 cũng rất tốt đó là phân Đầu Trâu-TE-01 và Đầu Trâu-TE-02, gần đây lại có Đầu Trâu-Agrotain lúa 1 và lúa 2, rất tốt bạn có thể dùng thử. Nhiều nông dân đã sử dụng thấy rất tiện lợi và hiệu quả cũng rất cao.

Câu hỏi: Đối với cây cam đã bón lót Vôi, lại sử dụng phân chuồng khi trồng cây, như vậy có làm nóng bộ rể cây không?

Cty Bình Điền có loại phân nào dùng để bón lót cho cây cam đạt hiệu quả cao không? - Nguyễn Văn Út, Phú Bình, Phú Hựu, Châu Thành, Đồng Tháp.

Trả lời: Khi bón lót vôi, bạn trộn vào đất và đất này không vun vào gốc cây thì không làm nóng rễ. Phân chuồng thì cũng trộn chung vào đất và bón gần rễ được. Nếu bạn đã làm như vậy thì không sợ nóng rễ. Bình điền có loại lân vối Đầu trâu, phân compomix 777 bón lót trước khi trồng, sau khi bén rễ thì dùng phân AT1,2,3 để bón hay dùng Đầu Trâu 13-13-13-TE để bón rất tốt.

Câu hỏi: Tôi xịt Đô la để kích thích cho cây xoài ra bông cây bị cháy lá? Xin hỏi tại sao? Xin hướng dẫn tôi cách nào xịt ra bông mà không bị tình trạng trên? - Huỳnh Văn Chẳm, Trường Hoà, Trường Long A, Châu Thành A, Hậu Giang.

Trả lời: Tôi chưa biết thuốc Đô la là thuốc có chất gì trong đó nên không trả lời được. Bạn xem lại tờ hướng dẫn vì sợ bạn nhầm nồng độ. Xịt quá nồng độ thì rất dễ bị cháy lá.

Câu hỏi: Tôi trồng cam được hơn một năm, chỉ sử dụng phân đạm, nhưng giờ đây cam ra đọt bị xoắn lá và có sâu vẽ bùa, như vậy xin hỏi cách bón phân có hợp lý không? - Hồ Hoàng Giang, Phú Lễ - Phú Hữu, Châu Thành, Hậu Giang.

Trả lời: Bạn chỉ dùng phân đạm nếu dùng liều thấp thì chấp nhận được, khi bạn đã dùng liều cao thì gây ra mất cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt lân và kali.Cam rất cần kali và vi lượng. Vì chất lượng trái cam do kali và vi lượng quyết định. Bây giờ bạn dừng bón đạm, bón bổ sung lân kali và phụ vi lượng Mg, Bo, Kẽm để chữa tình trạng xoăn lá, bạn xịt thuốc sâu để trị sâu vẽ bùa. Bạn hỏi cán bộ BVTV, nếu bị vàng lá Greening thì phải tìm giải pháp khác.

Câu hỏi: 02 loại thuốc Cantrat và Fuan có thể sử dụng chung được không? - Phan Hoàng Vân, Ấp 7, Thuận Hưng - Long Mỹ, Hậu Giang.

Trả lời: Xin hỏi cán bộ bảo vệ thực vật vì đây là tên thuốc tôi mới nghe lần đầu, cám ơn. Tuy nhiên nếu bạn muốn pha chung dù chưa biết tính chất vật lý của thuốc thì bạn có thể làm như sau: bạn pha một loại thuốc trước, ví dụ 2 nắp pha trong bình 10 lít (theo hướng dẫn trên bao bì), sau đó bạn đổ thuốc thứ 2 vào, ví dụ thuốc này hướng dẫn pha 1,5 nắp trong bình 10 lít hay 20 gam trong bình 10 lít (nếu là thuốc bột) bạn quấy đều rồi phun ngay thì vẫn được.

Câu hỏi: Phân bón lá có thể sử dụng chung với thuốc trừ sâu, trừ rầy và trừ bệnh được không? - Đặng Minh Hưởng, Xẻo Vông C - Hiệp Lợi, TX Ngã Bãy – Hậu Giang.

Trả lời: Nói chung là dùng được, trừ 2 loại phân và thuốc có độ chua và kiềm khác nhau, trộn chung dễ làm giảm hiệu lực của thuốc. Nhưng có cách khắc phục là pha phân bón lá xong rồi hòa thuốc vào thì không ảnh hưởng gì. Vì dù một trong 2 chất chua nhiều nhưng khi chất kia đã hòa loãng nhiều lần thì dịch phun cũng gần trung tính, do vậy không ảnh hưởng nhau. Nếu bạn dùng nồng độ đậm đặc mà cho hòa vào nhau thì khi chúng có độ pH khác nhau thì dễ bị chống nhau.

Câu hỏi: Lúa tôi được 27 ngày tuổi:Trước khi sạ tôi bón phân Urê 30 kg/Ha, nửa tháng sau tôi phun phân bón lá, 25 ngày sau tôi phun phân bón lá tiếp tục. Xin hỏi tôi bón phân như vậy có đủ dinh dưỡng cho cây không, nếu không đủ cho cây phát triển thì tôi nên bón thêm thuốc gì? - Thị Hùng, Ấp 4 - Vĩnh Hoà Hưng Nam, Gò Quao, Kiên Giang.

Trả lời: Bạn chỉ mới bón có một chất là N, liều bón cũng rất ít. Như vậy bạn vừa bón ít và thiếu chất. Phân bón lá phun 2 lần chỉ hỗ trợ thôi, bây giờ lúa của bạn chắc đã hơn 1 tháng, có đúng vậy không. Lúc này hết thời gian đẻ nhánh hữu hiệu, chỉ bón đón đồng, bạn cần bón phân có đầy đủ NPK, bạn có thể dùng phân Đầu Trâu 998, bón 1 đợt sau 15 ngày bạn dùng Đầu Trâu 999 bón thêm một đợt nữa .Nếu không có 2 loại phân này bạn có thể dùng Đầu Trâu-TE-02 để bón, nếu không bạn dùng Đầu Trâu 20-20-15 vẫn tốt, liều bón 12-15 kg/1.000m2. Mức bón của bạn nói trên nếu đất bàu, đất đẳng điền thì lúa vẫn tốt, còn đất bình thường thì thiếu ăn nghiêm trọng, đã thiếu ăn như vậy thì năng suất lúa không cao được.

Câu hỏi: Trong sản xuất lúa, tôi bón phân gốc là thức ăn không thể thiếu, nhưng bón phân trên vùng đất phèn, khô hạn thì giảm chất lượng, để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nên bón loại phân gốc và lá như thế nào cho thích hợp? - Nguyễn Văn Đượm, Kinh Giửa - Hoà Hưng, Giồng Riềng, Kiên Giang.

Trả lời: Bạn chú ý giữ nước cho ruộng, đó là điều căn bản, bón lót 50-60 kg vôi/sào, bón lót 30-50 kg lân nung chảy, rồi sạ lúa. Khi lúa 7-12 ngày thúc thêm lân nung chảy, 10-15 kg Đầu Trâu TE-01, 20-25 ngày thúc đợt 2 13-15 kg cùng loại, khi lúa 40-45 ngày thúc đợt 3 bằng Đầu Trâu TE-02. Bạn bổ sung phân bón lá Đầu Trâu 005,007 và 009, 007 phun đón đồng, 009 phun trước và sau khi trổ, nuôi hạt.

Câu hỏi: Lúa tôi sạ 20 ngày bị bệnh và rầy nâu nhiều. Tôi có thể dùng phân Đầu Trâu 009 để trị có hiệu quả không? - Nguyễn Văn Toàn, Tổ 2 Ấp Tràm Trẹt, Bàn Tân Định - Giồng Riềng, Kiên Giang.

Trả lời: Nếu rầy nâu có mật số từ 3 con trở lên trên 1 tép thì phải phun trừ rầy trước. Phun 009 để làm cho lúa khỏe, tăng sức chống đỡ bệnh chứ không trừ được rầy. Nhớ bón đủ lượng phân cần bón và kết hợp phun phân bón lá bổ sung chất cho lúa, làm lúa khỏe, về sau trổ đều, hạt mẩy.

Câu hỏi: Phân bón Đầu Trâu TE thấy có dính bụi ở tay, người ta nói các loại phân không dính bụi ở tay mới tốt, loại dính bụi là không tốt nhưng phân Đầu Trâu dính bụi mà vẫn tốt tại sao? - Nguyễn Văn Thảo, Cỏ Vàm - Thạnh Yên A, U Minh Thượng, Kiên Giang.

Trả lời: Không phải phân bón lá nào cũng có tính chất vật lý như nhau. Bụi, đó là các chất phân có hạt mịn, cũng có loại hạt to. Có nhiều chất có hạt nhỏ, trong phân Đầu Trâu có chất Penac-P hạt rất nhỏ, phân có chất này là rất tốt.

Câu hỏi: Cây bị ngộ độc phèn rải Lân, Vôi, Kali có được không? - Bùi Minh Trí, Cây Bàng - Vĩnh Hoà, U Minh Thượng, Kiên Giang.

Trả lời: Rải 3 chất này là rất tốt, bạn rải vôi trước, trộn đất cho hạ bớt phèn, sau đó rải lân để vừa cung cấp lân vừa kết tủa bớt sắt và nhôm cũng có chức năng hạ phèn, bón kali để làm cây cứng cáp, có sức chống đỡ bệnh tật tốt hơn.

Câu hỏi: Lúa tôi 46 ngày, tuổi tôi bón đón đồng trước đây 4 ngày bằng phân bón Đầu Trâu Agrotain+TE. Lượng bón 8 kg/công, lúc tôi bón đến nay đều bị mưa, nhiều nước trong ruộng, xin hỏi như vậy có thất thoát đạm trong ruộng không? - Thị Kiểu, Thắng Lợi - Tân Thuận, Vĩnh Thuận – Kiên Giang.

Trả lời: Nếu sau khi bón có bị mưa nhưng nước không tràn bờ hay không chảy đi nơi khác thì không sao. Nếu nước ruộng bị nóng lên thì có bị bốc hơi một ít chất đạm, nhưng do trời mát nên sẽ không thất thoát nhiều.

Câu hỏi: Bón gốc đạm, lân, kali rồi vậy vào thời điểm nào tôi bón thêm phân bón lá? Làm sao để biết cây lúa thiếu trung vi lượng để bổ sung cho cây có năng suất cao và kháng được sâu bệnh? - Bà Luôn, Thuận Nghĩa Hoà, Thạnh Hoá, Long An.

Trả lời: Nếu bón đủ phân bón gốc rồi thì cần xem nếu lúa chưa thật khỏe thì bón thêm phân bón lá, bắt đầu bón từ lúc lúa có đòng to để nuôi đòng, lúa sắp trổ và lúa đã trổ xong đang làm hạt .Bạn khó biết thiếu vi lượng gì, vì khi biểu hiện ra ngoài thì cây đã bị ảnh hưởng. Đất trồng bị mưa nắng liên tục nên dễ bị thiếu vi lượng, kể cả đa lượng, bạn cứ bón để ngừa là hay hơn cả. Đất Việt nam thiếu nhiều chất vi lượng, bạn yên tâm mà dùng.

Câu hỏi: Tôi làm vườn cam sành định cho ra trái mùa nghịch, mấy vụ trước bị mưa bị ghẻ trái, hiện nay cam đang ra hoa xin hướng dẫn biện pháp để cây không bị ghẻ trái? - Nguyễn Văn Huynh, 4, Ba Trinh, Kế Sách, Sóc Trăng.

Trả lời: Cây cam bị ghẻ thường do 1 loại rệp chích, kiến cũng có khả năng làm trái bị ghẻ. Bạn thấy nếu có loại rệp thì phun thuốc trừ rệp. Bạn tham khảo chuyên gia BVTV để có thêm thông tin. Bạn dùng phân bón lá có Mg và kẽm phun vừa làm trái có màu da đẹp, vừa chống đở bệnh, bón thêm kali hay phun phân có chứa kali cao cũng giúp mả trái đẹp.

Câu hỏi: Phân bón gốc một vụ lúa có mấy giai đoạn? Giữa phân bón lá và phân bón gốc tác dụng có khác nhau không?

- Dùng phân bón lá vào giai đoạn nào hợp lý? Bón bao nhiêu kg phân Đầu Trâu để đạt năng suất 1 tấn lúa? - Lê Văn Điều, Xóm Chòi, Kế An, Kế Sách, Sóc Trăng.

Trả lời: Điều kiện ở ĐBSCL thường bón phân cho lúa vào 3 thời kỳ: lần 1 sau sạ 7-12 ngày, lần 2 sau sạ 20-25 ngày, lần 3 sau sạ 45-50 ngày. Bón nặng 2 đợt đầu để ra nhánh đều, đợt sau đón và nuôi đồng. Phân bón gốc là cơ bản, do rễ cây hút phân nuôi cây, phân bón lá là phân bổ sung do lá hút phân và chế biến trực tiếp ở lá nên nhanh hơn. Loại phân bón lá có chứa nhiều N và P nên phun trước lúc cây có hoa, loại phân có chứa kali cao phun vào lúc chuẩn bị ra hoa, ra quả và nuôi hạt, nuôi trái. Tùy hàm lượng dinh dưỡng trong phân mà quyết định lượng bón. Nói chung khoảng 100 kg thu được 1 tấn thóc.

Câu hỏi: Xin hướng dẫn tôi sử dụng phân bón Bình Điền một cách cụ thể? - Lê Minh Quang, Mỹ Hiệp - Long Bình, Ngã Năm, Sóc Trăng.

Trả lời: Có nhiều loại phân, ví dụ bạn muốn bón phân Đầu Trâu +Agrotain cho lúa thì có 2 loại phân Agrotain lúa 1 và Agrotain lúa 2; Dùng Agrotain lúa 1 để bón thúc 2 đợt đầu nhằm tạo nhiều chồi hữu hiệu, bộ lá và cây khỏe. Đợt đầu bón sau sạ khoảng 7-12 ngày, bạn bón khoảng 15-17 kg/1.000 m2. Đợt 2 bón lúc sau sạ được 20-25 ngày, bón 15-20 kg/1.000m2. Đợt 3 bón thúc đồng, dùng loại Đầu Trâu Agrotain lúa 2 bón lúc lúa được 40-50 ngày, lượng bón từ 8-12 kg/1.000m2. Lượng bón này cũng tùy thuộc từng đám ruộng mà gia giảm cho vừa. Ruộng thấp, nhiều mùn, giữ nước tốt bạn có thể giảm xuống, ruộng pha cát, kém giữ nước bạn tăng thêm chút ít.

Câu hỏi: Nhờ hướng dẫn khi nào sử dụng phân bón lá và ruộng khô nước có sử dụng được không? - Huỳnh Trí Phương, Ấp 22, Xã Thạnh Trị, Thạnh Trị, Sóc Trăng.

Trả lời: Dùng phân bón lá để bổ sung cho phân bón gốc, đặc biệt là các chất trung và vi lượng, có loại có thêm chất điều hòa sinh trưởng nên cây sẽ tốt. Nếu bón nhiều phân bón gốc, thì bạn chỉ cần phun phân bón lá nuôi đồng và nuôi hạt. Vì vậy bạn sử dụng phân có tỷ lệ kali, Ca, Mg, Bo cao để phun vào các giai đoạn này. Còn nếu chân ruộng kém màu mỡ, bạn có thể dùng phân bón lá sớm hơn, ngay từ giai đoạn lúa đẻ nhánh, lúc này bạn dùng phân chứa nhiều N,P. Ruộng bị khô nước vẫn phun bình thường, nhưng nếu bị hạn nặng thì cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng, do lúa mất nước, hô hấp nhiều, bạn sẽ phun vào lúc có sương hay lúc chiều sẽ có hiệu quả hơn.

Câu hỏi: Hiện nay lúa tôi mới làm đòng tôi muốn dùng phân bón lá không bón phân bón gốc được không? Khi dùng nhiều phân qua lá như vậy sắp tới có bị gảy cổ bông không? - Lý Minh Trí, Ấp C1, Thạnh Trị, Thạnh Trị, Sóc Trăng.

Trả lời: Như vậy bạn đã bón xong phân đợt 3 rồi, lúc này bạn dùng phân bón lá là hợp lý. Khi phun, lượng phân bám trên lá không nhiều, và cây chỉ hấp thu được phân lúc lá còn ướt, khi lá bị khô thì phân không vào lá được. Vì vậy trừ cây rau ăn lá dễ hấp thu phân hơn, còn lúa thì không sợ thừa phân nên bông lúa không bị ảnh hưởng. Bạn không sợ làm gảy cổ bông. Dĩ nhiên khi thao tác phun đừng để cần phun va chạm mạnh vào bông lúa, bạn dùng máy bơm đeo vai thì áp lực phun cũng không quá mạnh nên không sợ gảy cổ bông.

Câu hỏi: Dùng phân bón Đầu Trâu nào cho cây na được và bón như thế nào? - Nguyễn Phúc Duy, Ấp Bản - Còi Lòi, Mai Sơn, Sơn La.

Trả lời: Cây na cũng thuộc loại cây ăn trái, Bình Điền có 3 loại phân AT 1,2,3 dùng cho 3 giai đoạn khác nhau. Loại AT 1 bón cho cây con hoặc cho na để có cành lá phát triển tốt, AT 2 bón cho na chuẩn bị ra hoa, AT3 bón cho na đậu trái. Lượng bón mỗi lần khoảng 200-250 g/cây, lấp đất tưới nước. Hiện nay có phân Đầu Trâu 13-13-13-TE hoặc 15-15-15-TE đều dùng cho cây ăn trái rất tốt. Dùng 1 trong 2 loại này tiện lợi hơn do dễ nhớ, đơn giản mà hiệu quả các nhà vườn công nhận rất cao. Bạn có thể tìm các loại phân này để dùng.

Câu hỏi: Đối với cây ăn trái còn nhỏ, tôi có thể bón phân đạm ở gốc, phun phân bón lá có đạm như vậy cây có hấp thu cùng lúc có được không? - Phan Văn Triều, Tân Phong, Cai Lậy, Tiền Giang.

Trả lời: Lúc cây ăn trái còn non, cây cần tỷ lệ đạm và lân cao. Bạn nên bón lót phân lân lúc trồng 300-500g/gốc, sau đó thúc đạm định kỳ, có thể bón vào đất, có thể hòa loãng tưới vào gốc đều tốt. Nếu vừa bón đạm thì bạn không cần phun phân đạm, vì đạm trong đất còn nhiều thì hiệu quả sử dụng sẽ kém. Ta không sợ cây con bị thừa đạm mà cho ăn dồn thì khả năng tiêu hóa không kịp, gây lãng phí. Nếu bạn không bón lót lân, thì năm đầu bạn dùng DAP bón 1 đợt rồi đợt sau bón ure một đợt cách nhau như vậy cây có đủ N và P. Kinh nghiệm cho thấy rằng bạn dùng phân NPK 20-20-15 bón cho cây giai đoạn kiến thiết cơ bản sẽ tốt hơn là bạn chỉ bón phân đơn.

Câu hỏi: Tôi dùng phân bón lá thay phân bón gốc có được không? Khi phun phân bón lá có cần giữ nước trong ruộng không? Phân sẽ bị thất thoát theo đường nào?

   - Cách nào để chọn phân bón đạt chuẩn và khi nào biết cây trồng cần phân bón lá hay phân bón gốc? - Nguyễn Trường Sang, 886 Tổ 3 - Mỹ Trinh A, Hậu Mỹ Trinh - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Chúng tôi xác định phân bón gốc là cơ bản, phân bón lá là bổ sung. Tuy nhiên bạn có thể chỉ dùng phân bón lá cũng được nhưng phải phun rất nhiều lần. Ví dụ, 5 ngày phun 1 lần thì mới đủ sức, làm như vậy quá tốn công lao động, nhất là diện tích nhiều, sẽ không kinh tế. Trong lúc đó dùng phân bón gốc 1 vụ lúa chỉ bón 3 lần, nhàn hơn. Khi phun phân bón lá không cần phải chờ có nước trong ruộng, nhưng ít nhất ruộng phải có đủ ẩm thì hiệu quả mới cao. Nếu ruộng không có nước, trời bị hạn, bộ lá bốc hơi nhiều, khí khổng đóng lại, khi phun nước thấm vào lá chậm, phân động lại trên lá bị khô, lá không hút được phân, có khi bị cháy lá, do phân làm xót lá. Muốn chọn phân đạt chuẩn bạn phải nghe ngóng thông tin và nghe qua người có kinh nghiệm. Các công ty có tiếng tăm sẽ sản xuất phân bảo đảm hơn,vì họ phải giữ thương hiệu của họ. Bạn cũng có thể tham khảo các đại lý quen biết, các nhà khoa học, nhà khuyến nông để biết. Khi cây vàng đều kém phát triển là triệu chứng thiếu N, lá cây màu đậm tối, mép lá có vệt tím lá cứng lá thiếu lân, lá vàng, chóp lá già bị khô là triệu chứng thiếu kali. Nói chung cây yếu, bộ lá vàng nhạt, ít đẻ chồi, bộ rể kéo dài, ít rễ cám là thiếu phân, lúc này ưu tiên bón gốc và có thể kết hợp phun phân bón lá cho cây phục hồi nhanh.

Câu hỏi: Đạm ở dạng Nitrat nếu bón cho cây, cây hấp thu nhanh đồng thời kích thich cây hấp thu trung vi lượng. ngược lại đạm Amon của phân Urê cản trở hấp thu các chất trung vi lượng . Xin hỏi có đúng không? Vì sao ?

   - Đạm 46A+ phải dạng Amon không? Có cản trở cây trồng hấp thu các chất trung vi lượng không?

   - Cty cổ phần phân bón Bình Điền có sản xuất loại đạm dạng Nitrat có chứa chất Agrotain không? – Đỗ Phú Khang, Tổ 11 Ấp An Cư, An Bình - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Không phải như vậy, dù phân có chứa đạm amon hay nitrat khi bón vào đất cũng có quá trình chuyển hóa qua lại. Nghĩa là bạn bón đạm có chứa amon vào đất vẫn có quá trình chuyển sang dạng Nitrat và ngược lại. Hai dạng đạm này là hai ion khác dấu và đều có tính kiềm, cơ chế hút các vi lượng không phụ thuộc vào 2 ion này. Chưa có tài liệu nào nói về điều bạn hỏi mà chỉ thấy rằng bạn có bón dạng đạm nào khi phun các chất vi lượng đều có hiệu quả. Đạm 46A+ chứa đạm ở dạng NH2, vào nước sẽ chuyễn sang NH4 và có một công đoạn NH4 chuyễn thành N2 rồi bị oxy hóa thành NO3, nhưng bón đạm 46A+ vào lại có hiệu quả cao. Thế giới đã làm, đã chứng minh và ta cũng đã chứng minh như vậy.

Câu hỏi: Phân Urê hạt vàng loại bón gốc, nếu pha vào nước phun qua lá thì có đạt hiệu quả như phân bón gốc không? - Nguyễn Văn Út, Mỹ Trinh A - Cái Bè, Tiền Giang.

Trả lời: Có, vì khi bạn bón vào ruộng có nước thì cũng giống như bạn đã pha loãng để phun. Do tính ưu việt của chất Agrotain có màu vàng chứa trong phân mà dù có pha vào nước thì thời gian mất đạm cũng được kéo dài ra nên N vẫn phát huy tác dụng hơn khi bạn dùng đạm trắng. Bạn có thể pha loãng đạm vàng để tưới hay phun đều có hiệu quả và còn lợi hơn dùng bón gốc.

Câu hỏi: Dùng phân thuốc nào để phun cho cây vú sữa trong thới điểm trái bằng ngón tay cái dễ bị rụng, lúc đó không dùng phân bón gốc được( vì bị ngập nước) thì dùng phân bón lá nào hợp lý ? - Nguyễn Hữu Thanh, Long Thành A  - Bàn Long, Châu Thành, Tiền Giang.

Trả lời: Vú sữa bị ngập nước ngắn ngày thì có thể được, nếu ngập lâu ngày thì có ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó ảnh hưởng đến trái. Bạn cố gắng để khắc phục hiện tượng này. Khi trái còn nhỏ, bạn có thể dùng chất GA3 có bán ngoài cửa hàng, pha rất loãng ( 10-15 mg/lít) phun để dưỡng trái, tốt nhất bạn có thể dùng phân bón lá có chứa vi lượng và điều hòa sinh trưởng như NAA,IAA để phun, dùng phân bón lá ĐT 007, 009 để phun sẽ đạt được mục tiêu này.

 Câu hỏi: Có thuốc nào đặc trị con Sùng Trăng hại rể vú sữa? - Nguyễn Hữu Thanh, Long Thành A  - Bàn Long, Châu Thành, Tiền Giang

Trả lời: Sùng nằm trong đất khó trị, bạn pha nước vôi 15-20 % đổ vào quanh gốc để trùng bò lên mặt đất sau đó dùng thuốc sâu phun trực tiếp sẽ trừ được. Cũng có thể pha thuốc sâu đổ trực tiếp vào đất để trị. Cách này sẽ làm ô nhiễm đất vì lượng thuốc sẽ dùng nhiều.

Câu hỏi: Phân đạm Đầu Trâu hạt vàng lúc mới ra có loại hạt to rải rất hiệu quả, bây giờ sao lại ra loại hạt nhỏ, như vậy chất lượng hai loại có như nhau không? Cho hỏi loại phân hạt nhỏ có phải của Cty Phân Bón Bình Điền  hay không hay là phân nhái, phân giả? - Nguyễn Văn Long, Phước Lập -Tân Phước, Tiền Giang

Trả lời: Đạm vàng chế trực tiếp từ đạm hạt trắng, vì nguyên liệu như thế nào thì chế như thế ấy. Do đó, phân đạm hạt vàng cũng có cả 2 loại hạt to và hạt nhỏ. Về chất lượng thì như nhau, nhưng loại hạt to chậm tan hơn, loại hạt nhỏ sẽ tan nhanh, nên thường dùng bón cho rau các loại hay hòa nước để tưới cho nhanh, loại hạt to thường dùng bón gốc. Không phải là phân giả, nếu phân đó có biểu tượng của Đầu Trâu và đúng bao bì của Đầu Trâu. Do tính ưa chuộng của bà con có khác nhau nên giá cả loại hạt nhỏ rẻ hơn loại hạt to. Dùng thứ nào cũng được, ai muốn tan nhanh thì dùng loại hạt nhỏ.

Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC