VINACHEM: Không để thiếu phân bón cho vụ đông xuân (22/08/2007)

Theo Ban Kế hoạch - Kinh doanh (KHKD) Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM), trong suốt thời gian qua, tuy không phải là vụ tiêu thụ đại trà và mức tiêu thụ phân bón tuy có giảm, nhưng mức sản xuất các loại phân bón vẫn chưa đủ để phục hồi nguồn hàng tồn kho quá thấp. Tính đến 10/8/2007, tổng lượng phân bón sản xuất tại TCT đạt 2,04 triệu tấn, trong đó phân lân chế biến là 850 nghìn tấn, phân đạm gần 120 nghìn tấn và phân NPK gần 1,1 triệu tấn. Lượng sản phẩm phân bón tiêu thụ đạt 1,95 triệu tấn, bằng 95% lượng sản xuất trong kỳ. Hầu hết các đơn vị đều có lượng tồn kho mỏng. Hiện tại, so với cùng kỳ, lượng tồn kho phân lân chế biến chỉ bằng 18%, phân lân nung chảy bằng 54%, phân đạm urê bằng 53%, phân NPK bằng 96%. Cũng theo Ban KHKD, năm nay, do giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón như kali, SA, lưu huỳnh tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, giá cước vận tải cũng tăng cao và phương tiện vận chuyển quặng apatít, sản phẩm phân bón để tiêu thụ cũng rất thiếu nên nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất phân bón rất khó khăn. Đến nay một số đơn vị đã chủ động mua nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng sự bất cập trong hạ tầng cơ sở về giao nhận và vận tải vẫn là những thách thức lớn, vì vậy tình trạng thiếu vật tư nguyên liệu sản xuất phân bón chậm được khắc phục. Về vấn đề than cho sản xuất phân bón, tuy Bộ Tài chính đã có công văn hoãn thời điểm tăng giá than cho sản xuất phân bón, song mới chỉ đề cập đến than cho sản xuất phân lân. Tuy nhiên, phải thấy rằng để sản xuất nhiều chủng loại phân bón khác như phân đạm, phân NPK... các nhà sản xuất cũng cần đến than và nếu giá than cho sản xuất các loại phân này không được tính đến và không được hưởng quy định chung thì những đơn vị sử dụng lượng lớn than sẽ rất khó khăn. Theo ông Đỗ Duy Phi, Tổng Giám đốc VINACHEM kiêm Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cuối tháng 9/2007, Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ họp bàn về vấn đề đẩy mạnh sản xuất để cung ứng đủ phân bón cho vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp sản xuất phân bón, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc VINACHEM, cần phải chuẩn bị đủ điều kiện sản xuất tốt nhất, đảm bảo sản xuất liên tục góp phần cung cấp đủ phân bón cho nông nghiệp và không được để thiếu phân bón cho vụ Đông Xuân sắp tới.

Bảng giá phân bón

Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.000
Kali Belarus (hồng/đỏ) (bột)18.000
DAP Hàn Quốc đen 64%28.100
DAP Đình Vũ xanh 61%22.350
Ure Malay hạt đục14.600
Ure Ninh Bình14.600
Ure Phú Mỹ14.700
Ure Cà Mau16.300
Kali Canada (hồng/đỏ) (bột)18.300

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

VINACHEM: Không để thiếu phân bón cho vụ đông xuân (22/08/2007)

Theo Ban Kế hoạch - Kinh doanh (KHKD) Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam (VINACHEM), trong suốt thời gian qua, tuy không phải là vụ tiêu thụ đại trà và mức tiêu thụ phân bón tuy có giảm, nhưng mức sản xuất các loại phân bón vẫn chưa đủ để phục hồi nguồn hàng tồn kho quá thấp. Tính đến 10/8/2007, tổng lượng phân bón sản xuất tại TCT đạt 2,04 triệu tấn, trong đó phân lân chế biến là 850 nghìn tấn, phân đạm gần 120 nghìn tấn và phân NPK gần 1,1 triệu tấn. Lượng sản phẩm phân bón tiêu thụ đạt 1,95 triệu tấn, bằng 95% lượng sản xuất trong kỳ. Hầu hết các đơn vị đều có lượng tồn kho mỏng. Hiện tại, so với cùng kỳ, lượng tồn kho phân lân chế biến chỉ bằng 18%, phân lân nung chảy bằng 54%, phân đạm urê bằng 53%, phân NPK bằng 96%. Cũng theo Ban KHKD, năm nay, do giá nguyên liệu đầu vào sản xuất phân bón như kali, SA, lưu huỳnh tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, giá cước vận tải cũng tăng cao và phương tiện vận chuyển quặng apatít, sản phẩm phân bón để tiêu thụ cũng rất thiếu nên nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất phân bón rất khó khăn. Đến nay một số đơn vị đã chủ động mua nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng sự bất cập trong hạ tầng cơ sở về giao nhận và vận tải vẫn là những thách thức lớn, vì vậy tình trạng thiếu vật tư nguyên liệu sản xuất phân bón chậm được khắc phục. Về vấn đề than cho sản xuất phân bón, tuy Bộ Tài chính đã có công văn hoãn thời điểm tăng giá than cho sản xuất phân bón, song mới chỉ đề cập đến than cho sản xuất phân lân. Tuy nhiên, phải thấy rằng để sản xuất nhiều chủng loại phân bón khác như phân đạm, phân NPK... các nhà sản xuất cũng cần đến than và nếu giá than cho sản xuất các loại phân này không được tính đến và không được hưởng quy định chung thì những đơn vị sử dụng lượng lớn than sẽ rất khó khăn. Theo ông Đỗ Duy Phi, Tổng Giám đốc VINACHEM kiêm Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam, cuối tháng 9/2007, Hiệp hội Phân bón Việt Nam sẽ họp bàn về vấn đề đẩy mạnh sản xuất để cung ứng đủ phân bón cho vụ Đông Xuân. Tuy nhiên, ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp sản xuất phân bón, trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc VINACHEM, cần phải chuẩn bị đủ điều kiện sản xuất tốt nhất, đảm bảo sản xuất liên tục góp phần cung cấp đủ phân bón cho nông nghiệp và không được để thiếu phân bón cho vụ Đông Xuân sắp tới.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC