Thu hoạch vải sớm ở Tân Yên: Niềm vui chưa trọn (02/06/2006)

“Giá vải sớm năm nay khởi đầu cao hơn hẳn mọi năm và khá ổn định”, nói với chúng tôi như thế nhưng gương mặt anh Nguyễn Văn Cường, thôn Cả Am, xã Phúc Hòa (Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) không có biểu hiện vui mừng, hồ hởi. Vì sao vậy? Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có 1.900 ha vải thiều trong đó có 700 ha là vải sớm. Chưa chiếm tới 1/3 tổng diện tích nhưng giá vải sớm vài năm nay đều cao gấp 2-3 lần so với vải chính vụ nên nguồn thu nhập từ vải sớm ở Tân Yên không hề nhỏ. Diện tích vải sớm tập trung nhiều nhất tại xã Phúc Hòa và nằm rải rác ở các xã khác như Liên Sơn, Cao Thượng, An Dương, Ngọc Châu… Những ngày cuối tháng 5, khi chúng tôi về Tân Yên, nông dân đang tập trung thu hoạch vải. Tại trung tâm thị trấn Cao Thượng, nhiều điểm cân đã được đặt sẳn để đón hàng từ các xã lân cận chuyển về. Nhưng nơi tập trung đông nhất những điểm thu mua vải phải kể đến những khu vực thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa. Trên trục đường Cao Thượng – Tân Sỏi chạy qua địa bàn xã, người và xe qua lại liên tục. Hơn hai mươi xe tải lớn nhỏ tập trung tại đây chờ gom đủ chuyến hàng. Vải được đưa về từ xã Phúc Hòa, từ Liên Sơn, Cao Thượng và nhiều địa điểm khác. Giá vải thiều sớm thu hoạch đợt đầu tiên (từ mùng 8 đến 10/5) tới 14.000 đồng/kg. Sau đó giảm dần và giữ được ổn định liên tục trong một tuần gần đây mức 8.500-9.000 đồng. Trong khi đó, giá đầu vụ của năm ngoái chỉ ở mức 7.000 đồng/kg. Việc tiêu thụ vải sớm năm nay tương đối thuận lợi bởi lượng vải không lớn, nhiều người thu mua. Huyện và xã đã xây dựng được 2 bãi đỗ xe và vận dụng những sân kho, sân vận động cho xe tập kết hàng, hạn chế tình trạng ách tắc giao thông. Với giá bán cao hơn hẳn năm trước, ngay từ những ngày thu hoạch đầu tiên, nhiều gia đình ở Tân Yên đã thu vài chục triệu đồng. Gia đình anh Nguyễn Thế Truyền ( thôn Trấn Sơn, xã Liên Sơn) là một ví dụ. Với 1.300 cây vải sớm, sản lượng vải vụ này của gia đình anh đạt khoảng 25-28 tấn. Đến nay anh đã thu hoạch được 5 tấn với giá thấp nhất là 9.000 đồng/kg. Điểm đáng nói là 2 năm trước, anh đã ghép mắt giống vải cực sớm của Quảng Ninh và Thanh Hà trên gốc của 500 cây vải sớm Phúc Hòa. Số lượng vải này dược thu hoạch trước đây nữa tháng bán với giá 12-14.000 đồng/kg. Ngay kế bên nhà anh Truyền, vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Hoàng cũng có một vườn vải đẹp, quả sai và thu được trên 2 tấn quả bán với giá cao. Tuy nhiên, niềm vui vải thiều “được giá” không chia đều cho người trồng vải ở Tân Yên. Là nơi có sản lượng vải lớn nhất huyện nhưng tại xã Phúc Hòa cũng xảy ra tình trạng mất mùa cục bộ. Đến các thôn Quất Du, Lân Thịnh, Cả Am (Phúc Hòa), chúng tôi đều nhìn thấy nhiều khu vườn sai quả nhưng vườn kế bên lại không có quả vải nào. Hoặc ngay trong vườn vải cũng có tình trạng khu được, khu mất. Như gia đình bà Nguyễn Thị Bộ, thôn Lân Thịnh năm ngoái thu 12 tấn thì năm nay chỉ được chừng 5 tấn. Hoặc như gia đình anh Nguyễn Văn Cường, thôn Cả Am năm ngoái thu được hơn 3 tấn quả thế nhưng năm nay gom nhặt cả vườn cũng chỉ được gần 1 tấn, dù bán với giá cao 8-9.000 đồng/kg thì mức thu cũng giảm 4-5 triệu đồng so với vụ trước. Tại xã Liên Sơn, Cao Thượng cũng chỉ có một số gia đình có vải bán còn các xã Ngọc Châu, An Dương, Quang Tiến thì “mất trắng”. Sản lượng vải sớm của Tân Yên năm nay chưa đạt tới 3.000 tấn, giảm 5-600 tấn so với năm 2005. Tìm hiểu vì sao năm nay nhiều gia đình trồng vải sớm bị “mất mùa riêng”, chúng tôi được biết do điều kiện chăm sóc khác nhau nên vải thiều sớm ra hoa không đồng loạt. Có một số diện tích ra hoa cái trùng vào thời điểm có mưa axít nên hoa bị rụng. Cũng có một diện tích khác đã đậu quả nhưng bị sâu bệnh hại và phòng trừ không hiệu quả nên không cho thu hoạch. Có rất nhiều ý kiến của người trồng vải ở Tân Yên phản ánh với chúng tôi nghi ngờ rằng bà con đã mua phải thuốc trừ sâu giả bởi họ phun nhiều đợt mà vẫn không cứu được những vườn vải. Theo bà Nguyễn Thị Bộ, thôn Lân Thịnh thì “Mọi năm tôi chỉ phun 2-3 lần một vụ là hết sâu bệnh nhưng năm nay phun nhiều hơn mà sâu không chết. Tôi thực sự không rõ là sâu kháng thuốc hay mình mua phải thuốc giả. Nếu không có sự chỉ dẫn cụ thể của cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật, rất có thể năm sau chúng tôi lại mất mùa vải do sâu bệnh”.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Thu hoạch vải sớm ở Tân Yên: Niềm vui chưa trọn (02/06/2006)

“Giá vải sớm năm nay khởi đầu cao hơn hẳn mọi năm và khá ổn định”, nói với chúng tôi như thế nhưng gương mặt anh Nguyễn Văn Cường, thôn Cả Am, xã Phúc Hòa (Tân Yên, tỉnh Bắc Giang) không có biểu hiện vui mừng, hồ hởi. Vì sao vậy? Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có 1.900 ha vải thiều trong đó có 700 ha là vải sớm. Chưa chiếm tới 1/3 tổng diện tích nhưng giá vải sớm vài năm nay đều cao gấp 2-3 lần so với vải chính vụ nên nguồn thu nhập từ vải sớm ở Tân Yên không hề nhỏ. Diện tích vải sớm tập trung nhiều nhất tại xã Phúc Hòa và nằm rải rác ở các xã khác như Liên Sơn, Cao Thượng, An Dương, Ngọc Châu… Những ngày cuối tháng 5, khi chúng tôi về Tân Yên, nông dân đang tập trung thu hoạch vải. Tại trung tâm thị trấn Cao Thượng, nhiều điểm cân đã được đặt sẳn để đón hàng từ các xã lân cận chuyển về. Nhưng nơi tập trung đông nhất những điểm thu mua vải phải kể đến những khu vực thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa. Trên trục đường Cao Thượng – Tân Sỏi chạy qua địa bàn xã, người và xe qua lại liên tục. Hơn hai mươi xe tải lớn nhỏ tập trung tại đây chờ gom đủ chuyến hàng. Vải được đưa về từ xã Phúc Hòa, từ Liên Sơn, Cao Thượng và nhiều địa điểm khác. Giá vải thiều sớm thu hoạch đợt đầu tiên (từ mùng 8 đến 10/5) tới 14.000 đồng/kg. Sau đó giảm dần và giữ được ổn định liên tục trong một tuần gần đây mức 8.500-9.000 đồng. Trong khi đó, giá đầu vụ của năm ngoái chỉ ở mức 7.000 đồng/kg. Việc tiêu thụ vải sớm năm nay tương đối thuận lợi bởi lượng vải không lớn, nhiều người thu mua. Huyện và xã đã xây dựng được 2 bãi đỗ xe và vận dụng những sân kho, sân vận động cho xe tập kết hàng, hạn chế tình trạng ách tắc giao thông. Với giá bán cao hơn hẳn năm trước, ngay từ những ngày thu hoạch đầu tiên, nhiều gia đình ở Tân Yên đã thu vài chục triệu đồng. Gia đình anh Nguyễn Thế Truyền ( thôn Trấn Sơn, xã Liên Sơn) là một ví dụ. Với 1.300 cây vải sớm, sản lượng vải vụ này của gia đình anh đạt khoảng 25-28 tấn. Đến nay anh đã thu hoạch được 5 tấn với giá thấp nhất là 9.000 đồng/kg. Điểm đáng nói là 2 năm trước, anh đã ghép mắt giống vải cực sớm của Quảng Ninh và Thanh Hà trên gốc của 500 cây vải sớm Phúc Hòa. Số lượng vải này dược thu hoạch trước đây nữa tháng bán với giá 12-14.000 đồng/kg. Ngay kế bên nhà anh Truyền, vợ chồng anh Nguyễn Mạnh Hoàng cũng có một vườn vải đẹp, quả sai và thu được trên 2 tấn quả bán với giá cao. Tuy nhiên, niềm vui vải thiều “được giá” không chia đều cho người trồng vải ở Tân Yên. Là nơi có sản lượng vải lớn nhất huyện nhưng tại xã Phúc Hòa cũng xảy ra tình trạng mất mùa cục bộ. Đến các thôn Quất Du, Lân Thịnh, Cả Am (Phúc Hòa), chúng tôi đều nhìn thấy nhiều khu vườn sai quả nhưng vườn kế bên lại không có quả vải nào. Hoặc ngay trong vườn vải cũng có tình trạng khu được, khu mất. Như gia đình bà Nguyễn Thị Bộ, thôn Lân Thịnh năm ngoái thu 12 tấn thì năm nay chỉ được chừng 5 tấn. Hoặc như gia đình anh Nguyễn Văn Cường, thôn Cả Am năm ngoái thu được hơn 3 tấn quả thế nhưng năm nay gom nhặt cả vườn cũng chỉ được gần 1 tấn, dù bán với giá cao 8-9.000 đồng/kg thì mức thu cũng giảm 4-5 triệu đồng so với vụ trước. Tại xã Liên Sơn, Cao Thượng cũng chỉ có một số gia đình có vải bán còn các xã Ngọc Châu, An Dương, Quang Tiến thì “mất trắng”. Sản lượng vải sớm của Tân Yên năm nay chưa đạt tới 3.000 tấn, giảm 5-600 tấn so với năm 2005. Tìm hiểu vì sao năm nay nhiều gia đình trồng vải sớm bị “mất mùa riêng”, chúng tôi được biết do điều kiện chăm sóc khác nhau nên vải thiều sớm ra hoa không đồng loạt. Có một số diện tích ra hoa cái trùng vào thời điểm có mưa axít nên hoa bị rụng. Cũng có một diện tích khác đã đậu quả nhưng bị sâu bệnh hại và phòng trừ không hiệu quả nên không cho thu hoạch. Có rất nhiều ý kiến của người trồng vải ở Tân Yên phản ánh với chúng tôi nghi ngờ rằng bà con đã mua phải thuốc trừ sâu giả bởi họ phun nhiều đợt mà vẫn không cứu được những vườn vải. Theo bà Nguyễn Thị Bộ, thôn Lân Thịnh thì “Mọi năm tôi chỉ phun 2-3 lần một vụ là hết sâu bệnh nhưng năm nay phun nhiều hơn mà sâu không chết. Tôi thực sự không rõ là sâu kháng thuốc hay mình mua phải thuốc giả. Nếu không có sự chỉ dẫn cụ thể của cơ quan khuyến nông, bảo vệ thực vật, rất có thể năm sau chúng tôi lại mất mùa vải do sâu bệnh”.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC