Thêm 2 giống ớt nội cao sản (31/05/2006)

Trên cơ sở nghiên cứu, chọn lọc từ các dòng ớt thuần trong nước và ớt lai nhập nội của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á, các cán bộ khoa học Bộ môn Rau gia vị (Viện Nghiên cứu Rau quả) đã lai tạo, trồng thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất 2 giống ớt mới HB9 và HB14. Đây là 2 giống ớt lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là có độ cay phù hợp với sản xuất ớt thương phẩm xuất khẩu và chế biến, phù hợp với yêu cầu thực tại của sản xuất tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ. Cả 2 giống HB9 và HB14 đều sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 60-70 cm, tán lá gọn, màu xanh đậm. Thời gian sinh trưởng 160-170 ngày, từ trồng đến thu quả lứa đầu khoảng 85-90 ngày, chín rất tập chung nên thuận tiện cho thu hái và bố chí thâm canh, xen canh gối vụ với các cây trồng khác. Quả dài 14-17 cm, thẳng và đều, trọng lượng trung bình đạt 15g, vỏ nhẵn bóng, thịt dày, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp. Các giống này đều sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ từ 18-34ºC. Khả năng kháng các bệnh trên cây ớt như thán thư, héo rũ và xoăn lá do vi rút rất tốt. Ths.Trần Ngọc Hùng, cho biết: 2 giống HB9 và HB14 được Hội đồng KHCN (Bộ NN-PTNT) công nhận là giống tạm thời và cho phép khu vực hóa từ tháng 4 năm 2004. Trong 2 năm qua các giống này đã được trồng khảo nghiệm rộng và xây dựng các mô hình thâm canh ở cả 2 vụ thu đông và đông xuân trên nhiều địa phương vùng ĐBSH như Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định,Thái Bình... đạt kết quả rất tốt, năng suất trung bình đạt trên 20 tấn/ha, nhiều nơi do thâm canh tốt đã đạt từ 30-35 tấn/ha, sản phẩm dễ tiêu thụ, đạt hiệu quả kinh tế cao, được bà con nông dân hồ hởi đón nhận. Hiện tại Viện Nghiên cứu Rau quả đã SX hạt giống và cung cấp cho bà con theo yêu cầu với giá khoảng trên 2 triệu đồng/kg (35% so với giá hạt giống nhập nội) là ưu điểm nổi bật của 2 giống này nên được nông dân hồ hởi đón nhận. Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả, để có thể đạt năng suất cao ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho trồng ớt thông thường, bà con nông dân cần chú ý thêm một số yêu cầu kỹ thuật sau: – Thời vụ gieo trồng: Các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH có thể gieo trồng được 2 vụ/năm: Vụ thu đông gieo hạt cuối tháng 7, đầu tháng 8, trồng đầu tháng 9, thu hoạch tháng 11,12. Vụ xuân hè gieo hạt cuối tháng 11, đầu tháng 12, trồng đầu tháng 2, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6. Nên gieo ươm cây giống bằng khay nhựa hoặc vỉ xốp có sử dụng giá thể vừa tiết kiệm chi phí, tăng cường chất lượng cây giống, chủ động thời vụ và rút ngắn thời gian gieo trồng. – Làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,4m, cao 30-35 cm. Trên luống trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm (mật độ 30.000-32.000 cây/ha – 1000 cây/sào Bắc bộ). – Lượng phân dùng cho một sào Bắc bộ là: 700-800kg + 15kg urê + 34kg supe lân + 15kg sunphát kali + 30kg vôi bột (nếu là đất chua và bón trước khi làm đất). Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 50% lân + vôi bột + 20% đạm. Bón thúc đợt 1 (10% đạm) khi cây hồi xanh. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày. – Gieo hạt giống trên luống, hoặc gieo hạt vào các khay xốp trong nhà ươm có mái che để thuận tiện cho việc chăm sóc và tránh được điều kiện bất thuận của thời tiết cho đến khi cây có 3-4 lá thật thì đem ra trồng. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp loại 1,2m (2 cuộn / 1.000 m2) nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, tiết kiệm phân bón, giữ ẩm cho cây tăng năng suất ớt quả, giảm được chi phí vật tư, đặc biệt là thuốc BVTV và nhân công. – Vì là giống lai F1, bà con không nên tự để giống cho vụ sau dễ bị phân ly làm giảm năng suất và chất lượng quả. Bà con có thể liên hệ mua giống và được tư vấn thêm về kỹ thuật tại Viện Nghiên cứu Rau quả, địa chỉ: Thị trấn Trâu Quì-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT: 04.8276314 Quy trình sử dụng phân bón Đầu Trâu cho cây ớt ở các tỉnh phía Bắc (Đơn vị: kg/sào 360m2): - Bón lót khi trồng: Phân chuồng 300-500kg. Vôi: 20-40 kg. Vôi bón trước khi làm đất, phân chuồng bón theo hàng hoặc theo hốc khi trồng. - Tưới nhử sau trồng 4 - 5 ngày: 3kg NPK 13-13-13+TE. Hòa 30-50 gam phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu trong 15-20 lít nước sau đó tưới đều vào vùng rễ cây. - Bón thúc 1 (7-10 ngày sau trồng): 8-10kg NPK 13-13-13+TE. Bón cách gốc 7-10cm, kết hợp tỉa cây xới đất phá váng và vùi lấp phân. - Bón thúc lần 2 khi chuẩn bị ra hoa (30 ngày sau trồng): 8 - 10 kg NPK 13-13-13+TE, kết hợp làm cỏ, xới vun. - Tưới thúc ở thời kỳ thu hoặch: 3-4 kg NPK 13-13-13+TE/sào, định kỳ 5-7 ngày/lần. Hòa 30-50 gam phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu trong 15-20 lít nước sau đó tưới đều vào vùng rễ cây. - Bón thúc lần 3 (120-130 ngày): 8-10kg NPK 13-13-13+TE. Bón vào rãnh giữa hai hàng trên luống. Phun phân bón lá Đầu Trâu 502 từ khi trồng đến khi cây bắt đầu ra hoa, Đầu Trâu 902 ở thời kỳ thu hoặch, định kỳ 7-10 ngày/lần.

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Thêm 2 giống ớt nội cao sản (31/05/2006)

Trên cơ sở nghiên cứu, chọn lọc từ các dòng ớt thuần trong nước và ớt lai nhập nội của Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á, các cán bộ khoa học Bộ môn Rau gia vị (Viện Nghiên cứu Rau quả) đã lai tạo, trồng thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất 2 giống ớt mới HB9 và HB14. Đây là 2 giống ớt lai F1 cho năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, đặc biệt là có độ cay phù hợp với sản xuất ớt thương phẩm xuất khẩu và chế biến, phù hợp với yêu cầu thực tại của sản xuất tại các tỉnh vùng đồng bằng Bắc bộ. Cả 2 giống HB9 và HB14 đều sinh trưởng khỏe, có khả năng phân nhánh mạnh, cây cao trung bình 60-70 cm, tán lá gọn, màu xanh đậm. Thời gian sinh trưởng 160-170 ngày, từ trồng đến thu quả lứa đầu khoảng 85-90 ngày, chín rất tập chung nên thuận tiện cho thu hái và bố chí thâm canh, xen canh gối vụ với các cây trồng khác. Quả dài 14-17 cm, thẳng và đều, trọng lượng trung bình đạt 15g, vỏ nhẵn bóng, thịt dày, khi chín có màu đỏ tươi rất đẹp. Các giống này đều sinh trưởng, ra hoa đậu quả tốt ở nhiệt độ từ 18-34ºC. Khả năng kháng các bệnh trên cây ớt như thán thư, héo rũ và xoăn lá do vi rút rất tốt. Ths.Trần Ngọc Hùng, cho biết: 2 giống HB9 và HB14 được Hội đồng KHCN (Bộ NN-PTNT) công nhận là giống tạm thời và cho phép khu vực hóa từ tháng 4 năm 2004. Trong 2 năm qua các giống này đã được trồng khảo nghiệm rộng và xây dựng các mô hình thâm canh ở cả 2 vụ thu đông và đông xuân trên nhiều địa phương vùng ĐBSH như Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Giang, Hải Dương, Nam Định,Thái Bình... đạt kết quả rất tốt, năng suất trung bình đạt trên 20 tấn/ha, nhiều nơi do thâm canh tốt đã đạt từ 30-35 tấn/ha, sản phẩm dễ tiêu thụ, đạt hiệu quả kinh tế cao, được bà con nông dân hồ hởi đón nhận. Hiện tại Viện Nghiên cứu Rau quả đã SX hạt giống và cung cấp cho bà con theo yêu cầu với giá khoảng trên 2 triệu đồng/kg (35% so với giá hạt giống nhập nội) là ưu điểm nổi bật của 2 giống này nên được nông dân hồ hởi đón nhận. Theo khuyến cáo của Viện Nghiên cứu Rau quả, để có thể đạt năng suất cao ngoài việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho trồng ớt thông thường, bà con nông dân cần chú ý thêm một số yêu cầu kỹ thuật sau: – Thời vụ gieo trồng: Các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là vùng ĐBSH có thể gieo trồng được 2 vụ/năm: Vụ thu đông gieo hạt cuối tháng 7, đầu tháng 8, trồng đầu tháng 9, thu hoạch tháng 11,12. Vụ xuân hè gieo hạt cuối tháng 11, đầu tháng 12, trồng đầu tháng 2, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6. Nên gieo ươm cây giống bằng khay nhựa hoặc vỉ xốp có sử dụng giá thể vừa tiết kiệm chi phí, tăng cường chất lượng cây giống, chủ động thời vụ và rút ngắn thời gian gieo trồng. – Làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,4m, cao 30-35 cm. Trên luống trồng 2 hàng với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 50cm (mật độ 30.000-32.000 cây/ha – 1000 cây/sào Bắc bộ). – Lượng phân dùng cho một sào Bắc bộ là: 700-800kg + 15kg urê + 34kg supe lân + 15kg sunphát kali + 30kg vôi bột (nếu là đất chua và bón trước khi làm đất). Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 50% lân + vôi bột + 20% đạm. Bón thúc đợt 1 (10% đạm) khi cây hồi xanh. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 4 lần, mỗi lần cách nhau 20 ngày. – Gieo hạt giống trên luống, hoặc gieo hạt vào các khay xốp trong nhà ươm có mái che để thuận tiện cho việc chăm sóc và tránh được điều kiện bất thuận của thời tiết cho đến khi cây có 3-4 lá thật thì đem ra trồng. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp loại 1,2m (2 cuộn / 1.000 m2) nhằm hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, tiết kiệm phân bón, giữ ẩm cho cây tăng năng suất ớt quả, giảm được chi phí vật tư, đặc biệt là thuốc BVTV và nhân công. – Vì là giống lai F1, bà con không nên tự để giống cho vụ sau dễ bị phân ly làm giảm năng suất và chất lượng quả. Bà con có thể liên hệ mua giống và được tư vấn thêm về kỹ thuật tại Viện Nghiên cứu Rau quả, địa chỉ: Thị trấn Trâu Quì-Gia Lâm-Hà Nội, ĐT: 04.8276314 Quy trình sử dụng phân bón Đầu Trâu cho cây ớt ở các tỉnh phía Bắc (Đơn vị: kg/sào 360m2): - Bón lót khi trồng: Phân chuồng 300-500kg. Vôi: 20-40 kg. Vôi bón trước khi làm đất, phân chuồng bón theo hàng hoặc theo hốc khi trồng. - Tưới nhử sau trồng 4 - 5 ngày: 3kg NPK 13-13-13+TE. Hòa 30-50 gam phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu trong 15-20 lít nước sau đó tưới đều vào vùng rễ cây. - Bón thúc 1 (7-10 ngày sau trồng): 8-10kg NPK 13-13-13+TE. Bón cách gốc 7-10cm, kết hợp tỉa cây xới đất phá váng và vùi lấp phân. - Bón thúc lần 2 khi chuẩn bị ra hoa (30 ngày sau trồng): 8 - 10 kg NPK 13-13-13+TE, kết hợp làm cỏ, xới vun. - Tưới thúc ở thời kỳ thu hoặch: 3-4 kg NPK 13-13-13+TE/sào, định kỳ 5-7 ngày/lần. Hòa 30-50 gam phân NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu trong 15-20 lít nước sau đó tưới đều vào vùng rễ cây. - Bón thúc lần 3 (120-130 ngày): 8-10kg NPK 13-13-13+TE. Bón vào rãnh giữa hai hàng trên luống. Phun phân bón lá Đầu Trâu 502 từ khi trồng đến khi cây bắt đầu ra hoa, Đầu Trâu 902 ở thời kỳ thu hoặch, định kỳ 7-10 ngày/lần.
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC