Phân bón kém chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

Vấn đề phân bón kém chất lượng đã được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh trong báo cáo của cơ quan này ngày 7-1. Báo cáo dẫn kết quả kiểm tra phân bón tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình gần đây cho thấy có đến 66 trong tổng số 117 mẫu phân bón (gồm 86 mẫu phân bón gốc và 31 mẫu phân bón lá) không đạt, chiếm 56,4%; trong đó có 46 mẫu phân bón gốc và 20 mẫu phân bón lá.

Ngoài ra, tại 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình và Ninh Bình, đoàn của Cục Trồng trọt đã kiểm tra ở 32 đại lý/cửa hàng, kết quả cho thấy có 43/125 mẫu (chiếm 34,4%) không đạt một hoặc một số chỉ tiêu chất lượng.

Theo một nghiên cứu về chính sách quản lý phân bón của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và bán trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau.

Theo Ipsard, vào những năm 80 của thế kỷ 20 số lượng các chủng loại phân bón trên cả nước chỉ có khoảng 10 loại nhưng nay con số đó tăng gấp 500 lần. Như vậy, trung bình mỗi năm cả nước có hàng trăm sản phẩm phân bón mới đã ra đời.

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau nên góp phần gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn ở mức trên 50% số mẫu được kiểm tra trong những năm qua.

Trong nghiên cứu nói trên, ông Lê Đức Thịnh và bà Lê Thị Phi Vân, hai chuyên gia về nghiên cứu phân bón của Ipsard đã dẫn ra 32 văn bản pháp luật về hàng giả, bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…. nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất.

Vì thế, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón trong đó đưa ra những tiêu chí về sản xuất, kinh doanh phân bón. Nghị định có hiệu lực từ ngày1-2-2014.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn online

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Phân bón kém chất lượng vẫn chiếm tỷ lệ cao

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

Vấn đề phân bón kém chất lượng đã được Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhấn mạnh trong báo cáo của cơ quan này ngày 7-1. Báo cáo dẫn kết quả kiểm tra phân bón tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Ninh Bình gần đây cho thấy có đến 66 trong tổng số 117 mẫu phân bón (gồm 86 mẫu phân bón gốc và 31 mẫu phân bón lá) không đạt, chiếm 56,4%; trong đó có 46 mẫu phân bón gốc và 20 mẫu phân bón lá.

Ngoài ra, tại 6 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Bình và Ninh Bình, đoàn của Cục Trồng trọt đã kiểm tra ở 32 đại lý/cửa hàng, kết quả cho thấy có 43/125 mẫu (chiếm 34,4%) không đạt một hoặc một số chỉ tiêu chất lượng.

Theo một nghiên cứu về chính sách quản lý phân bón của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), hiện mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sử dụng và bán trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau.

Theo Ipsard, vào những năm 80 của thế kỷ 20 số lượng các chủng loại phân bón trên cả nước chỉ có khoảng 10 loại nhưng nay con số đó tăng gấp 500 lần. Như vậy, trung bình mỗi năm cả nước có hàng trăm sản phẩm phân bón mới đã ra đời.

Bên cạnh đó, một phần nguyên nhân là do hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau nên góp phần gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn ở mức trên 50% số mẫu được kiểm tra trong những năm qua.

Trong nghiên cứu nói trên, ông Lê Đức Thịnh và bà Lê Thị Phi Vân, hai chuyên gia về nghiên cứu phân bón của Ipsard đã dẫn ra 32 văn bản pháp luật về hàng giả, bao gồm luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư…. nhưng vẫn thiếu đồng bộ, chưa thống nhất.

Vì thế, mới đây Chính phủ đã ban hành Nghị định số 202/2013/NĐ - CP về quản lý phân bón trong đó đưa ra những tiêu chí về sản xuất, kinh doanh phân bón. Nghị định có hiệu lực từ ngày1-2-2014.

Thời báo Kinh tế Sài Gòn online
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC