Phân bón giả, nỗi lo thật

Chưa bao giờ thị trường phân bón Việt Nam lại khiến nhà nông bất an như hiện nay khi các loại phân bón, từ phân bón gốc cho đến phân bón lá, đều “thật giả bất minh”. Trong khi đó, ngành quản lý thị trường cũng đành “bó tay” vì không thể kiểm soát nổi.

50% số mẫu kém chất lượng

Gia đình anh Nguyễn Văn Châu ở xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) có gần 8 ha đất nông nghiệp, mỗi năm dùng khoảng 10 tấn phân hóa học để canh tác. Dù đã trang bị kỹ những kiến thức phân biệt phân bón giả, kém chất lượng nhưng anh Châu cũng đành chịu thua trước “ma trận” phân bón hiện nay. Vụ đông xuân vừa qua, anh bị thiệt hại nặng vì mua phải phân bón NPK rởm. “Nguyên nhân là do mình tin theo lời quảng cáo của đại lý khi bỏ thương hiệu truyền thống chuyển sang dùng thương hiệu mới. Chỉ sau khi bón phân, cây héo, năng suất giảm, tôi mới phát hiện ra thì mọi chuyện đã muộn”, anh Châu than thở.

Trên thị trường hiện có hàng trăm sản phẩm phân bón khiến nhà quản lý cũng “tơ vò trăm mối” chứ chưa nói đến nhà nông. Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sản xuất và bán ra trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau. Trung bình mỗi năm, cả nước có hàng chục sản phẩm phân bón mới ra đời. Chẳng hạn, chỉ tính riêng phân NPK 20-20-15 sơ bộ đã có đến hàng trăm công ty sản xuất. Còn tại hệ thống phân phối phân bón đang phổ biến tình trạng các đại lý thích bán hàng giá rẻ để kiếm lợi nhuận cao, không trung thành với bất cứ công ty nào; giá cả và chủng loại phân bón cũng thay đổi liên tục.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) qua đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong sản xuất kinh doanh phân bón mới đây, cho thấy: Có đến 50% số mẫu chất lượng kém cả về yếu tố vi lượng và đa lượng. Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường, tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng ở từ các đại lý buôn bán nhỏ lẻ đến những tổ chức, doanh nghiệp lớn; cá biệt có cả doanh nghiệp nhà nước. Các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp như An Giang, Thái Bình, Cần Thơ… tràn lan tình trạng phân bón nhập lậu, phân bón giả, phân bón kém chất lượng; nghiêm trọng hơn còn có sự cấu kết, diễn ra liên tỉnh, liên địa bàn, thậm chí nhập lậu từ nước ngoài vào trong nước.

Phải đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, theo quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý việc sản xuất kinh doanh phân vô cơ; còn việc sản xuất, phân phối phân hữu cơ thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Riêng đối với các loại phân vi sinh thì chưa quy định rõ ràng dẫn tới kẽ hở trong công tác quản lý. Mặc dù là lực lượng chủ yếu trong kiểm tra, kiểm soát nhưng tại nhiều địa phương, chi cục quản lý thị trường vẫn còn lúng túng với những quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Ngoài ra, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón có nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau. Đây chính là lí do góp phần làm gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng trên thị trường.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, ngành chức năng cần có sự điều chỉnh lại theo hướng quy định phân bón là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối… phải có cơ sở vật chất, thiết bị, có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc sản xuất, có các điều kiện cần thiết về kho tàng, bảo quản. Song song đó, hệ thống văn bản pháp quy làm căn cứ để quản lý, kinh doanh phân bón phải được xem xét ban hành sao cho sát với thực tiễn, trong đó chú trọng các biện pháp chế tài cần đủ mạnh để răn đe.

“Việc sử dụng phân bón kém chất lượng mỗi năm gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp hơn 800 triệu USD. Hiện Cục đã chỉ đạo chi cục quản lý thị trường các tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn theo quy định, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng từ ngày 20/3 - 20/5. Chúng tôi cũng sẽ chú trọng tuyên truyền tới nông dân về tác hại của việc sử dụng phân bón giả, cũng như phải tỉnh táo trước các thông tin quảng cáo hấp dẫn của người bán hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh mua phải phân bón kém chất lượng, phân bón giả”, ông Lam cho biết.

Theo  baotintuc.vn

Bảng giá nông sản

Hạt mắc ca70.000
Ca cao180.000
Cao su148.000
Gạo IR 50412.500
Cà phê125.600
Bơ sáp25.000
Sầu riêng Ri đẹp65.000
Điều40.000
Hồ tiêu119.000

[Xem tiếp]

Hỏi đáp

Bình Điền giải đáp các câu hỏi về việc sử dụng phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho nhà nông.

Đặt câu hỏiXem câu hỏi

 

Tỷ giá Ngoại tệ

 


Top

TẢI ỨNG DỤNG CANH TÁC THÔNG MINH TẠI ĐÂY

Phân bón giả, nỗi lo thật

Chưa bao giờ thị trường phân bón Việt Nam lại khiến nhà nông bất an như hiện nay khi các loại phân bón, từ phân bón gốc cho đến phân bón lá, đều “thật giả bất minh”. Trong khi đó, ngành quản lý thị trường cũng đành “bó tay” vì không thể kiểm soát nổi.

50% số mẫu kém chất lượng

Gia đình anh Nguyễn Văn Châu ở xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) có gần 8 ha đất nông nghiệp, mỗi năm dùng khoảng 10 tấn phân hóa học để canh tác. Dù đã trang bị kỹ những kiến thức phân biệt phân bón giả, kém chất lượng nhưng anh Châu cũng đành chịu thua trước “ma trận” phân bón hiện nay. Vụ đông xuân vừa qua, anh bị thiệt hại nặng vì mua phải phân bón NPK rởm. “Nguyên nhân là do mình tin theo lời quảng cáo của đại lý khi bỏ thương hiệu truyền thống chuyển sang dùng thương hiệu mới. Chỉ sau khi bón phân, cây héo, năng suất giảm, tôi mới phát hiện ra thì mọi chuyện đã muộn”, anh Châu than thở.

Trên thị trường hiện có hàng trăm sản phẩm phân bón khiến nhà quản lý cũng “tơ vò trăm mối” chứ chưa nói đến nhà nông. Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 10 triệu tấn phân bón và số chủng loại phân bón được các doanh nghiệp đăng ký sản xuất và bán ra trên thị trường khoảng 5.000 sản phẩm khác nhau. Trung bình mỗi năm, cả nước có hàng chục sản phẩm phân bón mới ra đời. Chẳng hạn, chỉ tính riêng phân NPK 20-20-15 sơ bộ đã có đến hàng trăm công ty sản xuất. Còn tại hệ thống phân phối phân bón đang phổ biến tình trạng các đại lý thích bán hàng giá rẻ để kiếm lợi nhuận cao, không trung thành với bất cứ công ty nào; giá cả và chủng loại phân bón cũng thay đổi liên tục.

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) qua đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong sản xuất kinh doanh phân bón mới đây, cho thấy: Có đến 50% số mẫu chất lượng kém cả về yếu tố vi lượng và đa lượng. Theo nhận định của Cục Quản lý thị trường, tình trạng vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng ở từ các đại lý buôn bán nhỏ lẻ đến những tổ chức, doanh nghiệp lớn; cá biệt có cả doanh nghiệp nhà nước. Các tỉnh trọng điểm về nông nghiệp như An Giang, Thái Bình, Cần Thơ… tràn lan tình trạng phân bón nhập lậu, phân bón giả, phân bón kém chất lượng; nghiêm trọng hơn còn có sự cấu kết, diễn ra liên tỉnh, liên địa bàn, thậm chí nhập lậu từ nước ngoài vào trong nước.

Phải đưa vào diện kinh doanh có điều kiện

Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, theo quy định của Chính phủ, Bộ Công Thương có trách nhiệm quản lý việc sản xuất kinh doanh phân vô cơ; còn việc sản xuất, phân phối phân hữu cơ thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Riêng đối với các loại phân vi sinh thì chưa quy định rõ ràng dẫn tới kẽ hở trong công tác quản lý. Mặc dù là lực lượng chủ yếu trong kiểm tra, kiểm soát nhưng tại nhiều địa phương, chi cục quản lý thị trường vẫn còn lúng túng với những quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón. Ngoài ra, hệ thống văn bản quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh phân bón có nhiều nhưng lại chồng chéo, cản trở lẫn nhau. Đây chính là lí do góp phần làm gia tăng tỷ lệ phân bón kém chất lượng trên thị trường.

Trong khi đó, ông Lê Quốc Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội phân bón Việt Nam cho rằng, ngành chức năng cần có sự điều chỉnh lại theo hướng quy định phân bón là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo đó, những cơ sở sản xuất, doanh nghiệp phân phối… phải có cơ sở vật chất, thiết bị, có đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu cơ bản cho việc sản xuất, có các điều kiện cần thiết về kho tàng, bảo quản. Song song đó, hệ thống văn bản pháp quy làm căn cứ để quản lý, kinh doanh phân bón phải được xem xét ban hành sao cho sát với thực tiễn, trong đó chú trọng các biện pháp chế tài cần đủ mạnh để răn đe.

“Việc sử dụng phân bón kém chất lượng mỗi năm gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp hơn 800 triệu USD. Hiện Cục đã chỉ đạo chi cục quản lý thị trường các tỉnh tăng cường công tác quản lý địa bàn theo quy định, nắm chắc diễn biến tình hình thị trường; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát chống sản xuất kinh doanh phân bón giả, kém chất lượng từ ngày 20/3 - 20/5. Chúng tôi cũng sẽ chú trọng tuyên truyền tới nông dân về tác hại của việc sử dụng phân bón giả, cũng như phải tỉnh táo trước các thông tin quảng cáo hấp dẫn của người bán hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng để tránh mua phải phân bón kém chất lượng, phân bón giả”, ông Lam cho biết.

Theo  baotintuc.vn
Hotline 1900 6613 Chat với chúng tôi qua Messenger Chat với chúng tôi qua Zalo Fanpage Bình Điền BFC Kênh Youtube Bình Điền BFC